Điện Biên Phủ - Một chiến thắng chấn động địa cầu: Phần 01: Vị trí chiến lược Điện Biên Phủ
Vào thế kỷ thứ XVIII, dưới thời Chúa Trịnh, người dân cùng Hoàng Công Chất, tướng Khánh, tướng Ngãi (1) đứng lên chống lại quân Phẻ (2). Sau chiến thắng, để bảo vệ vùng đất này, Hoàng Công Chất (3) cùng nhân dân xây thành, đắp lũy trần giữ vùng đấy này, cũng từ đây, khu vực này gọi là Điện Biên Phủ (4) - Thủ phủ của một vùng biên cương bao la với 18 châu thuộc hai tỉnh Sơn La và Lai Châu. Trong giai đoạn thực dân Pháp xâm lược, bằng nhiều thủ đoạn khác nhau, đến năm 1888, thực dân Pháp chiến được vùng đất này, tiến hành xây dựng sân bay Mường Thanh. Vào những năm 1940, sân bay này đã có những bí mật liên lạc giữa các lực lượng đồng minh (5).
Vùng đất Điện Biên Phủ là thung lũng ở phía Tây vùng rừng nuóc Tây Bắc, có chiều dài 20 km, chiều rộng từ 6 đến 08 km. Tính từ khu vực này đến Hà Nội là 200 km, cách Luông Pha Bang (Lào) khoảng 190 km theo đường chim bay. Thung lũng nằm giữa biên giới Việt - Lào, trên ngã ba có nhiều tuyến giao thông quan trọng. Phía Tây Bắc nối với Lai Châu, phía Đông và Đông Nam nối với Tuần Giáo, Sơn La, Nà Sản, phía Tây thông với Luang Prabang (Lào), phía Nam thông với Sầm Nưa. Điện Biên Phủ nằm trên trục giao thông nối liền biên giới của Lào, Thái Lan, Miến Điện và Trung Quốc. Bên cạnh đó, với một khu vực thung lũng, Điện Biên Phủ còn là một cánh đồng rộng lớn, “lúa gạo của vùng này có thể nuôi sống 20.000, 25.000 người trong nhiều tháng”
Navarre và các tướng Pháp - Mỹ nhận thấy những ưu thế của địa điểm này. Đó là nằm giữa núi rừng Tây Bắc, rất xa khu căn cứ hậu phương của quân đội nhân dân Việt Nam. Địch cho rằng muốn đánh địa điểm này phải sử dụng lực lượng bộ đội khá lớn, phải tổ chức và duy trì những tuyến cung cấp rất dài trong một thời gian khá lâu. Họ còn cho rằng lực lượng của ta hoàn toàn không có khả năng giải quyết vấn đề chi viện cung cấp theo quy mô lớn, trong một thời gian dài như vậy. Bên cạnh đó, địch còn cho rằng quân ta sẽ gặp trở ngại và tổn thất rất lớn do máy bay của chúng có thể oanh tạc, có thể gây ra khó khăn, thậm chí là thiệt hại lớn đối với quân đội của Chính phù Việt Nam Dân chủ cộng hòa cho việc chuyển quân và tiếp tế của ta. Còn về vị trí với một thung lũng nằm giữa xung quanh đều có núi rừng bao bọc thì thung lũng này là một thung lũng khá rộng, đường giao thông từ Tuần Giáo đi vào là những đuogn72 nhỏ, quân ta chắc chắn không thể vận chuyển pháo binh vào gần được, lại càng không thể giải quyết vấn đề tiếp cận qua cánh đồng bằng phẳng để tiến công vào tập đoàn cứ điểm(6)
Navarre cho rằng Điện Biên Phủ là cứ điểm quan trọng vì là sự cần thiết của việc xây dựng một lực lượng để bảo vệ nước Lào. Đây là một nước mà bảo vệ là một trong những việc làm thường xuyên và bắt buộc trong giai đoạn 1952 - 1953 và sau khi Lào ký hiệp ước, chính phủ Lào gia nhập vào khối Liên hiệp Pháp, trong đó có điều kiện là nước Pháp cam kết có trách nhiệm bảo vệ Lào. Việc bảo vệ này có thể sử dụng phương pháp đánh cổ điển là “chiến tranh lũy” - còn lại là con nhím hay cụm cứ điểm (7) .
