Đề từ là gì?
kiến thức chung
Đề từ (tiếng Pháp: prologue)
Thành phần nằm ngoài văn bản của một tác phẩm, được viết ở đầu sách hoặc sau tiêu đề ở mỗi chương trong cuốn sách nhằm hướng người đọc vào ý đồ nghệ thuật của tác giả hoặc tư tưởng của tác phẩm.
Đề từ khác với tựa ở chỗ ngắn gọn, súc tích. Hình thức đề từ rất đa dạng, phong phú.
Đề từ có thể là một câu hay một đoạn trích trong tác phẩm. Đó là những câu, những đoạn tiêu biểu nhất mà tác giả lựa chọn. Ví dụ : Tố Hữu đã lấy một câu thơ trong bài Mẹ Tơm làm đề từ cho cả tập thơ Gió lộng :
“Gió lộng đường khơi rộng đất trời”
Đề từ có thể lấy từ bên ngoài tác phẩm, nghĩa là tác giả mượn lời của người khác: Một câu thơ, một lời nói, một câu tục ngữ,… đã phổ biến và được nhiều người hâm mộ. Ví dụ: Một câu nói bất hủ của Hồ Chí Minh được dùng làm đề từ cho tiểu thuyết Dấu chân người lính của Nguyễn Minh Châu:
“Hễ còn một tên xâm lược trên đất nước ta thì ta còn phải chiến đấu quét sạch nó đi.”
Đề từ cũng có khi khơi nguồn cảm hứng cho tác giả trong quá trình sáng tạo. Huy Cận đã đề từ bài Tràng giang của mình bằng câu:
“Bâng khuâng trời rộng nhớ sông dài.”
Cảm hứng này được phát triển trong toàn bộ bài thơ và kết lại trong những dòng cuối của tác phẩm.
Nội dung liên quan
Nội dung sắp xếp theo thời gian
Việt Đài Bằng