Đề tài chủ yếu trong thơ Trần Nhân Tông?

  1. Kiến thức chung

Từ khóa: 

kiến thức chung

Quên danh, quên lợi, quên thị phi, vua Trần Nhân Tông vẫn nhớ đến mùa xuân. Và chỉ một tiếng chim hót vào một buổi sáng nào đó, sau trận mưa đêm làm hoa rụng hết, đã làm vua giật mình, mùa xuân đã qua rồi. Thời gian trôi đi chóng vánh, mới ngày nào đó năm cũ mới hết, vậy mà mùa xuân bây giờ đã không còn thấy nữa. Cảm thức thời gian này là một trong những cảm thức đã chi phối mọi suy nghĩ và hành động của chính bản thân vua Trần Nhân Tông. Trong Cư trần lạc đạo phú vua hằng mong: “Nửa ngày rồi, tự tại thân tâm”. Thế mà công việc cứ dồn dập đổ tới tưởng như không bao giờ dứt. Ngay cả khi vua đến sống những nơi có vẻ như xa lánh hết mọi buộc ràng, công việc vẫn theo nhau kéo tới. ĐVSKTT 6 tờ 37a5-9 kể chuyện: “Nguyễn Quốc Phụ làm nội thư chính chưởng, là cận thần của vua Trần Nhân Tông. Trong khoảng Hưng Long (1293-1314), chức hành khiển thiếu người, Thượng hoàng (tức vua Trần Anh Tông, LMT) chầu vua Nhân Tông ở chùa Sùng Nghiêm. Vua Nhân Tông bảo Quốc Phụ làm được, Thượng hoàng thưa: ‘Nếu lấy ngôi thứ mà nói thì được, nhưng chỉ thích uống rượu thôi’, vua Nhân Tông không nói gì. Bèn không dùng”. Và ta cũng thấy ở trên, trước lúc đi sứ ở Chiêm Thành vào tháng 10 năm Kỷ Mão (1303) Đoàn Nhữ Hài đến gặp vua Trần Nhân Tông cũng tại chùa Sùng Nghiêm này. Một cuộc sống đầy ắp những công việc như thế, rõ ràng không vì lợi cho bản thân mình, và tất nhiên càng không thể vì danh. Có gì là lợi, khi bản thân mình thì “mặc cà sa nằm trướng giấy”, “cà một vò tương một hũ”, lợi đã không có thì làm gì có danh. Vì danh thường kết với lợi. Nhưng nói thế không phải để buông xuôi. Chỉ có vấn đề là không đặt chúng thành mục đích của cuộc sống. Cuộc sống của vua Trần Nhân Tông và nhân dân Đại Việt thời đại ấy có một mục đích khác, đó là “tự tại thân tâm”, là “an nhàn thể tính”. Nói theo ngôn ngữ hiện đại, đó là một sự theo đuổi hạnh phúc. Nhưng hạnh phúc là gì, thì mỗi người phải tự trả lời lấy. Vua Trần Nhân Tông đã xuất gia trên núi Yên Tử cũng như trong khi cầm quân chiến đấu với giặc thù ở Tây Kết, có thể vua đã cảm thấy mình tự tại an nhàn. Ai giới hạn mình mà mình không tự tại nếu không phải là chính mình. Ai ngăn trở mình mà mình không an nhàn nếu không phải là chính mình. Mình phải cải tạo chính mình và thế giới để tạo cho mình tự tại và an nhàn. Đây chính là thông điệp mà thơ văn Trần Nhân Tông đã gửi đến cho chúng ta hôm nay và bao nhiêu thế hệ trước nữa: Ai buộc mà đi giải thoát tìm Không phàm sao phải kiếm thần tiên Vượn đùa ngựa mỏi người già phải Như cũ am mây một sập thiền (Thùy trược cánh tương cầu giải thoát Bất phàm hà tất mích thần tiên Viên nhàn mã quyện nhân ưng lão Y cựu vân trang nhất tháp thiền)
