Điểm khác biệt giữ đào tạo Hóa học theo xu hướng công nghệ và đào tạo Hóa học theo khoa học?
Em thấy có hai lĩnh vực đào tạo Hóa học hiện nay là lĩnh vực đào tạo theo xu hướng công nghệ và lĩnh vực đào tạo theo xu hướng khoa học cơ bản. Vậy điểm khác biệt nhất giữa hai xu hướng đào tạo này là gì? Ngành Hóa học và Ngành Công nghệ Kỹ Thuật Hóa Học của trường có đào tạo có gì khác nhau? Em đọc các thông tin nhưng không hiểu 2 ngành này có ứng dụng thực tế như thế nào, thầy cô trả lời giúp em?
kiến thức chung
Ở nước ta hiện nay có 3 ngành đào tạo về lĩnh vực Hóa học, bao gồm:
- Hóa học (Chemistry)
- Kỹ thuật Hóa học (Chemical Engineering)
- Công nghệ Kỹ thuật Hóa học (Chemical Technology)
Giữa 3 ngành này có sự khác biệt đáng kể.
- Ngành Hóa học: chủ yếu đào tạo chuyên sâu về nghiên cứu cơ bản, mang tính hàn lâm.
- Ngành Kỹ thuật Hóa học: đào tạo về thiết kế, vận hành các hệ thống, quá trình hóa học trong sản xuất;
- Ngành Công nghệ Kỹ thuật Hóa học: đào tạo nhân lực có khả năng vận dụng các kiến thức khoa học cơ bản và công nghệ để nghiên cứu và phát triển sản phẩm (R&D).
Tuy nhiên, hiện nay tại trường ĐH KHTN, ngành CNKTHH được đào tạo theo chương trình Chất lượng cao. SV vừa được cung cấp kiến thức nền tảng Hóa học, vừa được cung cấp các kiến thức về công nghệ thực tế, tăng cường ngoại ngữ, kỹ năng nhằm tạo ra nguồn nhân lực vừa có khả năng nghiên cứu cơ bản tốt, vừa có khả năng phát triển các kết quả nghiên cứu thành những sản phẩm hóa học cụ thể, có khả năng hòa nhập với tri thức thế giới và khả năng tự tin của sinh viên của trong giao tiếp để góp phần phát triển kinh tế xã hội.
Nội dung liên quan
Tuyết Thạch Hòa