Để chọn sách tốt, sách hay thì ta cần làm thế nào và cách đọc sách ra sao?

  1. Sách

Từ khóa: 

cách đọc sách

,

chọn sách

,

phân biệt sách hay

,

sách

Chào bạn, câu hỏi của bạn khá hay đấy, mình xin được trả lời từng ý một nha.

1, cách để chọn là sách hay? Mỗi loại sách đều có cái hay của nó và cách lựa chọn cùng việc đánh giá cũng khác nhau.

• khi chọn sách chúng ta sẽ bắt đầu bằng phương pháp loại trừ.

- loại trừ đầu tiên những thứ sách mà dài nhăng nhẳng, to lớn, nặng nề, vì sự chăm chú năng lực tinh thần cũng như trí nhớ của mỗi người chúng ta là có hạn, nên những cuốn sách mà dài lê thê bất tận là không thể thích nghi được. Cuốn sách hay là sách ngắn mà ý nghĩa thâm sâu, sách mà viết dài là do sự bất tài của người viết sách.

- loại trừ luôn cả những cuốn sách buốn chán, tẻ nhạt. Sách mà trình bày buồn tẻ khô khan là sách không nên đọc , mất thời gian, mất hứng thú và không có kết quả gì.

- và sau cùng loại cả những cuốn sách khó hiểu, sách mà khó hiểu là sách của hạng tác giả không biết mình nói gì, là những kẻ có đầu óc mù mờ nên cách hành văn rất luộm thuộm, nói cái gì chả ra cái gì, dễ làm người đọc chán nản và mất đi hứng khởi của sự học.

=) nói chung là nên bỏ những cuốn sách dài lê thê bất tận, buồn chán và khó hiểu. Nhưng cũng đừng ngắn, vui vẻ và dễ dàng quá nếu không sẽ trở thành một cuốn sách đơn sơ, thiếu căn bản và có thể là rỗng tuếch.

2, đọc sách như thế nào ?

- tính cách tôn nghiêm của sự đọc sách. Khi đọc sách chúng ta nên tạo cho không khí xung quanh ta một sự trang nghiêm và trầm lặng. Tránh vừa đọc vừa ăn vừa nói chuyện, đọc một trang lại thôi. Bạn nên dành một khung giờ nào đó cho việc đọc sách và tránh để người khác làm phiền.

- chỉ đọc các tác phẩm hay. Sách hay nói ở đây không chỉ là văn chương tao nhã mà còn hay về ý tưởng thâm trầm. Cách nào để nhận ra một quyển sách hay là khi bạn đọc nó lần đầu bạn thấy hay bạn đọc lại rồi đọc lại càng đọc lại càng hay, lại cảm thấy nó càng lúc càng rộng rãi sâu xa biết chừng nào. Còn cuốn sách tháng này đọc thấy hay, tháng sau đọc bớt hay thì không nên đọc.

- uống nước tận nguông. Khi đọc sách ta nên đọc vào tác phẩm gốc của nó càng đọc sát bản gốc thì mới càng hiểu được cái thâm thúy của tác giả. Chớ nên thông qua bất khì một người trung gian nào ngay cả dịch giả. Nếu như bạn thích đọc sách ngoại văn mà không biết tiếng nước đó thì bạn có thể đọc đỡ những dịch giả uy tín, nhưng tốt hơn bạn nên cố gắng đọc bản gốc nhé.

- sách quá nhiều chú giải. Không nên đọc sách quá nhiều chú giải. Nhiều người nghĩ đọc sách có nhiều chú giải sẽ giúp họ hiểu tác giả một cách rành mạch hơn. Nhưng đó là sai lầm, chúng ta phải tự mình cảm nhận lấy thì mới có thể thấu hiểu trọn vẹn đừng để có quá nhiều người xen vào sự giành giựt sự thông cảm của riêng ta.

- đọc sách cần đọc đi đọc lại nhiều lần. Đọc đi đọc lại nhiều lần không phải là để cho dễ nhớ mà bởi có nhiều thứ sách quá hàm súc, đọc một lần không tài nào hiểu hết được. Phải đọc đến lần thứ 3 thứ 4 mới hiểu được. Mình có nói đến sách khó đọc phía trên, khó đọc ở đây là văn tự lòng vòng cấu tạo hỗn độn mà ý nghĩa thực chăng chẳng có gì. Còn sách hàm súc là văn từ điêu luyện, phải chú ý thật kĩ mới có thể thấy được những ẩn ý bên trong.

- bất kì sách nào cũng cần một tấm lòng thiện cảm. Khi đọc sách ta nên dẹp bỏ hết những thành kiến quan điểm có liên quan đến những gì sách nói, đừng nên tỏ ra có thiên ý, ác ý, hay kình địch đối với tác phẩm nếu không ta sẽ mất đi nhiều cơ hội.

Mình nghĩ tới đây chắc đủ dùng rồi. Xin lỗi bạn nhiều nhen, thực sự nói về vấn đề này là quá nhiều, mình chỉ có thể chia sẻ đến đây thôi. Hì hì có thắc mắc gì thì bạn cứ hỏi thêm.