Trả lời
Quên danh, quên lợi, quên thị phi, vua Trần Nhân Tông vẫn nhớ đến mùa xuân. Và chỉ một tiếng chim hót vào một buổi sáng nào đó, sau trận mưa đêm làm hoa rụng hết, đã làm vua giật mình, mùa xuân đã qua rồi. Thời gian trôi đi chóng vánh, mới ngày nào đó năm cũ mới hết, vậy mà mùa xuân bây giờ đã không còn thấy nữa. Cảm thức thời gian này là một trong những cảm thức đã chi phối mọi suy nghĩ và hành động của chính bản thân vua Trần Nhân Tông. Trong Cư trần lạc đạo phú vua hằng mong: “Nửa ngày rồi, tự tại thân tâm”. Thế mà công việc cứ dồn dập đổ tới tưởng như không bao giờ dứt. Ngay cả khi vua đến sống những nơi có vẻ như xa lánh hết mọi buộc ràng, công việc vẫn theo nhau kéo tới. ĐVSKTT 6 tờ 37a5-9 kể chuyện: “Nguyễn Quốc Phụ làm nội thư chính chưởng, là cận thần của vua Trần Nhân Tông. Trong khoảng Hưng Long (1293-1314), chức hành khiển thiếu người, Thượng hoàng (tức vua Trần Anh Tông, LMT) chầu vua Nhân Tông ở chùa Sùng Nghiêm. Vua Nhân Tông bảo Quốc Phụ làm được, Thượng hoàng thưa: ‘Nếu lấy ngôi thứ mà nói thì được, nhưng chỉ thích uống rượu thôi’, vua Nhân Tông không nói gì. Bèn không dùng”. Và ta cũng thấy ở trên, trước lúc đi sứ ở Chiêm Thành vào tháng 10 năm Kỷ Mão (1303) Đoàn Nhữ Hài đến gặp vua Trần Nhân Tông cũng tại chùa Sùng Nghiêm này. Một cuộc sống đầy ắp những công việc như thế, rõ ràng không vì lợi cho bản thân mình, và tất nhiên càng không thể vì danh. Có gì là lợi, khi bản thân mình thì “mặc cà sa nằm trướng giấy”, “cà một vò tương một hũ”, lợi đã không có thì làm gì có danh. Vì danh thường kết với lợi. Nhưng nói thế không phải để buông xuôi. Chỉ có vấn đề là không đặt chúng thành mục đích của cuộc sống. Cuộc sống của vua Trần Nhân Tông và nhân dân Đại Việt thời đại ấy có một mục đích khác, đó là “tự tại thân tâm”, là “an nhàn thể tính”. Nói theo ngôn ngữ hiện đại, đó là một sự theo đuổi hạnh phúc. Nhưng hạnh phúc là gì, thì mỗi người phải tự trả lời lấy. Vua Trần Nhân Tông đã xuất gia trên núi Yên Tử cũng như trong khi cầm quân chiến đấu với giặc thù ở Tây Kết, có thể vua đã cảm thấy mình tự tại an nhàn. Ai giới hạn mình mà mình không tự tại nếu không phải là chính mình. Ai ngăn trở mình mà mình không an nhàn nếu không phải là chính mình. Mình phải cải tạo chính mình và thế giới để tạo cho mình tự tại và an nhàn. Đây chính là thông điệp mà thơ văn Trần Nhân Tông đã gửi đến cho chúng ta hôm nay và bao nhiêu thế hệ trước nữa: Ai buộc mà đi giải thoát tìm Không phàm sao phải kiếm thần tiên Vượn đùa ngựa mỏi người già phải Như cũ am mây một sập thiền (Thùy trược cánh tương cầu giải thoát Bất phàm hà tất mích thần tiên Viên nhàn mã quyện nhân ưng lão Y cựu vân trang nhất tháp thiền)