Để không buông thả tài chính cá nhân, nên sử dụng thẻ tín dụng như nào cho hợp lí?

  1. Đầu tư & Tài chính

  2. Tip & Trick

Chuyện là em mới mở 1 chiếc thẻ tín dụng để linh hoạt hơn trong việc chi - tiêu, trước khi nhìn thấy những cám dỗ mà thẻ tín dụng mang lại thì em muốn tìm hiểu mng xem mng đã sử dụng thẻ tín dụng chưa và mng sử dụng như nào cho hợp lí để thắt chặt chi tiêu của mình ạ? Em mong có chút kinh nghiệm để quản lý tài chính của mình ạ.

Từ khóa: 

tài chính cá nhân

,

thẻ tín dụng

,

kiến thức tài chính

,

đầu tư & tài chính

,

tip & trick

Cái này có tính là thần linh mách bảo không ta, mình mới lên bài viết 

Vén màn bí mật thẻ tín dụng và 8 nguyên tắc sử dụng thẻ tín dụng bạn cần
biết 2 hôm trước luôn. Bạn có thể đọc full bài viết tại blog của mình nhé, tại bài cũng khá dài.

Bản chất của thẻ tín dụng là VAY TIỀN của tương lai để tiêu dùng cho hiện tại. Với câu hỏi của bạn thì trước hết nên nhìn xem một số các chi phí khi sử dụng thẻ tín dụng dưới đây nhé.

Các chi phí sử dụng thẻ

  • Tiền lãi của thẻ tín dụng: tùy ngân hàng sẽ giao động từ 25% – 40%/năm, bạn sẽ được miễn lãi 45 ngày kể từ ngày đầu chu kỳ sử dụng thẻ. Ví dụ ngày đầu chu kỳ sử dụng thẻ là ngày 1/6, đến ngày 30/6 kết thúc chu kỳ, trong 30 ngày này và 15 ngày nữa của tháng 7, bạn sẽ được miễn lãi cho khoản chi tiêu trong tháng 6.
  • Phí thường niên: khoảng 300.000 – 500.000 VND
  • Phí quản lý áp dụng cho các giao dịch nước ngoài: khoảng 1% – 3% giá trị giao dịch
  • Phí rút trước tiền mặt: 3 – 6% tùy ngân hàng
  • Phí thanh toán chậm: 4 – 6% tùy ngân hàng, phí này không áp dụng nếu bạn thanh toán số dự nợ tối thiểu trở lên
  • Phí dịch vụ trả góp: 0.5% – 2% tùy ngân hàng.

https://cdn.noron.vn/2022/07/26/49956199998641373-1658837148.png

Trả lời

Cái này có tính là thần linh mách bảo không ta, mình mới lên bài viết 

Vén màn bí mật thẻ tín dụng và 8 nguyên tắc sử dụng thẻ tín dụng bạn cần
biết 2 hôm trước luôn. Bạn có thể đọc full bài viết tại blog của mình nhé, tại bài cũng khá dài.

Bản chất của thẻ tín dụng là VAY TIỀN của tương lai để tiêu dùng cho hiện tại. Với câu hỏi của bạn thì trước hết nên nhìn xem một số các chi phí khi sử dụng thẻ tín dụng dưới đây nhé.

Các chi phí sử dụng thẻ

  • Tiền lãi của thẻ tín dụng: tùy ngân hàng sẽ giao động từ 25% – 40%/năm, bạn sẽ được miễn lãi 45 ngày kể từ ngày đầu chu kỳ sử dụng thẻ. Ví dụ ngày đầu chu kỳ sử dụng thẻ là ngày 1/6, đến ngày 30/6 kết thúc chu kỳ, trong 30 ngày này và 15 ngày nữa của tháng 7, bạn sẽ được miễn lãi cho khoản chi tiêu trong tháng 6.
  • Phí thường niên: khoảng 300.000 – 500.000 VND
  • Phí quản lý áp dụng cho các giao dịch nước ngoài: khoảng 1% – 3% giá trị giao dịch
  • Phí rút trước tiền mặt: 3 – 6% tùy ngân hàng
  • Phí thanh toán chậm: 4 – 6% tùy ngân hàng, phí này không áp dụng nếu bạn thanh toán số dự nợ tối thiểu trở lên
  • Phí dịch vụ trả góp: 0.5% – 2% tùy ngân hàng.

