Di chiếu của Túc Tông và những điều cần nói
Lê Túc Tông, có lẽ đây là một trong những vị vua mờ nhạt nhất của sử Việt. Mờ nhạt bởi nhà vua chỉ trị vì được sáu tháng thì mất nên không có những cải cách hay tiếng tăm như các Tiên đế Thái Tổ, Thánh Tông nên hậu thế ít nhắc đến ông là điều tất yếu. Sử sách chỉ dành cho Túc Tông vài dòng: an táng Hiến Tông, thải bớt cung nữ và truyền ngôi cho Hoàng huynh Lê Tuấn khi sắp băng.
Hai việc trước ta không bàn cãi, nhưng điều đáng nói chính là cái thứ ba: truyền vị. Để bàn về việc truyền vị ấy, hãy dạo qua đôi chút về thân thế Lê Tuấn - Uy Mục Đế sau này. Mẹ của Lê Tuấn vốn thân phận thấp kém, chính điều này ảnh hưởng không nhỏ đến cách nhìn của Trường Lạc Thái hậu và vua Hiến Tông về ông sau này. Con người của Tuấn; như Hiến Tông nhận xét thì là “... kẻ thất đức, không thể trao cho ngôi báu...”, còn Trường Lạc Thái hậu thì khinh khi ra mặt. Nếu đúng như những lời nhận xét trên thì tại sao Túc Tông còn truyền vị, chẳng lẽ ông không biết việc đó sao? Ẩn trong đây là những bí mật gì; nếu nói là Túc Tông vì thương anh chịu nhiều khổ cực thì có vẻ không đúng bởi ngôi vua đâu phải thứ tuỳ tiện. Hơn thế nữa; trên Lê Tuấn còn có An Vương Tuân, dưới là ba vị Hoàng đệ; nhà Lê đâu đâu phải không có người để kế vị; vậy sao vẫn là Lê Tuấn. Khi Túc Tông sắp băng hà và ban di chiếu; liệu chuyện gì đã xảy ra, có chắc rằng chính nhà vua đã thực sự truyền vị cho Hoàng huynh của mình? Tất cả vẫn còn là bí ẩn chưa có lời đáp, và chúng ta có thể sẽ là những người vén lên bức màn bí mật.
lịch sử
Về vấn đề di chiếu truyền ngôi, mình đồng ý kiến với các bạn khác. Nhưng có một vấn đề mình thắc mắc hơn cả: Lữ Khôi vương thực chất là ai mà lại được Huy Gia Thái hoàng Thái hậu xem trọng đến vậy?
Theo lẽ thường, khi Túc Tông băng hà, phải là một người con khác của Hiến Tông lên kế vị. Lúc này nếu như cả An vương và Uy Mục đều không đủ điều kiện và tư chất thì có thể xét đến 3 vị hoàng tử còn lại, trong đó có Thông vương Lê Dung (mẹ là Bùi Quý phi, con gái Bùi Xương Trạch - Thượng thư bộ Binh hẳn hoi). Ở đây có 2 giả thuyết:
- Lữ Khôi vương là con trai trưởng một người con của Lê Thánh Tông, tức cháu gọi Hiến Tông bằng chú/bác. Xét về cách đặt tên thì có vẻ đúng (tước tự thân vương, mỹ tự 2 chữ). Nhưng nếu vậy thì gia thế phải cực kì tiềm năng, đủ trở thành lý do khiến Huy Gia Thái hoàng Thái hậu bị Nguyễn Nhữ Vi lừa ra khỏi thành. Hoặc giả dụ như Lữ Khôi vương tài giỏi trong khi 3 người con khác của Hiến Tông còn nhỏ nên được Túc Tông gửi gắm truyền ngôi thì việc được Thái hoàng Thái hậu coi trọng cũng có khả năng.
- Lữ Khôi vương là con trai Lê Hiến Tông, tức là một trong 3 vị thân vương còn lại - Thông vương Lê Dung, Minh vương Lê Trị và Tư vương Lê Dưỡng. Việc một hoàng tử có hai tước hiệu ở hai đời vua xảy ra nhiều trong lịch sử (vd như Lê Thánh Tông), nên trường hợp này không phải không có khả năng, và Lê Dung là người thích hợp nhất cho giải thuyết này. Tuy nhiên, Lữ Khôi vương có tước hiệu thấp hơn Thông vương (bấy giờ tước 3 chữ không bằng tước 2 chữ) nên chẳng lẽ người này bị giáng tước?
Mình luôn cảm thấy Lữ Khôi vương là một nhân vật quan trọng trong giai đoạn này. Vì dù ông có sự ủng hộ của Huy Gia Thái hoàng Thái hậu và nhiều đại thần khác nhưng vẫn không thể kế vị mà thay vào đó là Lê Uy Mục, đã đánh dấu một bước ngoặc quan trọng dẫn đến sự suy tàn của triều Lê sơ. Thế nhưng chính sử lại không nhắc nhiều đến nhân vật này, là điều khiến mình thắc mắc nhất.
