De etymologia loquamur (7)
Từ "noon" (giữa trưa) trong tiếng Anh gốc từ là số 9 trong tiếng Latinh, nhưng lại chỉ 3 giờ chiều (chung quy là chả liên quan gì đến giờ 12 như cách dùng hiện nay trong tiếng Anh!).
Noon có gốc từ tiếng Latinh "nona hora" (giờ thứ 9), là 3 giờ chiều bây giờ. Đây là 1 trong những giờ trong số canonical hours (en) = horae canonicae (la) của Kitô giáo: matutinum, laudes, prima, tertia, sexta, NONA, vesperae, completorium.
Một số thông tin liên quan đến đề tài (vì bạn học gốc từ cũng nên hiểu nữa):
Phân ra các giờ như vậy thường để đọc kinh thần vụ. Nhưng giờ 9 là giờ người ta phải ăn chay cho đến lúc đó. Cả mùa chay hơn 1 tháng đều phải giữ chay rất nghiêm ngặt (nhịn tới sau giờ kinh Nona). Vì quá gắt nên dần người ta dời giờ đó lên dần đến khoảng giữa trưa, nên Nona thành 12h trưa. (Cách giữ chay hiện hành cũng không còn như xưa).
Ngày nay chỉ những người đi tu mới phải đọc kinh thần vụ và cũng không đọc nhiều giờ như xưa. Bổn đạo cũng được khuyến khích, nhưng cá nhân mình hiếm thấy có người nào không tu mà đọc kinh thần vụ quá 2 lần trong 1 ngày.
Việc cầu nguyện nhiều lần trong ngày bắt nguồn từ Do Thái giáo. Kitô giáo cũng tiếp tục truyền thống đó, nhưng dần dần có thay đổi các chi tiết. Mình không biết nhiều về các giờ của người Hồi giáo cầu nguyện, nhưng chắc hẳn 5 giờ của họ cũng lấy ý tưởng từ truyền thống Kitô giáo / Do Thái giáo mà ra.