Dây sừng nang lông có chữa được không?

  1. Sức khoẻ

Dạo gần đây mình thấy chân có dấu hiệu của dây sừng nang lông. Không biết có cách nào để chữa khỏi không ạ?

https://cdn.noron.vn/2020/12/11/4852588311062952-1607651460.png
Từ khóa: 

sức khoẻ

Đây là một bệnh lý lành tính, không gây hại cho da cũng như sức khỏe của người bệnh, do đó có thể không cần điều trị. Tuy nhiên nếu tình trạng ngứa, khô da hoặc vẻ ngoài của da khiến bạn khó chịu và phiền toái thì bạn có thể cần điều trị.

Mặc dù không có phương pháp để chữa khỏi hoàn toàn bệnh dày sừng nang lông, nhưng bác sĩ da liễu có thể giúp bạn cải thiện tình trạng cũng như triệu chứng bệnh bằng một số cách sau:

Dưỡng ẩm da

Da khô có thể khiến cho bệnh dày sừng nặng hơn. Vì vậy, thoa kem dưỡng ẩm không kê đơn sẽ giúp da ngậm nước, làm mềm các nốt sần cũng như có thể làm dịu cơn ngứa. Hầu hết các loại kem dưỡng ẩm có chứa thành phần urea thường được ưu tiên dùng để chữa dày sừng nang lông.

Thoa kem lên vùng da cần điều trị ít nhất 2 hoặc 3 lần một ngày. Nên sử dụng ngay sau mỗi lần tắm, khi da vẫn còn ẩm.

Thuốc bôi tại chỗ

Các loại kem bôi có nguồn gốc từ vitamin A (retinoids tại chỗ) có thể làm giảm sự tích tụ keratin và ngăn ngừa nút tắc nang lông. Lưu ý rằng những sản phẩm chứa retinoids có thể gây kích ứng và làm khô da. Ngoài ra, phụ nữ mang thai, đang cho con bú hoặc có thể mang thai nên tránh dùng.

Nếu tình trạng các nốt sần viêm đỏ nhiều thì có thể cần sử dụng corticoid loại nhẹ đến trung bình, thoa trong thời gian ngắn ở các vùng da bị dày sừng. Corticoid giúp làm mềm vùng da sần và giảm đỏ.

Loại bỏ tế bào chết

Để cải thiện sự thô ráp của làn da, các bác sĩ thường khuyên bạn nên tẩy da chết để loại bỏ các tế bào chết trên bề mặt da.

Có thể loại bỏ da chết bằng phương pháp cơ học (dùng xơ mướp hay bộ dụng cụ chuyên biệt) hoặc sử dụng các sản phẩm có chứa axit lactic, axit alpha-hydroxy hoặc axit salicylic. Các loại sản phẩm này có thể tẩy da chết một cách nhẹ nhàng và an toàn. Tuy nhiên axit có thể gây mẩn đỏ và châm chích, vì vậy không được khuyến khích dùng cho trẻ nhỏ.

Để có kết quả tốt nhất, bạn chỉ nên sử dụng các sản phẩm tẩy da chết theo đúng liều lượng và số lần mà bác sĩ chỉ định. Ngưng sử dụng trong vài ngày nếu da trở nên khô và bị kích ứng.

Điều trị bằng laser

Biện pháp laser thường được hỗ trợ điều trị cho các trường hợp nặng, không thuyên giảm khi sử dụng kem dưỡng ẩm và thuốc bôi. Laser có thể giúp làm giảm sưng và mẩn đỏ cũng như cải thiện kết cấu làn da.

Bác sĩ da liễu có thể kết hợp thêm một vài buổi mài mòn da vi điểm vào liệu trình điều trị bằng laser để có được kết quả tốt nhất.

Việc chữa dày sừng nang lông cần có thời gian. Thông thường nếu không thấy sự cải thiện sau khi thực hiện theo liệu trình trong 4 đến 6 tuần, hãy nhờ sự tư vấn từ bác sĩ. Bên cạnh đó cần lưu ý rằng, các biện pháp chữa dày sừng nang lông này chỉ là tạm thời. Bạn cần phải duy trì điều trị để thấy sự cải thiện liên tục.