Trả lời

Chào bạn, câu hỏi của bạn khá hay đấy, mình xin được trả lời từng ý một nha.

1, cách để chọn là sách hay? Mỗi loại sách đều có cái hay của nó và cách lựa chọn cùng việc đánh giá cũng khác nhau.

• khi chọn sách chúng ta sẽ bắt đầu bằng phương pháp loại trừ.

- loại trừ đầu tiên những thứ sách mà dài nhăng nhẳng, to lớn, nặng nề, vì sự chăm chú năng lực tinh thần cũng như trí nhớ của mỗi người chúng ta là có hạn, nên những cuốn sách mà dài lê thê bất tận là không thể thích nghi được. Cuốn sách hay là sách ngắn mà ý nghĩa thâm sâu, sách mà viết dài là do sự bất tài của người viết sách.

- loại trừ luôn cả những cuốn sách buốn chán, tẻ nhạt. Sách mà trình bày buồn tẻ khô khan là sách không nên đọc , mất thời gian, mất hứng thú và không có kết quả gì.

- và sau cùng loại cả những cuốn sách khó hiểu, sách mà khó hiểu là sách của hạng tác giả không biết mình nói gì, là những kẻ có đầu óc mù mờ nên cách hành văn rất luộm thuộm, nói cái gì chả ra cái gì, dễ làm người đọc chán nản và mất đi hứng khởi của sự học.

=) nói chung là nên bỏ những cuốn sách dài lê thê bất tận, buồn chán và khó hiểu. Nhưng cũng đừng ngắn, vui vẻ và dễ dàng quá nếu không sẽ trở thành một cuốn sách đơn sơ, thiếu căn bản và có thể là rỗng tuếch.

2, đọc sách như thế nào ?

- tính cách tôn nghiêm của sự đọc sách. Khi đọc sách chúng ta nên tạo cho không khí xung quanh ta một sự trang nghiêm và trầm lặng. Tránh vừa đọc vừa ăn vừa nói chuyện, đọc một trang lại thôi. Bạn nên dành một khung giờ nào đó cho việc đọc sách và tránh để người khác làm phiền.

- chỉ đọc các tác phẩm hay. Sách hay nói ở đây không chỉ là văn chương tao nhã mà còn hay về ý tưởng thâm trầm. Cách nào để nhận ra một quyển sách hay là khi bạn đọc nó lần đầu bạn thấy hay bạn đọc lại rồi đọc lại càng đọc lại càng hay, lại cảm thấy nó càng lúc càng rộng rãi sâu xa biết chừng nào. Còn cuốn sách tháng này đọc thấy hay, tháng sau đọc bớt hay thì không nên đọc.

- uống nước tận nguông. Khi đọc sách ta nên đọc vào tác phẩm gốc của nó càng đọc sát bản gốc thì mới càng hiểu được cái thâm thúy của tác giả. Chớ nên thông qua bất khì một người trung gian nào ngay cả dịch giả. Nếu như bạn thích đọc sách ngoại văn mà không biết tiếng nước đó thì bạn có thể đọc đỡ những dịch giả uy tín, nhưng tốt hơn bạn nên cố gắng đọc bản gốc nhé.

- sách quá nhiều chú giải. Không nên đọc sách quá nhiều chú giải. Nhiều người nghĩ đọc sách có nhiều chú giải sẽ giúp họ hiểu tác giả một cách rành mạch hơn. Nhưng đó là sai lầm, chúng ta phải tự mình cảm nhận lấy thì mới có thể thấu hiểu trọn vẹn đừng để có quá nhiều người xen vào sự giành giựt sự thông cảm của riêng ta.

- đọc sách cần đọc đi đọc lại nhiều lần. Đọc đi đọc lại nhiều lần không phải là để cho dễ nhớ mà bởi có nhiều thứ sách quá hàm súc, đọc một lần không tài nào hiểu hết được. Phải đọc đến lần thứ 3 thứ 4 mới hiểu được. Mình có nói đến sách khó đọc phía trên, khó đọc ở đây là văn tự lòng vòng cấu tạo hỗn độn mà ý nghĩa thực chăng chẳng có gì. Còn sách hàm súc là văn từ điêu luyện, phải chú ý thật kĩ mới có thể thấy được những ẩn ý bên trong.

- bất kì sách nào cũng cần một tấm lòng thiện cảm. Khi đọc sách ta nên dẹp bỏ hết những thành kiến quan điểm có liên quan đến những gì sách nói, đừng nên tỏ ra có thiên ý, ác ý, hay kình địch đối với tác phẩm nếu không ta sẽ mất đi nhiều cơ hội.

Mình nghĩ tới đây chắc đủ dùng rồi. Xin lỗi bạn nhiều nhen, thực sự nói về vấn đề này là quá nhiều, mình chỉ có thể chia sẻ đến đây thôi. Hì hì có thắc mắc gì thì bạn cứ hỏi thêm.