Điểm khác biệt trong xã hội và văn hoá của ba miền Nam, Trung, Bắc là gì?
điểm khác biệt
,xã hội
,văn hoá
,ba miền đất nước
,việt nam
,văn hóa
,xã hội
Mình sẽ cố gắng hết sức để trả lời câu hỏi này.
Đầu tiên mình muốn nói rằng đây chỉ là nhận xét chung về xã hội và văn hoá chứ không phải định kiến trên tất cả cá nhân. Với lại mình chỉ nói về văn hoá Việt Kinh thôi, còn dân tộc thiểu số mình không rành.
-------------------------------------------------------------------------------
Miền Bắc:
Xã hội và văn hoá Miền Bắc là một nơi giàu tình truyền thống, tình yêu nước, bản sắc dân tộc Việt Nam mãnh liệt nhất.
Xã hội Miền Bắc coi trọng thể diện, học thức, và truyền thống.
Miền Bắc có phần văn chương và quan tâm đến các vấn đề, sự kiện, và hệ thống của xã hội hơn. Miền Bắc cũng coi trọng việc học và thi cử, với một văn hoá hình thành qua việc chọn lọc bằng thi cử lâu đời, giáo dục được coi là quan trọng và điều đó đã tạo ra một tầng lớp trí thức lớn mạnh.
Miền Bắc cũng là trung tâm hành chính chính trị - xã hội lâu đời của cả nước và đa phần thủ đô VN được đặt xung quanh khu vực này. Miền Trung thì không nhiều bằng còn miền Nam thì...
Địa lý Miền Bắc xoay quanh dòng sông Hồng và các trung tâm thành thị và nông thôn cũng theo đó đi theo bờ sống. Đê sông, đê biển được xây dựng nhiều để sử dụng sông ngòi hiệu quả.
Khí hậu miền Bắc cho vùng bốn mùa: Xuân, Hạ, Thu, Đông. Và thể loại thực phẩm cũng đi theo quy luật này. Đó là lý do tại sao mỗi lần lên google hỏi cách trồng rau củ quả, thì sẽ có hai phần tách biệt cho miền Nam và miền Bắc.
Điều này tạo ra một văn hoá ẩm thực sống chết bằng quy luật luân chuyển của trời đất thiên nhiên. Ăn uống và trồng trọt theo mùa.
Văn hoá miền Bắc có phần phong tục truyền thống, văn học thâm thuý, cách cư xử chấp nhận được thường có phần tinh tế và chìm nén cảm xúc khi giao tiếp. Một văn hoá thể hiện qua thể diện tài chính, có phần khoe khoang hơn các miền khác.
-------------------------------------------------------------------------------
Miền Trung:
Xã hội và văn hoá Miền Trung xoay quanh và gắn liền với địa lý vùng miền, bất lợi trong nhiều thứ, và là một nơi bị định kiến nhiều bởi lũ lụt và bão.
Xã hội Miền Trung coi trọng cứng cáp, cần cù, và ổn định.
Miền Trung được biết đến là nơi có nhiều lao động cần cù, làm việc quên thân, sẵn lòng khó nhọc để đưa bản thân và người thân mình lên. Họ rất quan tâm đến gia đình và các mối quan hệ xung quanh mình.
Là một nơi khao khát việc học, vì học thì mới đi lên được.
Sống ở một vùng lúc mưa thì lũ lúc nắng thì khô, người miền Trung được đào tạo và đòi hỏi sự cứng cáp và sức vượt khó mãnh mẽ.
Vì cuộc sống, mùa màng, thu nhập luôn bấp bênh, khó đoán, người miền Trung thường có tính "ăn chắc, mặc bền", luôn phấn đấu để tới được sự ổn định và ấm no. Và cũng vì như thế, người Miền Trung khi đã ổn định về mặt tài chính và gia đình rồi thường dễ bảo thủ, sợ mất công lao phấn đấu, thành quả cực nhọc của mình. Cứng quá thì khó cuốn cong.
Địa lý miền Trung thì "một bên núi, một bên biển", rất hẹp. Nhưng điều này có nghĩa là miền Trung có nhiều khoáng sản từ vùng núi và đường biển dài. Điều này cho miền trung hai thứ hải, hải sản và hải quân Trung Quốc.
-------------------------------------------------------------------------------
Miền Nam:
Xã hội và văn hoá Việt Nam không bị tập quán và quan niệm lâu đời nặng trĩu trên vai, và cũng không lo nhiều về thời tiết thất thường làm rào cản. Điều này tạo nên một vùng đất phòng khoáng và vô tư.