Trả lời

Đây là một bệnh lý lành tính, không gây hại cho da cũng như sức khỏe của người bệnh, do đó có thể không cần điều trị. Tuy nhiên nếu tình trạng ngứa, khô da hoặc vẻ ngoài của da khiến bạn khó chịu và phiền toái thì bạn có thể cần điều trị.

Mặc dù không có phương pháp để chữa khỏi hoàn toàn bệnh dày sừng nang lông, nhưng bác sĩ da liễu có thể giúp bạn cải thiện tình trạng cũng như triệu chứng bệnh bằng một số cách sau:

Dưỡng ẩm da

Da khô có thể khiến cho bệnh dày sừng nặng hơn. Vì vậy, thoa kem dưỡng ẩm không kê đơn sẽ giúp da ngậm nước, làm mềm các nốt sần cũng như có thể làm dịu cơn ngứa. Hầu hết các loại kem dưỡng ẩm có chứa thành phần urea thường được ưu tiên dùng để chữa dày sừng nang lông.

Thoa kem lên vùng da cần điều trị ít nhất 2 hoặc 3 lần một ngày. Nên sử dụng ngay sau mỗi lần tắm, khi da vẫn còn ẩm.

Thuốc bôi tại chỗ

Các loại kem bôi có nguồn gốc từ vitamin A (retinoids tại chỗ) có thể làm giảm sự tích tụ keratin và ngăn ngừa nút tắc nang lông. Lưu ý rằng những sản phẩm chứa retinoids có thể gây kích ứng và làm khô da. Ngoài ra, phụ nữ mang thai, đang cho con bú hoặc có thể mang thai nên tránh dùng.

Nếu tình trạng các nốt sần viêm đỏ nhiều thì có thể cần sử dụng corticoid loại nhẹ đến trung bình, thoa trong thời gian ngắn ở các vùng da bị dày sừng. Corticoid giúp làm mềm vùng da sần và giảm đỏ.

Loại bỏ tế bào chết

Để cải thiện sự thô ráp của làn da, các bác sĩ thường khuyên bạn nên tẩy da chết để loại bỏ các tế bào chết trên bề mặt da.

Có thể loại bỏ da chết bằng phương pháp cơ học (dùng xơ mướp hay bộ dụng cụ chuyên biệt) hoặc sử dụng các sản phẩm có chứa axit lactic, axit alpha-hydroxy hoặc axit salicylic. Các loại sản phẩm này có thể tẩy da chết một cách nhẹ nhàng và an toàn. Tuy nhiên axit có thể gây mẩn đỏ và châm chích, vì vậy không được khuyến khích dùng cho trẻ nhỏ.

Để có kết quả tốt nhất, bạn chỉ nên sử dụng các sản phẩm tẩy da chết theo đúng liều lượng và số lần mà bác sĩ chỉ định. Ngưng sử dụng trong vài ngày nếu da trở nên khô và bị kích ứng.

Điều trị bằng laser

Biện pháp laser thường được hỗ trợ điều trị cho các trường hợp nặng, không thuyên giảm khi sử dụng kem dưỡng ẩm và thuốc bôi. Laser có thể giúp làm giảm sưng và mẩn đỏ cũng như cải thiện kết cấu làn da.

Bác sĩ da liễu có thể kết hợp thêm một vài buổi mài mòn da vi điểm vào liệu trình điều trị bằng laser để có được kết quả tốt nhất.

Việc chữa dày sừng nang lông cần có thời gian. Thông thường nếu không thấy sự cải thiện sau khi thực hiện theo liệu trình trong 4 đến 6 tuần, hãy nhờ sự tư vấn từ bác sĩ. Bên cạnh đó cần lưu ý rằng, các biện pháp chữa dày sừng nang lông này chỉ là tạm thời. Bạn cần phải duy trì điều trị để thấy sự cải thiện liên tục.