Đến bao giờ mọi người mới ngưng nhãn mác nhau vậy?
Đối với những đứa mới đi làm hoặc sinh viên gặp nhau cũng vậy, sao cứ thích xếp thể loại, gom chung trường rồi phán thế nhỉ?
Kinh tế, ngoại thương thì như này à?
Ơ học chuyên Anh mà chưa có IELTS hả cháu?
Kỹ thuật khô khan thế mà chuyển qua ngành abc..?
Bọn xã hội thì chắc dốt toán lý hóa lắm ha?
Ha ha ko vui lắm đâu.
Mấy năm trước chị mình còn bị hỏi: Trường Kinh tế Luật - vậy cuối cùng là học kinh tế hay học luật?
Và nếu có xếp loại, có gắn nhãn mác thì cũng tìm hiểu chút. Như trường Nhân văn mình có gần 20 khoa chả khoa nào giống nhau. Còn khoa mình là Báo chí - Truyền thông, chứ suốt cuộc đời này mình chẳng muốn "Tuyên truyền" gì cho ai cả :)
Thật sự hai mươi mấy năm, nhiều thứ tạo nên một con người chứ không chỉ 4 năm đại học từ một trường (mà có thể là mình đã trót thi vô) . Có thể chỗ thực tập chỉ mấy tháng còn phù hợp hơn nhiều thì sao?
Nếu mới gặp, hãy chờ, tìm hiểu, quan sát rồi sau đó mới xếp loại được không? Đừng chặn đầu trước bằng cách Em học trường này - Được cái này - Dở cái này - Nên em hãy làm cái lày...
Hơi khác về hình thức nhưng cũng gần giống cách mà người ta gộp chung nam - nữ, châu Á - da màu - da trắng [em coi phim Mẽo thấy :v] các thể loại... nơi công sở ấy.
P/s: Câu hỏi hơi lan man vì mục đích chia xả, à nhầm, chia sẻ là chính ạ.
phong cách sống
Mình nghĩ dần dần dân trí tăng, thì những điều trên (hy vọng) sẽ giảm bớt hơn.
Rất nhiều quan niệm đã thay đổi (hoặc đang dần dần thay đổi) trong vài năm trở lại đây, có thể kể đến như : hình xăm, nhuộm tóc, kiểu đầu undercut, LGBT ...
Nếu người ta hiểu sai, cũng đừng trách họ. Nên cảm thấy thương (hại) họ vì đã không tiếp cận được luồng thông tin đúng đắn. Cũng đừng cố chày cối giải thích với họ, có thể động chạm sự tự tôn gây mất đoàn kết nữa.
Kien "Bốn Bốn" Nguyễn
Mình nghĩ dần dần dân trí tăng, thì những điều trên (hy vọng) sẽ giảm bớt hơn.
Rất nhiều quan niệm đã thay đổi (hoặc đang dần dần thay đổi) trong vài năm trở lại đây, có thể kể đến như : hình xăm, nhuộm tóc, kiểu đầu undercut, LGBT ...
Nếu người ta hiểu sai, cũng đừng trách họ. Nên cảm thấy thương (hại) họ vì đã không tiếp cận được luồng thông tin đúng đắn. Cũng đừng cố chày cối giải thích với họ, có thể động chạm sự tự tôn gây mất đoàn kết nữa.
Hường Hoàng
Hồi xưa mình chọn khoa MKT thì được gắn nhãn là làm Bán hàng. Nhưng vài năm trở lại đây MKT rất HOT, điểm cao, ko bị kỳ thị nữa - thì mọi người hay gán làm MKT = làm Quảng cáo (/Video/ digital mkt..) hoặc một cái gì đó ^_^
Thật ra mình ko cố giải thích với người ko muốn hiểu hoặc mặc định phán xét; nhưng với người mà có mong muốn hiểu về mình thì mình sẽ cố gắng chia sẻ & giúp họ tiếp cận thông tin.