Xã hội Miền Nam coi trọng tới nghĩa tình, vô tư, và tự do.
So với lịch sử 1000 năm miền Bắc và 700 năm miền Trung, thì 300 năm ở miền Nam rất nhỏ bé. Vì thế, miền Nam không có nhiều tập quán lâu đời, và vì thế dễ thay đổi, cởi mở với tư tưởng và suy nghĩ mới.
Thời khí miền Nam cũng nhẹ nhàng, một năm có hai mùa, Mưa và Khô (Muỗi và Nắng), và nhiệt độ quanh năm không thay đổi, lên xuống nhiều, (nóng quanh năm). Tạo ra một văn hoá ẩm thực "cái gì cũng ăn và trồng quanh năm được". Điệu kiện này đã làm cho Miền Nam, đúng hơn là Miền Tây Nam Bộ làm nơi hoàn hảo để thu hoạch.
Miền Nam đất phẳng và thấp nên dễ bị lũ.
Miền Nam, vì thời tiết nhẹ nhàng, nên con người cũng trở nên mềm mỏng, dễ thay đổi và đáp ứng. Và vì môi trường tương đối ổn định, làm con người ta bớt lo âu về tiền bạc. Dẫn đến một văn hoá lãng phí, phung phí, không tiết kiệm nhiều... phù hợp cho làm ăn. Nói đẹp hơn là phong khoáng, hào hiệp, rộng rãi. Người Miền Nam, theo quan sát của mình, thích ăn chơi hơn... phù hợp cho phát triển kinh tế...
Nói chung văn hoá tiêu dùng ở Miền Nam mạnh và rõ hơn miền khác.
Theo mình, Miền Nam có phần vô tư quá. Đặc biệt là Miền Tây, nhiều người vùng đó hay nói "Đói mới chết chứ Dốt không chết." Họ không chịu học, vì cuộc sống sông ngòi, thời tiết ổn định, mùa màng trồng tốt, nên không thấy lý do để "đi lên".
SaPama
Mình sẽ cố gắng hết sức để trả lời câu hỏi này.
Đầu tiên mình muốn nói rằng đây chỉ là nhận xét chung về xã hội và văn hoá chứ không phải định kiến trên tất cả cá nhân. Với lại mình chỉ nói về văn hoá Việt Kinh thôi, còn dân tộc thiểu số mình không rành.
-------------------------------------------------------------------------------
Miền Bắc:
Xã hội và văn hoá Miền Bắc là một nơi giàu tình truyền thống, tình yêu nước, bản sắc dân tộc Việt Nam mãnh liệt nhất.
Xã hội Miền Bắc coi trọng thể diện, học thức, và truyền thống.
Miền Bắc có phần văn chương và quan tâm đến các vấn đề, sự kiện, và hệ thống của xã hội hơn. Miền Bắc cũng coi trọng việc học và thi cử, với một văn hoá hình thành qua việc chọn lọc bằng thi cử lâu đời, giáo dục được coi là quan trọng và điều đó đã tạo ra một tầng lớp trí thức lớn mạnh.
Miền Bắc cũng là trung tâm hành chính chính trị - xã hội lâu đời của cả nước và đa phần thủ đô VN được đặt xung quanh khu vực này. Miền Trung thì không nhiều bằng còn miền Nam thì...
Địa lý Miền Bắc xoay quanh dòng sông Hồng và các trung tâm thành thị và nông thôn cũng theo đó đi theo bờ sống. Đê sông, đê biển được xây dựng nhiều để sử dụng sông ngòi hiệu quả.
Khí hậu miền Bắc cho vùng bốn mùa: Xuân, Hạ, Thu, Đông. Và thể loại thực phẩm cũng đi theo quy luật này. Đó là lý do tại sao mỗi lần lên google hỏi cách trồng rau củ quả, thì sẽ có hai phần tách biệt cho miền Nam và miền Bắc.
Điều này tạo ra một văn hoá ẩm thực sống chết bằng quy luật luân chuyển của trời đất thiên nhiên. Ăn uống và trồng trọt theo mùa.
Văn hoá miền Bắc có phần phong tục truyền thống, văn học thâm thuý, cách cư xử chấp nhận được thường có phần tinh tế và chìm nén cảm xúc khi giao tiếp. Một văn hoá thể hiện qua thể diện tài chính, có phần khoe khoang hơn các miền khác.
