Deadline có hủy hoại sự sáng tạo hay không?
Mỗi ý kiến đóng góp của mọi người là những dàn ý cho một dự định bài viết mới của mình, đồng thời cũng là vấn đề mình đang băn khoăn bấy lâu nay. Liệu deadline, sự thúc giục có đang hủy hoại tư duy sáng tạo hay không? Hay nó giúp sáng tạo có khuôn khổ và kỷ luật hơn, hay cả hai?
sáng tạo
,content
,deadline
,phong cách sống
,tư duy
,thấu ngành hiểu nghề
Băn khoăn của bạn cũng là trăn trở của mình bấy lâu nay đó. Thực sự thì deadline không huỷ hoại sự sáng tạo, nhưng cách mà chúng ta nhìn nhận và giải quyết nó lại quyết định xem bản chất của deadline là gì. Có người đợi đến sát hạn mới làm việc, như thế thì công việc không bao giờ hiệu quả cả. Nhưng cũng có người rất cẩn thận, họ làm việc trước deadline, từ đó có thời gian để ngẫm nghĩ, phân tích nhiều hơn. Do đó thì mình nghĩ sự sáng tạo không mất đi khi chúng ta "chạy deadlines".
Đinh Đào
Băn khoăn của bạn cũng là trăn trở của mình bấy lâu nay đó. Thực sự thì deadline không huỷ hoại sự sáng tạo, nhưng cách mà chúng ta nhìn nhận và giải quyết nó lại quyết định xem bản chất của deadline là gì. Có người đợi đến sát hạn mới làm việc, như thế thì công việc không bao giờ hiệu quả cả. Nhưng cũng có người rất cẩn thận, họ làm việc trước deadline, từ đó có thời gian để ngẫm nghĩ, phân tích nhiều hơn. Do đó thì mình nghĩ sự sáng tạo không mất đi khi chúng ta "chạy deadlines".
Nebula
Nếu bạn không có bất kỳ thời hạn hoặc yêu cầu nào, bạn không cần phải thích nghi và đổi mới. Bạn có thể tiếp tục làm những việc theo cách cũ nhàm chán. Nhưng nếu bạn thúc đẩy bản thân mình hoặc mọi người, bạn hoặc họ sẽ sáng tạo. Thời hạn tốt cho sự sáng tạo ở chỗ nó đặt ra một mục tiêu mà không đặt ra các yêu cầu khác.
Cuối cùng, sự sáng tạo không phải là kết quả của một tình huống hoặc một tập hợp các hoàn cảnh, mà là một thứ gì đó xảy ra vì nhiều lý do khác nhau và theo nhiều cách khác nhau. Hãy cho ai đó một thời hạn, họ sẽ làm việc để đáp ứng nó, có thể sáng tạo hoặc không. Đừng đưa ra thời hạn cho họ, và họ sẽ không thúc ép bản thân, và có thể họ sẽ sáng tạo hoặc có thể họ sẽ không.
Trọng Nhân
Hạn chót (deadline) có thể gây ra lo lắng hoặc thậm chí mạnh hơn, áp lực ở một số người và chúng tôi biết rằng điều này có thể làm giảm khả năng sáng tạo của họ hoặc thậm chí khiến họ kìm nén nó, nếu áp lực lặp lại.
Trong mọi trường hợp, sự sáng tạo có thể bị “tiêu diệt”. Ngay cả khi mọi người kìm nén nó sâu trong vô thức của họ, nó luôn xuất hiện trở lại trong phân tâm học.
Vĩnh Luân
Nguyễn Quang Vinh
Trước đây có tranh luận với a Lee minhu về sáng tạo trong kỷ luật. Deadline cũng là 1 kỷ luật trong công việc. Quan điểm của mình vẫn ko thay đổi nhưng mình có nhìn nhận ở 1 khía cạnh khác.
Sự sáng tạo, với mình là sự ko gò bó. 1 sáng tạo bị gò bó sẽ không có sự bức phá. Vì sáng tạo là không giới hạn, nếu nó phải nằm trong 1 khuôn khổ, đó không còn là sự sáng tạo. Đây là khía cạnh sáng tạo cái mới, cái hay hay như nói 1 cách đơn giản, đây là sáng tạo của 1 người nghệ sĩ, với cái được sáng tạo ra là 1 tác phẩm nghệ thuật.
Nhưng đứng ở khía cạnh 1 nhà quản trị, 1 người chủ, hiệu suất công việc là ở sản phẩm ra đời đáp ứng 1 số yêu cầu nhất định và trong 1 quãng thời gian nhất định. Nếu không có khuôn khổ, kỷ luật, cho đến lúc có sản phẩm, đoạn giữa đó cả doanh nghiệp hít không khí cho no bụng à? Nên Deadline là cần thiết với 1 doanh nghiệp.
Nhưng nó có tạo ra hay giết chết sự sáng tạo không. Có lẽ là không. Cái khó ló cái khôn, khi con người bị đưa đến cái góc cuối cùng thì sẽ đột phá những cái mới, người xưa gọi là "Cùng tắc biến" hay như triết học gọi là "lượng đổi chất đổi" vậy. Khi có deadline, nhân viên sẽ phải sáng tạo ra cái gì đó để tồn tại, đó là điều hiển nhiên, sự sáng tạo ở đây lại ko bó hẹp chỉ là sản phẩm mà nó còn có thể là sự sáng tạo ra cách thức làm việc mới để hoàn thành công việc (như mình có bị "dí" nhiều mới viết ra cái file giúp giảm thời gian làm hồ sơ đi 4-5 lần thậm chí có thể là cả chục lần, chứ cứ tà tà thì giờ có khi còn ngồi tỳ tỳ viết tay cả bộ hồ sơ).
Nên chăng, deadline không hủy hoại sự sáng tạo, nhưng nó hướng sự sáng tạo đến 1 hướng đi mới, mang tính đối phó hơn là 1 sự sáng tạo đỉnh cao. Nên ở 1 góc nhìn khác, tuy nó không hủy hoại sự sáng tạo, nhưng nó lại bó hẹp đi sự sáng tạo, khiến sự sáng tạo không thể đạt 1 đỉnh cao.
1 ví dụ đơn giản là âm nhạc xưa và nay. Âm nhạc xưa ko bị gò bó bởi cơm áo gạo tiền, nên có thể "sống" rất lâu trong lòng khán giả. Bây giờ chỉ có ở những người nổi tiếng, ko quá chú trọng tiền bạc, lâu lâu ra nhạc,... thì còn gọi là có thể nghe. Nhưng nhạc thị trường hiện nay phải ra nhạc mới có cơm kiểu kiểu vậy, những bài hát thậm chí hit với giai điệu bắt tai, lời lẽ nhảm nhí chỉ nổi lên vài hôm rồi chẳng còn ai nhớ đến nữa. 1 sự khác biệt dễ thấy.