Đề xuất hướng phát triển nghề công tác xã hội tai Việt Nam
kiến thức chung
Các dự án phát triển cộng đồng, nâng cao nhận thức,… hiện nay chủ yếu do những nguồn hỗ trợ từ các tổ chức phi chính phủ, các tổ chức quốc tế như Uniceff, WB, USaid,.. đầu tư. Nhà nước ta cần chú trọng hơn nữa đến việc hỗ trợ phát triển ngành, phổ cập đến các địa phương, tuyên truyền và tăng cường hiểu biết của người dân về vai trò và sự thiết yếu của ngành công tác xã hội trong đời sống. Từ đó, người dân mới dần làm quen với việc tìm đến nhân viên. Công tác xã hội để trợ giúp họ giải quyết những vấn đề của mình Thiết yếu nên có một thể chế chung, một bộ luật khung về nghề công tác xã hội. Điều này cũng đã được nêu ra trong đề án 32 phát triển nghề công tác xã hội giai đoạn 2010-2020. Việc Ngoài ra, nhà nước ta cũng nên tăng cường các chương trình liên kết với nước ngoài, đưa một số cán bộ chuyên ngành công tác xã hội tới những nước đã phát triển khá hoàn chỉnh về nghề như Mỹ, Úc,.. để học tập, tham khảo. Đối với việc đào tạo, tập huấn cho sinh viên, cán bộ nhân viên ngành công tác xã hội nên tăng cường thực hành để tiếp cận với những tình huống thực tế. Các mô hình công tác xã hội tại địa phương, các cơ quan, trường học,… cũng nên được mở rộng. với tình hình phát triển của nước ta hiện nay rất cần thiết phải có công tác xã hội, một ngành trợ giúp chuyên nghiệp.
Hồng Hải Thủy