Đế Vương Việt Nam - Hồi 1 Lý Nam Đế (544-548)

  1. Lịch sử

Sơ lược tình hình lịch sử: năm 502, nhà Tề đổ, 

nhà Lương
được thành lập (ở Trung Quốc). Năm 505, nhà Lương phong cho Lý Tắc làm thứ sử Giao Châu (tức Việt Nam ta). Từ đó nước ta bị nhà Lương đô hộ. Lý Tắc vốn là một con người tham lam, tàn bạo. Hắn ra sức tăng thuế bốc lột dân ta, lại thực hiện chính sách phân biệt đẳng cấp khắt khe. Nhân dân ở Giao Châu khổ càng thêm khổ, không ai là không căm phẫn, uất hận. Sau nhà Lương lại đổi Tiêu Tư làm Thứ sử Giao Châu song tên này không hề thua gì Lý Tắc.

Sơ yếu lý lịch: Lý Nam Đế tên thật là Lý Bí hay Lý Bôn, quê ở Long Hưng (Thái Bình), sinh ngày 17-10-503, ông là con nhà hào trưởng Lý Toản, mẹ là Lê Thị Oánh người Ái Châu (Thanh Hóa).

Cuộc đời và sự nghiệp:

Tuổi thơ của Lý Nam Đế: 5 tuổi bố mất, 7 tuổi mẹ qua đời, ông phải ở cùng chú ruột. Một Vị pháp tổ thiền sư thấy Lý Bí khôi ngô, tuấn tú nên xin làm con nuôi, đem về chùa Linh Bảo nuôi dạy. Sau 10 năm đèn sách chuyên cần, lại được thiền sư hết lòng dạy bảo, Lý Bí trở thành người học rộng, hiểu nhiều, ít người sánh kịp, lại tài kiêm văn võ, nên ông được bầu làm thủ lĩnh địa phương.

Khởi nghĩa mùa xuân năm Nhâm Tuất (542): thấy được tình cảnh khốn khổ của nhân dân dưới sự đô hộ của triều Lương tàn ác mà điển hình là tên thứ sử Tiêu Tư. Tháng giêng năm 542 Lý Bí lãnh đạo nhân dân khởi nghĩa, tấn công quân Lương, Tiêu Tự khiếp sợ chạy về nước, chưa đầy 3 tháng đã chiếm được hầu hết quận, huyện và cả thành Long Biên.

ly-bi-ly-nam-de

Lý Bí cùng nhân dân khỏi nghĩa

ảnh minh họa: truyenxuatichcu.com

Quân Lương phản công, nam hạ lần thứ nhất: nghe tin Giao Châu có loạn, vua Lương liền ra lệnh cho Thứ sử Việt châu Trần Hầu, Thứ sử La châu Ninh Cự, Thứ sử An châu Úy Trí và Thứ sử Ái châu Nguyễn Hán cùng hợp binh đánh Lý Bí. Nhưng Lý Bí đã chủ động đánh trước, quân Lương bại trận thê thảm, nhân dân ta kháng chiến chống Lương lần thứ nhất thắng lợi.

Quân Lương tấn công lần thứ hai (543): lần này vua Lương đích thân chỉ huy đại quân nam hạ, quyết chiếm Giao Châu. Lý Bí đích thân đem quân nghênh chiến tại bán đảo Hợp Phố, quân Lương sau cùng thương vong quá nữa rút về thảm bại. Lãnh thổ Vạn Xuân từ nay không chỉ có Giao Châu phía nam mà còn cộng thêm Hợp Phố ở phía Bắc. Nhân dân ta kháng chiến chống Lương lần thứ 2 thắng lợi.

Bản_đồ_Lĩnh_Nam_thời_Trưng_Vương-Hai_Bà_Trưng

Hợp Phố (nay thuộc Trung Quốc) vốn là đất của nước Nam Việt do Triều Đà sáng lập sau thuộc về các triều đại phong kiến Trung Quốc, rồi trở thành đất của Vạn Xuân năm 543

ảnh minh họa: wikipedia.

Lâm Ấp tiến đánh Nhật Nam (543): Quân Lâm Ấp (tức Champa) tiến công cướp phá quận Nhật Nam của ta, nên Lý Bí liên sai tướng Phạm Tu tiến đánh tại Cửu Đức (Hà Tĩnh), quân Lâm Ấp thua bỏ chạy về nước.

9129530_1

Tướng quân Phạm Tu

ảnh minh họa: baoangiang.com.vn

Khai quốc, Xưng Đế: tháng 2 năm 544 Lý Bí lên ngôi hoàng đế, tự xưng Lý Nam Đế, lấy niên hiệu Thiên Đức, đặt tên nước là Vạn Xuân, đóng đô Long Biên (Thuân Thành, Bắc Ninh ngày nay).