https://cdn.noron.vn/2022/07/26/49956199998641373-1658837148.png

Tối đa hoá các chi tiêu bằng debit (tiền mặt, chuyển khoản), chỉ sử dụng thẻ credit khi có sự kiện bất khả kháng, bỏ ngay suy nghĩ rằng dùng thẻ credit rất lợi (tiêu tiền hnay xx ngày sau mới phải trả, cứ tiêu đi) hoặc đặt ra hạn mức cho mình về số ngày chi tiêu/số tiền chi tiêu bằng thẻ credit (ví dụ: kì của thẻ credit là từ 6/7-5/8 - trả ngày 20/8 thì chỉ dùng thẻ từ ngày 6-16/7 và số tiền tối đa là xx thôi chẳng hạn) =))
Chị đang thử thiết lập nguyên tắc này cho mình, thấy cx hiệu quả hơn (vì có 1 thẻ ko nỡ đóng :))), nhưng mà cách tốt nhất vẫn là không nên dùng =)).
Thẻ tín dụng chỉ hữu ích với những ai đã làm chủ được sức mạnh của mình, và nó tiềm ẩn nguy cơ gây hại nhiều hơn cho những người vẫn đang gặp các vấn đề về chi tiêu và thu nhập.
Vì vậy, hai bài học quan trọng nhất và cấp thiết nhất dành cho bất kỳ ai:
  1. Tăng thu nhập là mục tiêu tối quan trọng và cần theo đuổi cả đời.
  2. Kiểm soát chi tiêu (kiểm soát chứ không phải giới hạn) có thể giúp bạn kiểm soát cuộc sống.
Hãy nhớ, khi vay nợ để sử dụng, bạn đang dùng tiền của bạn trong tương lai. Vì vậy, một tốc độ phát triển đủ nhanh và chiến lược tốt sẽ giúp bạn có được lợi ích đòn bẩy. Nhưng nếu bạn tiêu hết tiền của năm 2023 trong năm 2022 mà chẳng thu được gì có ích, thì năm 2023 sẽ cực kỳ khổ sở vì đó là năm bạn phải chi tiêu ít hơn cả trước khi có thẻ tín dụng vì bạn phải trả nợ thẻ tín dụng. Cuộc đời của bạn sẽ có những chu kỳ nơi các năm phải trả nợ rơi xuống đáy và cảm giác tất cả mọi thứ đều thật khó khăn.
Đây dường như cũng là quy luật vận hành (nói một cách giản lược nhất có thể) của nền kinh tế nơi phần lớn tiền trên thế giới là tín dụng. Thế giới tư bản vay tiền của tương lai để kích thích tăng trưởng ở hiện tại, và nếu mọi thứ không đi đúng hướng, khi thời điểm trả nợ đến hạn, suy thoái sẽ xảy ra. Gọi là các chu kỳ nợ ngắn và chu kỳ nợ dài.
Vì tiền hay tín dụng cũng đều là tài nguyên. Sử dụng tài nguyên thì không xấu, sử dụng sai cách, thiếu hiệu quả và lãng phí mới xấu.

Tôi nghĩ rằng bạn muốn thắt chặt chi tiêu thì tốt nhất đừng sử dụng thẻ tín dụng nhiều. 

Mở 1-2 thẻ thôi, hạn chế mở nhiều thẻ cùng một lúc, theo dõi kỳ hạn mức, không cho người lạ hoặc người không thân thiết mượn thẻ, trả tiền đúng hạn.

Xài thẻ tín dụng cũng giống một hình thức vay nợ, bạn vay ngân hàng và phải có trách nhiệm trả món nợ đó. Cho nên khả năng bạn có thể trả bao nhiêu thì bạn hẵng chi tiêu bấy nhiêu, ví dụ hàng tháng bạn kiếm ra 15tr thì bạn chỉ được tiêu ít hơn số đấy thôi, đừng cho rằng hạn mức tín dụng của bạn cao thì bạn có thể tiêu nhiều hơn, bởi hạn mức đấy nó dựa vào nhiều thứ lắm kiểu uy tín, tài sản thế chấp, bđs,...Tiêu cái gì thì nên theo dõi chi tiết và kỷ luật bản thân chỉ được tiêu trong phạm vi đã định sẵn.