Luang Prabang hay Vietain là những những khu vực không mấy thuận lợi cho việc đặt cứ điểm. Luang Prabang nằm trong một cái lỗ bị đồn núi vây chặt từ mọi phía, việc tiến lại gần bằng máy bay đều rất khó khăn bất luận là thời gian nào trong năm. Đối với Vietain, việc phòng thủ trên bộ có vẻ dễ dàng hơn. Tuy vậy, sân bay của hai thành phố này đều không nằm trong phạm vi thuận lợi để gom chung một cứ điểm phòng thủ duy nhất, trừ khi phải đầu tư vào đó những phương tiện rất lớn.
Đối với Lai Châu, là kinh đô của người Thái, giờ đây nó đang đặt trước một sự uy hiếp nghiêm trọng. Sân bay thì nằm khuất trong thung lũng rất hẹp. Thời tiết ở đây không thích hợp cho việc máy bay hạ cánh. Do vậy, đây là không phải là địa điểm phù hợp tiến hành xây dựng căn cứ địa. Pháp buộc phải di chuyển xuống phía Tây Nam khoảng 90km - đó chính là Điện Biên Phủ.
Về vị trí, Điện Biên Phủ là bản lề của các trục đường nối liền các vùng biên giới Lào, Thái Lan, Miến Điện và Trung Quốc. So với Luang Prabang, Vietain, Nà Sản hay Lai Châu, Điện Biên Phủ rộng hơn nhiều, có thể mở sân bay một cách dễ dàng gấp 2 đến 3 lần. Ở nơi đây, việc các ngọn núi cao nằm cách sân bay từ 10 đến 12 km, sân bay được các căn cứ bọc quanh (8).
Pháp cho rằng có 02 con đường mà lực lượng Việt Minh có thể đi qua để giải phóng khu vực thượng Lào, thượng sông Mêkông:
Thứ nhất là từ Trung Quốc, đi qua Nậm Cúm và Lai Châu. Đây là tuyến đường sử dụng những con đường mòn rất xấu hoặc những thủy lộ không tốt với lưu lượng rất thấp.
Thứ hai là bắt nguồn từ biên giới Trung Quốc ở Lạng Sơn, Cao Bằng, vòng tránh vùng châu thổ qua Thái Nguyên, Tuyên Quang, Yên Bái. Theo một con đường phần lớn mới được khai thác, nó nối liến với đường số 41 gần Nà Sản và đến Tuần Giáo. Với việc viện trợ tập trung ở con đường này, người Pháp chỉ còn giải pháp chặn con đường này bằng một cứ điểm
Những quan điểm trên của tướng Navarre cho thấy sự tính toàn rất kỹ của ông việc việc xây dựng một tập toàn cứ điểm để tiến hành chống lại việc ta đưa quân sang để giải phóng khu vực thượng Lào và thượng sông Mekong.
Linh CK
--------------------
(1) [ Những vị tướng triều Lê quyết tâm giữ vững vùng đất này]
(2) [ Một giặc đến từ Vân Nam, Trung Quốc]
(3) [ Hoàng Công Chất (黃公質, 31 tháng 1 năm 1706 - 21 tháng 3 năm 1769), quê ở Nguyên Xá - Vũ Thư - Thái Bình, là thủ lĩnh một cuộc khởi nghĩa nông dân Đàng Ngoài lớn giữa thế kỷ 18, chống lại triều đình vua Lê chúa Trịnh trong suốt 30 năm.]
(4) [ Tên gọi Điện Biên do vua Thiệu Trị đặt năm 1841 từ châu Ninh Biên; Điện (奠) nghĩa là "kiến lập", Biên (邊) nghĩa là vùng biên giới, biên ải. Phủ Điện Biên (tức Điện Biên phủ) thời Thiệu Trị gồm 3 châu: Ninh Biên (do phủ kiêm lý, tức là tri phủ kiêm quản lý châu), Tuần Giáo và Lai Châu.]
(5) [ Theo tác giả Phạm Chí Nhân, trong tác phẩm “Đại đoàn 308 với chiến dịch Điện Biên Phủ”]
(6) [ Sđd, Võ Nguyên Giáp, 1979, Điện Biên Phủ (in lần thứ 6), Hà Nội: NXB Quân đội nhân dân - Trang 109].
(7) [ Sđd, Hồi ký Navarre - Trang 264 - 267]
(8) [ Sđd, Trần Ngọc Long, 2014. Từ tư tưởng “đánh chắc thắng” đến quyết định thay đổi phương châm tác chiến trong chiến dịch Điện Biên Phủ, chiến dịch Điện Biên Phủ (Những vấn đề lịch sử), tập 1. NXB Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh - Trang 272 - 278]
Lê Minh Hưng
Đặng Nhi
Nguyễn Kiều Tiên
Hôm nay là ngày kỉ niệm điện biên phủ 7/5 một kỉ niệm có ý nghĩa đối với nước ta
Lang thang