Địa danh nào ở thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ tương truyền rằng là nơi xưa kia vua Hùng dạy dân cấy lúa?
tinh hoa việt nam
,vua hùng
,hỏi xoáy đáp hay
Mình có đọc trên diễn đàn của vnthuquan.net thì có đoạn như thế này: Tục truyền rằng xã Minh Nông, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ ngày nay chính là nơi Vua Hùng dạy dân cấy lúa. Xã này ngày trước có tên tục là Kẻ Lú.
Chúng ta ai cũng biết rằng: Việt Nam là một nước nông nghiệp, mùa xuân là mùa bắt đầu của một năm làm ăn, một năm lao động sản xuất trên đồng ruộng với những công việc như trồng cây, gieo hạt, bứng gốc, chiết cành... Tổ tiên ta cũng vậy, ngay từ buổi khởi nghiệp, các vua Hùng đã lấy việc trồng cây lương thực làm công việc quan trọng đầu xuân.
Truyền thuyết "Vua Hùng dạy dân cấy lúa" kể rằng: "Thuở xưa, nhân dân chưa biết cày cấy làm ra thóc gạo mà ăn, chỉ sống bằng thịt thú rừng, rễ cây, quả cây và các loại rau dại, lúa hoang nhặt được. Các vùng đất ven sông hàng năm được phù sa bồi thêm màu mỡ. Vua Hùng thấy đất ấy tốt mới gọi dân đến bảo tìm cách đắp bờ giữ nước. Vua thấy lúa mọc hoang nhiều mới bày cách cho dân gỡ hạt, gieo mạ. Khi mạ lên xanh thì đem cấy vào các tràn ruộng có nước.
Lúc đầu dân không biết cấy, tìm hỏi Vua. Vua Hùng nhổ cây mạ lên, đem tới ruộng nước, lội xuống cấy cho dân xem. Mọi người làm theo, cấy tới khi mặt trời đứng bóng, Vua cùng mọi người lên gốc đa lớn nghỉ ngơi ăn uống". Mùa xuân của thời Hùng Vương là mùa xuân lao động với điểm khởi đầu là một nền kinh tế nông nghiệp lúa nước sơ khai. Hình ảnh một ông Vua lội xuống bãi, xuống ruộng mà cấy lúa với dân "đến khi mặt trời đứng bóng mới nghỉ tay" như truyền thuyết đã ghi thì quả là hiếm thấy trong lịch sử các dân tộc.
Theo đó, hàng năm có lệ đến đầu mùa cấy, người dân đều làm lễ tế Vua Hùng. Trước đó xã cử một cụ già lội xuống ruộng cấy trước bốn cây mạ rồi mới làm lễ tế Vua, như vậy là để tái hiện lại hình ảnh Vua Hùng thuở xưa.
Nguyễn Ánh Nguyệt
Mình có đọc trên diễn đàn của vnthuquan.net thì có đoạn như thế này: Tục truyền rằng xã Minh Nông, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ ngày nay chính là nơi Vua Hùng dạy dân cấy lúa. Xã này ngày trước có tên tục là Kẻ Lú.
Chúng ta ai cũng biết rằng: Việt Nam là một nước nông nghiệp, mùa xuân là mùa bắt đầu của một năm làm ăn, một năm lao động sản xuất trên đồng ruộng với những công việc như trồng cây, gieo hạt, bứng gốc, chiết cành... Tổ tiên ta cũng vậy, ngay từ buổi khởi nghiệp, các vua Hùng đã lấy việc trồng cây lương thực làm công việc quan trọng đầu xuân.
Truyền thuyết "Vua Hùng dạy dân cấy lúa" kể rằng: "Thuở xưa, nhân dân chưa biết cày cấy làm ra thóc gạo mà ăn, chỉ sống bằng thịt thú rừng, rễ cây, quả cây và các loại rau dại, lúa hoang nhặt được. Các vùng đất ven sông hàng năm được phù sa bồi thêm màu mỡ. Vua Hùng thấy đất ấy tốt mới gọi dân đến bảo tìm cách đắp bờ giữ nước. Vua thấy lúa mọc hoang nhiều mới bày cách cho dân gỡ hạt, gieo mạ. Khi mạ lên xanh thì đem cấy vào các tràn ruộng có nước.
Lúc đầu dân không biết cấy, tìm hỏi Vua. Vua Hùng nhổ cây mạ lên, đem tới ruộng nước, lội xuống cấy cho dân xem. Mọi người làm theo, cấy tới khi mặt trời đứng bóng, Vua cùng mọi người lên gốc đa lớn nghỉ ngơi ăn uống". Mùa xuân của thời Hùng Vương là mùa xuân lao động với điểm khởi đầu là một nền kinh tế nông nghiệp lúa nước sơ khai. Hình ảnh một ông Vua lội xuống bãi, xuống ruộng mà cấy lúa với dân "đến khi mặt trời đứng bóng mới nghỉ tay" như truyền thuyết đã ghi thì quả là hiếm thấy trong lịch sử các dân tộc.
Theo đó, hàng năm có lệ đến đầu mùa cấy, người dân đều làm lễ tế Vua Hùng. Trước đó xã cử một cụ già lội xuống ruộng cấy trước bốn cây mạ rồi mới làm lễ tế Vua, như vậy là để tái hiện lại hình ảnh Vua Hùng thuở xưa.
Hue Nguyen
Minh Nông là tên gọi vùng đất khởi thủy của nghề nông. Xưa thuộc Kẻ Nú hay là làng Nú (phường Minh Nông, thành phố Việt Trì - Tỉnh Phú Thọ). Theo các nghiên cứu thì Nú đồng nghĩa và đồng âm với Lú nghĩa là Lúa; cho nên Kẻ Nú còn gọi là Kẻ Lú hay Kẻ Lúa- Làng Lúa. Đây là nơi phát tích cho lễ hội Vua Hùng dạy dân cấy lúa ngày nay.
Truyền thuyết Hùng Vương kể rằng, xưa kia nhân dân chưa biết cày, cấy để làm ra thóc gạo mà chỉ sống dựa vào rễ cây, rau dại, thịt thú rừng. Thấy vùng đất ven sông sau mỗi lần nước dâng, đất đai được phù sa bồi thêm màu mỡ, Vua Hùng mới gọi dân đến để dạy cách đắp bờ giữ nước. Một hôm, các con gái Vua Hùng theo dân đi đánh cá bên sông, thấy chim từng đàn bay lượn khắp bãi, chợt có một con chim thả bông lúa rơi trên mái tóc một Mị nương. Nàng đem bông lúa về trình với cha. Vua Hùng bấy giờ cho là điềm lành, liền bảo các Mị nương ra bãi tuốt các bông lúa đó đem về.
Mùa xuân, Vua cùng con dân đem các hạt ra đồng. Vua xuống bãi, lấy que nhọn chọc lỗ để tra hạt. Khi mạ lên, dân không biết cấy trồng nên Vua Hùng đã nhổ mạ lên, đem tới những trà ruộng, lội xuống cấy cho dân xem. Các Mị nương và nhân dân thấy vậy cùng làm theo. Đời sau, nhân dân nhớ công ơn Vua Hùng đã tôn làm ông tổ nghề nông và dựng Đàn Tịch điền quay lưng về hướng Tây Nam ngay trên mỏm đất Vua ngồi khi dạy dân cấy lúa; đặt kho lương thực trên đồi Lúa, để rạ ở đồi Rơm, đặt tên chợ là Chợ Lú.
Nguồn:
Về Minh Nông xem Vua Hùng dạy dân cấy lúa
baophutho.vn