Đến khi nào bạn sẽ từ bỏ?
Không biết từ khi nào mà từ “từ bỏ” trở nên tiêu cực khi được nhắc đến. Theo bạn, thời điểm như thế nào hay tình huống ra sao thì mình nên từ bỏ?
phong cách sống
Mỗi người có một "ngưỡng" khác nhau , mình thường gọi là chạm tới điểm giới hạn khi quyết định buông bỏ đấy.
Với mình thì mình hơi lì lợm nên đôi khi "cố chấp", chuyện càng khó thì mình càng cố gắng, càng quyết tâm chinh phục. Nhưng mình cũng có điểm giới hạn của mình.
Mình thường đặt ra các mục tiêu & thời gian cụ thể; mình cũng cố gắng xác định vai trò, trách nhiệm của mình. Thường mình sẽ từ bỏ khi mình đã cố gắng hết sức, tìm mọi cách giải quyết vấn đề mà không thể cải thiện, không đạt được mục tiêu. Thêm nữa là từ bỏ nhưng không được để ảnh hưởng tới đồng đội, tới những người mình có trách nhiệm.
Nội dung liên quan
Nội dung sắp xếp theo thời gian
Hường Hoàng
Mỗi người có một "ngưỡng" khác nhau , mình thường gọi là chạm tới điểm giới hạn khi quyết định buông bỏ đấy.
Với mình thì mình hơi lì lợm nên đôi khi "cố chấp", chuyện càng khó thì mình càng cố gắng, càng quyết tâm chinh phục. Nhưng mình cũng có điểm giới hạn của mình.
Mình thường đặt ra các mục tiêu & thời gian cụ thể; mình cũng cố gắng xác định vai trò, trách nhiệm của mình. Thường mình sẽ từ bỏ khi mình đã cố gắng hết sức, tìm mọi cách giải quyết vấn đề mà không thể cải thiện, không đạt được mục tiêu. Thêm nữa là từ bỏ nhưng không được để ảnh hưởng tới đồng đội, tới những người mình có trách nhiệm.
Nguyễn Quang Vinh
Khi mục tiêu đã không còn thiết thực thì việc từ bỏ là cần thiết.
Cố gắng khi mục tiêu đã không còn là mục tiêu thì chỉ thêm mất thời gian, sức lực thôi.
Còn nếu vì con đường đến với mục tiêu gập gềnh, chông gai mà không tiếp tục bước thì đó là người khiến cho chữ "từ bỏ" trở nên tiêu cực hóa.
Lê Minh Hưng
Mình thuộc típ người có tín niệm, nó đôi lúc có biểu hiện như 1 dạng chấp niệm, từ cố chấp có lẽ nó không đúng với mình lắm. Mình không bao giờ bỏ cuộc vì khó khăn, khó khăn chỉ làm mình mạnh mẽ hơn. Không từ bỏ vì thất bại, vì thất bại là kỹ năng cơ bản nhất để mình để hướng tới thành công. Không từ bỏ chỉ vì thiên hạ dị nghị, không từ bỏ vì các yếu tố outside. Thứ khó vượt qua nhất có lẽ là những cảm xúc. Những cảm giác vui, buồn của bản thân cả tích cực lẫn tiêu cực là thứ "khó làm chủ" nhất với mình, nó thường khiến mình phải tạm dừng lại trong một số thời điểm. Nhưng tất cả những điều đó không khiến mình thôi theo đuổi, không ảnh hưởng tới tín niệm của mình.
Mình sẽ chỉ từ bỏ nếu như không còn tin nữa, nếu như mình biết chắc chắn rằng nó không còn đúng nữa.
Lê Minh Hưng
Ai cũng biết tầm quan trọng của nỗ lực, của cố gắng. Cố gắng từng được xem là phẩm chất hàng đầu để dẫn tới thành công. Vậy nên mình đã từng cố gắng, cố gắng rất, rất, rất nhiều.
Nhưng dần dần mình cũng nhận ra, từ bỏ là một kỹ năng quan trọng khác cần phải học trong cuộc sống này. Từ bỏ đúng lúc cũng giống như cắt lỗ đúng thời điểm trong chứng khoán vậy. Hold to die chưa hẳn là một phương pháp hay. Đó là những điều mình mới ngộ ra trong giai đoạn gần đây.
Trước giờ mình luôn rất mạnh ở khía cạnh nỗ lực, theo đuổi, rất cố chấp. Sắp tới sẽ học thêm kỹ năng để từ bỏ đúng lúc.
Linh TK
Từ bỏ là chấp nhận thất bại
Nguyên Vh