-------------------------------------------------------------------------------
Miền Trung:
Xã hội và văn hoá Miền Trung xoay quanh và gắn liền với địa lý vùng miền, bất lợi trong nhiều thứ, và là một nơi bị định kiến nhiều bởi lũ lụt và bão.
Xã hội Miền Trung coi trọng cứng cáp, cần cù, và ổn định.
Miền Trung được biết đến là nơi có nhiều lao động cần cù, làm việc quên thân, sẵn lòng khó nhọc để đưa bản thân và người thân mình lên. Họ rất quan tâm đến gia đình và các mối quan hệ xung quanh mình.
Là một nơi khao khát việc học, vì học thì mới đi lên được.
Sống ở một vùng lúc mưa thì lũ lúc nắng thì khô, người miền Trung được đào tạo và đòi hỏi sự cứng cáp và sức vượt khó mãnh mẽ.
Vì cuộc sống, mùa màng, thu nhập luôn bấp bênh, khó đoán, người miền Trung thường có tính "ăn chắc, mặc bền", luôn phấn đấu để tới được sự ổn định và ấm no. Và cũng vì như thế, người Miền Trung khi đã ổn định về mặt tài chính và gia đình rồi thường dễ bảo thủ, sợ mất công lao phấn đấu, thành quả cực nhọc của mình. Cứng quá thì khó cuốn cong.
Địa lý miền Trung thì "một bên núi, một bên biển", rất hẹp. Nhưng điều này có nghĩa là miền Trung có nhiều khoáng sản từ vùng núi và đường biển dài. Điều này cho miền trung hai thứ hải, hải sản và hải quân Trung Quốc.
-------------------------------------------------------------------------------
Miền Nam:
Xã hội và văn hoá Việt Nam không bị tập quán và quan niệm lâu đời nặng trĩu trên vai, và cũng không lo nhiều về thời tiết thất thường làm rào cản. Điều này tạo nên một vùng đất phòng khoáng và vô tư.
Xã hội Miền Nam coi trọng tới nghĩa tình, vô tư, và tự do.
So với lịch sử 1000 năm miền Bắc và 700 năm miền Trung, thì 300 năm ở miền Nam rất nhỏ bé. Vì thế, miền Nam không có nhiều tập quán lâu đời, và vì thế dễ thay đổi, cởi mở với tư tưởng và suy nghĩ mới.
Thời khí miền Nam cũng nhẹ nhàng, một năm có hai mùa, Mưa và Khô (Muỗi và Nắng), và nhiệt độ quanh năm không thay đổi, lên xuống nhiều, (nóng quanh năm). Tạo ra một văn hoá ẩm thực "cái gì cũng ăn và trồng quanh năm được". Điệu kiện này đã làm cho Miền Nam, đúng hơn là Miền Tây Nam Bộ làm nơi hoàn hảo để thu hoạch.
Miền Nam đất phẳng và thấp nên dễ bị lũ.
Miền Nam, vì thời tiết nhẹ nhàng, nên con người cũng trở nên mềm mỏng, dễ thay đổi và đáp ứng. Và vì môi trường tương đối ổn định, làm con người ta bớt lo âu về tiền bạc. Dẫn đến một văn hoá lãng phí, phung phí, không tiết kiệm nhiều... phù hợp cho làm ăn. Nói đẹp hơn là phong khoáng, hào hiệp, rộng rãi. Người Miền Nam, theo quan sát của mình, thích ăn chơi hơn... phù hợp cho phát triển kinh tế...
Nói chung văn hoá tiêu dùng ở Miền Nam mạnh và rõ hơn miền khác.
Theo mình, Miền Nam có phần vô tư quá. Đặc biệt là Miền Tây, nhiều người vùng đó hay nói "Đói mới chết chứ Dốt không chết." Họ không chịu học, vì cuộc sống sông ngòi, thời tiết ổn định, mùa màng trồng tốt, nên không thấy lý do để "đi lên".
Việt Cường
Câu hỏi này rộng quá. Có 1 điểm là mình thấy người miền Bắc khá coi trọng bữa cơm gia đình, hết giờ làm họ thường đi thẳng về nhà, cùng quây quần bên gia đình để ăn uống, trò chuyện. Còn ngược lại, người Nam thường tụ tập bạn bè, “chén chú chén anh” say sưa rồi mới về với vợ. Những người mình quen ở Nam và Bắc thì có sự khác biệt về vấn đề này rất rõ ràng luôn ấy =))))