Ngoài ra bạn nên trả nợ đúng hạn để không bị phạt hay tăng lãi suất cao và còn bị trừ điểm tín dụng nữa. Thẻ cũng có hạn mức riêng để giới hạn chi tiêu trong khả năng của bạn, nhưng tôi nghĩ rằng bạn nên đặt thêm hạn mức riêng của mình để thanh toán thành từng đợt thay vì thanh toán 1 lúc, ví dụ bạn theo dõi mục chi tiêu là đã tới mức 3tr hoặc 5tr, lúc đó bản thân bạn cần chủ động thanh toán, đừng để nó dồn rồi đến 1 ngày bạn không theo dõi chi tiêu mà lỡ chi quá tay sẽ bị nợ quá hạn.

Chi tiêu vừa khả năng
Sau khi làm thẻ tín dụng, mọi người thường có xu hướng chi tiêu qua thẻ nhiều hơn, và điều này sẽ cực kỳ nguy hiểm nếu như không được kiểm soát. Khi phát hành thẻ tín dụng, các ngân hàng sẽ cấp cho bạn một hạn mức tín dụng nhất định. Đối với người trẻ mới đi làm, hạn mức này có thể sẽ lớn hơn nhiều lần so với thu nhập thực tế của bạn, chính vì vậy việc chi tiêu hết hạn mức sẽ là một rủi ro lớn. Tốt nhất bạn không nên sử dụng hết 100% hạn mức cho việc chi tiêu mua sắm.
Giả sử lương của bạn là 10 triệu, hạn mức thẻ là 30 triệu, khi bạn chi tiêu hết 100% hạn mức thì số tiền bạn phải trả sẽ vượt trên mức lương của bạn tới 20 triệu. Nếu như bạn là một người chưa có tích lũy tài chính ổn định, chắc chắn việc kiếm thêm 20 triệu trả nợ là một điều rất khó khăn. 
https://cdn.noron.vn/2022/07/27/5f6e0f000f4d55001103250e-1658912831-1658912831.jpg
Một lưu ý nữa là không rút tiền mặt và chuyển khoản bằng thẻ tín dụng
Thực tế, thẻ tín dụng có thể rút được tiền mặt. Tuy nhiên, bạn KHÔNG NÊN làm điều này, bởi lẽ tính năng chính của thẻ tín dụng là để thanh toán chứ không dùng để vay “nóng” tiền mặt. Ngay tại thời điểm rút tiền, bạn sẽ bị tính lãi suất, và thường mức lãi suất này rất cao. Điều tồi tệ nhất đối với thẻ tín dụng là ứng tiền mặt từ nó để sử dụng. Thẻ tín dụng sinh ra để thay thế tiền mặt vì vậy chẳng có lý do gì bạn lại làm điều ngược lại. Ngay cả trong các trường hợp khẩn cấp thì việc ứng tiền mặt bằng thẻ tín dụng cũng không được khuyến khích. Nếu bạn đã từng hoặc đang thực hiện việc này thì hãy dừng nó lại càng sớm càng tốt vì bạn đang hủy hoại tương lai tài chính của mình.
Tương tự với việc rút tiền mặt, chuyển khoản từ thẻ tín dụng khiến bạn mất rất nhiều phí. Vì thế, khi cần chuyển khoản hoặc rút tiền mặt bạn nên sử dụng thẻ ghi nợ.
Ngoài ra bạn cũng không nên mở quá nhiều thẻ (1-2 thẻ là vừa đủ), và hãy ghi nhớ luôn luôn phải thanh toán thẻ đúng hạn.

Nguyễn Thị Thu Hương
bạn có kinh nghiệm nào muốn chia sẻ cùng với mọi người không?

Cách tốt nhất là không dùng thẻ tín dụng với thẻ ghi nợ thì đặt hạn mức thanh toán và chia nhỏ khoản tiền của mình thành các quỹ tiết kiệm để ngăn cản tình trạng tiêu theo cảm tính