Đến thăm “Ngôi Làng Cổ Trấn” ngay gần Hà Nội

  1. Du lịch

Vốn là 1 đứa con gái ưa “xê dịch”, vậy mà đã 1 thời gian rồi mình chưa “nhấc mông” lên và đi đâu đó cho đỡ “cuồng chân, cuồng cẳng”, hầy. Âu cũng bởi cái quỹ thời gian “eo hẹp” quá nên chưa có dịp đi xa vài ba bữa.

👣Thôi thì không đi xa được thì ta đi gần, mình chọn ngay 1 địa điểm chẳng đâu xa ngay gần Hà Nội, 1 ngôi làng cổ được ví như “Cổ Trấn bị lãng quên”. Đó là Làng cổ Đường Lâm.

Top các quán ăn ngon không thể bỏ qua của ẩm thực Hà Nội (Phấn 1)

👉 Đây là lịch trình đi trong 1 ngày của tụi mình nhé:

⏰ 6h30: xuất phát từ Hà Nội.

⏰ 8h00: Đến làng cổ Đường Lâm.

⏰ 8h30 – 9h30: mua vé và tham quan Cổng và Đình làng Mông Phụ.

⏰ 9h30 – 11h30: tham quan các nhà Cổ, nhà thờ Thám Hoa Giang Văn Minh, giếng Cổ Đường Lâm. ⏰ 12h00: nghỉ ngơi và ăn trưa. ⏰ 13h30: tham quan Đền thờ Phùng Hưng, Lăng Ngô Quyền, chùa Mía. ⏰ 15h30: ghé thăm Rặng Duối cổ hơn 1000 năm. ⏰ 16h30: lên đường trở về Hà Nội.

💰 Chi phí: 170k/1 người.

👉 Dưới đây là bài review chi tiết cho các bạn này:

🔖 Phương tiện di chuyển: Thời tiết mùa này nắng nóng, cho nên chúng mình quyết định dậy sớm, đi sớm, đến sớm cho khỏe. Đấy cứ nói đến đi chơi là dậy sớm được ngay, đúng là có tí “vitamin chơi” vào người nó khác hẳn các bác ạ.

👏. Làng cổ Đường Lâm cách Hà Nội không quá xa, chỉ khoảng 50km thôi, vậy nên chúng mình quyết định trải nghiệm bằng xe máy. Từ trung tâm Hà Nội mình di chuyển đến Đường Lâm chỉ mất khoảng 1h30p thôi. (⛔ thời gian này chỉ áp dụng cho trường hợp đi thẳng, không tạt ngang tạt dọc nhé.⛔).

Tuyển tập các món ngon của Hà Nội vào mùa đông ( Phần 2 )

👉 Cách đi của bọn mình này: Từ Hà Nội ➡️ Đại Lộ Thăng Long ➡️ Hòa Lạc ➡️ Rẽ phải đi theo đường QL21 ➡️ Đi thẳng đến bệnh viện 105 ➡️ Có biển chỉ dẫn vào Làng cổ Đường Lâm. Ngoài ra các bạn có thể lựa chọn nhiều cách di chuyển khác như xe buýt, oto cá nhân, taxi,… cái này thì tùy sở thích mỗi với cộng với phù hợp với túi tiền nữa. Mình thì mình đi xe máy cho tiết kiệm 💯.

🔖 Các địa điểm tham quan, check in: Sau 1h30p di chuyển thì cuối cùng chúng mình cũng đã đến được Làng cổ Đường Lâm. Làm thủ tục mua vé, gửi xe các kiểu hết 30p.

💰 Giá vé thăm quan: 20k/1 người.

💰 Giá vé gửi xe: 10k/1 xe. 👉 Ngoài ra các bạn có thể thuê xe đạp, giá chỉ từ 30-50k/ 1 giờ hoặc thuê cả ngày thì từ 100-150k/1 ngày. Riêng mình đang “cuồng chân” nên mình chọn đi bộ thăm quan cho tiện. 💎 Cổng làng Mông Phụ: Sau khi gửi xe bọn mình có ghé quán nước của 1 bà cụ ngồi ngay cổng làng để mua 1 chiếc nón chụp ảnh :). Tại đây mình được nghe bà kể lại về cổng làng Mông Phụ đã có từ cách đây khoảng 460 năm rồi.

Du lịch Thiên Sơn Suối Ngà - địa điểm du xuân gần Hà Nội

😲. Wow, hơi bất ngờ vì nó còn giữ được cho đến ngày nay. Đặc biệt ở bên cạnh cổng làng còn có 1 cây đa rất to, tán cây bao phủ hết cả cổng làng, mình có hỏi bà thì được biết cây đa này có tuổi đời cũng khoảng 400 năm rồi các bạn ạ. 💎 Đình Mông Phụ: Đi qua cổng làng chừng khoảng 500m thì các bạn sẽ vào đến được Đình Mông Phụ. Ấn tượng đầu tiên với mình đó là chiếc cổng tam quan rất to.

Thấy cổng chính được đóng lại, chỉ mở 2 cổng bên cạnh cho mọi người đi lại. Mình có thắc mắc thì được cụ từ trong đình giải thích, chỉ ngày hội mới mở cổng chính, vì ngày xưa cổng chính là dành cho vua chúa đi còn 2 bên là quan văn với quan võ. Nghe có vẻ thú vị, 1 thông tin rất hữu ích với mình.

💎 Giếng Cổ: Ngay bên cạnh đình Mông Phụ có 1 cái giếng rất to. Được xây bằng đá ong. Mình có được nghe các cụ trong đình kể lại rằng, nước ở đây trong lắm, người dân hay ra đó lấy nước về ăn hoặc làm tương nhưng không được tắm nhé. Với 1 đứa tò mò và thích khám phá như mình thì quả thực đây là những kiến thức rất hay đối với bản thân mình..

👉 Vậy đó, vậy là mình đã đi qua được 3 điểm check in rồi. 3 địa điểm trên làm mình nhớ tới hình ảnh “Cây đa, giếng nước, sân đình” của những ngôi làng quê Bắc Bộ ngày xưa. Thú vị quá các bạn ak.

Những ngôi nhà Cổ: Nhà cổ bà Dương Thị Lan, Nhà cổ ông Nguyễn Văn Hùng, Nhà cổ ông Hà Nguyên Huyến,… 3 địa điểm mình đã check in đều dễ tìm thấy, nhưng đến các ngôi nhà Cổ thì chúng mình thực sự khó tìm. Nên bọn mình có ghé vào quán nước của 1 bà bên cạnh đình Mông Phụ ngồi uống nước và hỏi thăm. Hỏi thăm 1 lúc thì bà bán cho 1 tấm bản đồ với lời nhắn nhủ: “các cháu đi đâu cứ nhìn bản đồ mà đi”. Thế là bọn mình đi theo bản đồ chỉ dẫn.

Từ khóa: 

du lịch

,

du lịch