Kết quả hình ảnh cho Lý Nam Đế

Vạn Xuân thành lập (Lý Nam Đế là người mặc áo bào đứng bên trái)

ảnh minh họa: zing.vn

Bước đầu xây dựng nhà nước non trẻ: Triều đình chia làm 2 ban văn võ, Phạm Tu đứng đầu hàng quan võ, Tinh Thiều đứng đầu hang quan văn, Triệu Túc được phong làm thái phó, Triệu Quang Phục con trai lão tướng Triệu Túc, tuổi trẻ tài cao được phong làm đại tướng. Lý Nam Đế cho đúc tiền đồng để tiêu dùng trong nước, cho dựng một ngôi chùa lớn ở phường yên Hoa (Yên Phụ) lấy tên là khai quốc. Ngôi chùa đó nay là chùa Trấn Quốc trên đảo cá vàng ở hố Tây, Hà Nội.

250px-Chùa_Trấn_Quốc,_Hà_Nội

chùa Trấn Quốc trên đảo cá vang nằm giữa hồ Tây, Hà Nội ngày nay

ảnh minh họa: wikipedia

Quân Lương tấn công lần thứ 3 (545): đầu năm 545, nhà Lương cử tướng Trần Bá Tiên chia quân làm hai đường thủy bộ kéo sang nước ta, Lý Nam Đế đem quân chặn đánh ở vùng sông Lục Đầu (Hải Dương), nhưng địch nhiều ta ít, vua không thể nào cản nổi quân giặc, phải lui binh về, giữ thành ở cửa sông Tô Lịch (Hà Nội), quân địch trên đà chiến thắng tiến tới ồ ạt, Phạm Tu vì bảo vệ Lý Nam Đế hy sinh oanh liệt. Vua đành lui về miền núi Vĩnh Phúc đóng thủy quân tại hồ Điển Triệt (Lập Thạch, Vĩnh Phúc). Vào một hôm bỗng có một cơn mưa to, nước đổ ngược vào hồ, Trần Bá Tiên năm lấy cơ hội, thúc quân tiêu diệt quân Lý. Nhà vua lại phải chạy về trốn ở động Khuất Lão (Tam Nông, Phú Thọ).

lynamde

Lý Nam Đế đích thân ra trận

ảnh minh họa: www.hoangthanhthanglong.vn

Phút cuối đời Lý Nam Đế: tại động Khuất Lão, Lý Nam Đế vì hao tổn khí huyết, lao lực cả đời mà ốm nặng, biết mình không qua khỏi ông đã trao quyền lại cho Triệu Quang Phục mong chàng tiếp tục cuộc kháng chiến chống quân Lương giành lại nước Vạn Xuân của người Việt, 13-4-548 Lý Nam Đế qua đời ở tuổi 45.

Hình ảnh của Lý Nam Đế trong văn hóa dân tộc Việt Nam: Lý Nam Đế là vị vua đầu tiên của nước ta, ông lập nước Vạn Xuân, thành lập triều đình riêng là đã khảng định được chủ quyền độc lập, bền vững muôn đời của dân tộc ta rồi. Vì thế nhân dân ta nhiều nơi lập đền thờ ông cùng các khai quốc công thần nhà Tiền Lý để ghi nhớ công ơn của ông. Chỉ tính các đền thờ ở miền bắc thôi đã có trên 200 đền thờ rồi, nay ở Hà Nội cũng có một khu phố mang tên ông, nhân dân khắp nơi đặc biệt là miền bắc vẫn làm giỗ cho ông theo nghi lễ của một vị vua.

20140212214238000000-Vua_Ly_Nam_de

tượng Lý Nam Đế

ảnh minh họa: thuvienlichsu.com

P/S: liệu Triệu Quang Phục có hoàn thành được ý nguyện cuối cùng của Lý Nam Đế, liệu ông sẽ làm gì để chiến thắng Trần Bá Tiên thông minh, xảo quyệt, giành lại non sông Vạn Xuân. Muốn biết chuyện gì xảy ra tiếp theo, thì xem hồi sau sẽ rõ.

Từ khóa: 

lý nam đế

,

vua việt nam

,

lý bí

,

triệu quang phục

,

phạm tu

,

lịch sử

Bạn ơi vậy lý nam đế là vị hoàng đế đầu tiên hay đinh tiên hoàng là vị hoàng đế đầu tiên vậy bạn.
Trả lời
Bạn ơi vậy lý nam đế là vị hoàng đế đầu tiên hay đinh tiên hoàng là vị hoàng đế đầu tiên vậy bạn.