Ví dụ như năm 2006-2007, khi Ông ngoại mình (giờ ông mình mất rồi) vẫn băn khoăn về ngành MKT học ra làm gì và băn khoăn xem có nên để mình chuyển khoa sang kế toán/ tài chính ko (bối cảnh là cả nhà mình đều yêu cầu mình, chỉ có Ông là băn khoăn). Thời điểm đó Philip Kotller tới VN và xuất hiện trên "Người đương thời" với cô Tạ Bích Loan, mình đã cố gắng hướng ông xem chương trình đó; sau đó thì nhà có Internet ông mình hay đọc báo, mình đã cố gắng để cho ông đọc một số bài báo nói về nghề này để ông hiểu hơn về khoa mình đã chọn (MKT-đường đi không trải hoa hồng) là bài báo mình nhớ nhất đc viết trên Vietnamnet hồi 2006 mà mình đã gửi cho ông). Sau đó, Ông mình (một người làm Nhà nước (ông từng làm bí thư huyện ủy về hưu) đã dành thời gian cố gắng tìm hiểu, đọc; dù ko quá hiểu sâu sắc những thứ sau này mình làm là gì thì Ông cũng quyết định nói với cả nhà rằng, để kệ mình đi - mình thích học gì hay làm gì hãy để mình tự quyết định. Sau này mẹ mình cũng thế & mình được lựa chọn con đường của mình.
Sau này đi làm, 2013 mình xăm một cái hình rất to đằng sau gáy, về nhà và đi nhiều chỗ mình cũng bị mọi người nói này kia, nhưng mình mặc định chỉ cười ko giải thích. Chỉ với người thân của mình, mình giải thích là ở chỗ đó có cái Bớt to lắm, con xăm đè lên cho nó Đẹp nên cả nhà cũng bớt mắng & chấp nhận là đó là cách mình làm Đẹp. Hình xăm tiếp theo cũng to ở ngay cổ tay thì Mẹ cũng nói một chút, nhưng cơ bản đã chấp nhận nên cũng ko phán xét nữa. Còn người ngoài, mình chỉ Cười - giải thích 1 lần và ko nói lại, kệ người ta phán xét.
Gần đây là cái Nhãn Ế - Bà cô Ế chồng vì 30 tuổi rồi, bạn bè mấy con rồi mà mình vẫn độc thân :)) Mỗi dịp lễ Tết mình sẽ đối mặt với vô số câu hỏi và những chuyện dở khóc dở cười xung quanh cái nhãn đó. Nó gắn với mình khoảng 3 năm nay rồi; có thời điểm khủng hoảng nhất là mẹ mình thường xuyên lấy sức khỏe ra để gây áp lực :"con cứ lấy chồng, mẹ bớt lo mẹ mới khỏe đc..." kiểu đó. Mình kiên cường đối mặt bằng cách nói đó là Lựa chọn - tùy Duyên & chọn cách nghe từ tai phải chuyển sang tai trái :)) Gia đình lớn của mình gần đây đã chấp nhận, đó là Lựa chọn nên mình Vui là được. Còn xã hội, hàng xóm và những người xung quanh Tết về vẫn kiên trì gắn nhãn "Ế" cho cô gái chưa chồng =)) Cô gái kiên trì đáp lại: Ế chẳng qua nó là Xu thế mà thôy =))
An DANG
Thật ra, không gán nhãn mới là chuyện lạ ấy, chứ gán nhãn lại là chuyện hết sức bình thường. Con người thường có xu thế dựa vào những kinh nghiêm của mình rồi đưa ra lý luận và suy đoán. Tất nhiên sẽ có suy đoán đúng và sai. Và việc không gán nhãn và nghe được "sự thật uyên nguyên" là một sự thách thức trong phát triển bản thân ah, cần phải luyện tập rất nhiều.
Do Thu
Xã hội đông đúc hẳn sẽ phải chia ra thành các "nhóm", và mỗi "nhóm" này sẽ có những đặc điểm tương đồng nào đó. Vấn đề ở đây là mọi người hay đánh đồng giữa chuyện "tương đồng" của số đông với chuyện "vậy thì chắc ai ở trong nhóm đó cũng như thế", điều đó khiến người bị "gắn mác" rất khó chịu. Nhưng nếu bạn nhìn chuyện này như một kiểu bản tính của con người, và hiểu rằng chuyện người ta đánh giá bạn là chuyện bạn không kiểm soát được, thì mọi thứ sẽ dễ thở hơn. Thành thực mà nói, mình không nghĩ chuyện gắn nhãn có thể dừng lại được. Nhiều người sẽ có chuyện. Dạng vậy. Quan trọng là cách nhìn nhận của bản thân mình thôi.