Quỳnh Nguyễn
Về vấn đề di chiếu truyền ngôi, mình đồng ý kiến với các bạn khác. Nhưng có một vấn đề mình thắc mắc hơn cả: Lữ Khôi vương thực chất là ai mà lại được Huy Gia Thái hoàng Thái hậu xem trọng đến vậy?
Theo lẽ thường, khi Túc Tông băng hà, phải là một người con khác của Hiến Tông lên kế vị. Lúc này nếu như cả An vương và Uy Mục đều không đủ điều kiện và tư chất thì có thể xét đến 3 vị hoàng tử còn lại, trong đó có Thông vương Lê Dung (mẹ là Bùi Quý phi, con gái Bùi Xương Trạch - Thượng thư bộ Binh hẳn hoi). Ở đây có 2 giả thuyết:
Mình luôn cảm thấy Lữ Khôi vương là một nhân vật quan trọng trong giai đoạn này. Vì dù ông có sự ủng hộ của Huy Gia Thái hoàng Thái hậu và nhiều đại thần khác nhưng vẫn không thể kế vị mà thay vào đó là Lê Uy Mục, đã đánh dấu một bước ngoặc quan trọng dẫn đến sự suy tàn của triều Lê sơ. Thế nhưng chính sử lại không nhắc nhiều đến nhân vật này, là điều khiến mình thắc mắc nhất.
Van Hoang
Đây là 1 câu hỏi rất hay và lý thú! Vì sao 1 vị vua hiền lành như Túc Tông lại đi truyền ngôi cho kẻ bạo tàn và lại xác nhận sự chỉ định đó bằng lời lẽ khá hung dữ ("thân vương nào dám tiếm vượt ngôi trời [của Uy Mục] thì cả nước cùng nhau giết nó đi")?
Nếu nói Túc Tông thương Uy Mục thì rất vô lý, vì khi Hiến Tông chết, sử đã ghi nhận là các vương tranh nhau đòi kế tục, Đàm Văn Lễ và Nguyễn Quang Bật phải đứng ra lập Túc Tông lên ngôi. Lúc đó Uy Mục rất căm tức và sau khi lên làm vua, Uy Mục đã giết cả 2 người. Điều đó chứng tỏ quan hệ giữa Uy Mục với Túc Tông không thể là tốt! Chi tiết này cũng gợi lên rằng lúc Hiến Tông chết, mọi người thấy thái tử Thuần (Túc Tông) ốm yếu hay bệnh nên đã nhăm nhe dòm ngó ngôi báu! Và như vậy thì đến khi Túc Tông sắp băng, các vương này sẽ tiếp tục tranh nhau khống chế vị vua trẻ, ép cho họ ngôi trời. Vị vua hiền lành, trẻ tuổi Lê Túc Tông không dễ gì có con mắt tinh đời như ông nội mình là Lê Thánh Tông để làm chủ được đám thân vương này và chọn người kế vị chính đáng - hay nói cách khác, Túc Tông lúc đó chỉ bị động để người nào thắng cuộc nắm giữ.
Theo mình có 3 giả thuyết:
1) Hoặc là Uy Mục hoặc người tham mưu cho Uy Mục đã hối lộ, mua chuộc được những người thân tín nhất của Túc Tông, những người được dụ dỗ này đã nghe theo xúi giục Túc Tông lập Uy Mục kế ngôi;
2) Bằng cách nào đó, Uy Mục hoặc người phe Uy Mục đã khống chế vua Túc Tông trên giường bệnh và ép vua phải viết di chiếu như thế!
3) Túc Tông trước khi chết chỉ định 1 vương khác (có thể là Lã Côi vương, hoặc 1 trong 3 người em - vì An vương Tuân "lại cái" sẽ ko bao h được chấp nhận) là "hiền minh, nhân hiếu" nhưng sau khi Uy Mục giành được ngôi nhờ xung đột quyền lực đã cho người sửa lại di chiếu của Túc Tông;
4) Túc Tông chết đột ngột chưa kịp truyền ngôi và chữ này bị nhét vào miệng Túc Tông.
Cả 4 giả thuyết đều cho thấy có sự can thiệp trực tiếp hoặc gián tiếp của Uy Mục vào cái gọi là di chiếu của vua Túc Tông. Lời lẽ hung dữ của tờ di chiếu này: "Thân vương nào dám tiếm vượt ngôi trời [của Uy Mục]thì người trong nước cùng nhau giết đi" rất phù hợp với bản chất tàn bạo của Uy Mục!
Ngoài ra, cái chết sớm của Túc Tông khiến mình nghi ngờ Nguyễn Kính phi và Lê Uy Mục đã dắt gái cho Túc Tông khiến Túc Tông suy nhược, chết sớm! Đây là do mình nhiễm từ chuyện Minh Quang Tông bên Tàu =))))
Nguyen Văn Nguyên
An Vương Lê Tuân thì do không có sử liệu gì, nên có thể cũng khá vô tài. Vô đức, lại thích mặc quần áo đàn bà, 3 hoàng đệ còn nhỏ. Nên Túc tông nhường ngôi vậy cũng đúng.
Nếu An Vương mà lên ngôi, khéo cũng có người sau này chử. Sao lại để 1 ông vua thích mặc quần áo đàn bà lên ngai vàng.
MrC
Trung Nguyễn