Đây là loại nhạc cụ nào?
Là loại nhạc cụ cổ nhất của Việt Nam thuộc bộ gõ, mang một chất liệu tương đối nhất định nhưng lại không cố định về số lượng, tương đối cố định về phạm vi thao tác nhưng lại không cố định về kích thước, khối lượng. Nhạc cụ cho âm vực cao, vang xa và được các nhà âm nhạc học nhận định rằng: “Là loại nhạc cụ có tuổi đời thang âm khoảng 2500 năm trở về trước”.
tinh hoa việt nam
,nhạc cụ
,văn hóa
Đó chính là Đàn đá - nhạc cụ truyền thống cổ xưa nhất của người Tây Nguyên.
Từ hàng ngàn năm trước, trên vùng đất Tây Nguyên đã xuất hiện và lưu truyền một loại khí cụ độc đáo, mang ý nghĩa nghệ thuật và văn hóa quý giá, đó là loại nhạc khí thuộc hệ gõ mà người ta thường gọi là đàn đá, người M’Nông gọi là Goong lǔ (tức là cồng đá). Chỉ ở Tây Nguyên, nhất là vùng tiếp giáp với miền Đông Nam bộ mới có những bộ đàn đá cổ xưa, mang giá trị truyền thống và nghệ thuật âm nhạc cổ đại tiêu biểu và sâu sắc.
Đặc biệt, Bộ đàn đá được cho là có niên đại cách ngày nay trên dưới 2500 năm chính là bộ đàn đá thời tiền sử gồm 11 thanh được phát hiện đầu tiên vào năm 1949 tại tỉnh Đắk Lắk, sau đó được đưa về Pháp nghiên cứu và công bố kết quả trên tạp chí Âm nhạc học. Bộ đàn đá này hiện trưng bày ở bảo tàng Con Người tại Paris.
Nguồn: thuvienkontum.vn
Theo Wiki thì Đàn đá đã được UNESCO xếp vào danh sách các nhạc cụ trong Không gian văn hóa Cồng Chiêng Tây Nguyên - Kiệt tác truyền khẩu và phi vật thể nhân loại (UNESCO công nhận vào ngày 25 tháng 11 năm 2005)
Một dàn đàn đá Tây Nguyên được trưng bày tại Bảo tàng các dân tộc Việt Nam, Buôn Ma Thuột, Đăk Lăk (Ảnh: Wiki)
Nguyễn Ánh Nguyệt
Đó chính là Đàn đá - nhạc cụ truyền thống cổ xưa nhất của người Tây Nguyên.
Từ hàng ngàn năm trước, trên vùng đất Tây Nguyên đã xuất hiện và lưu truyền một loại khí cụ độc đáo, mang ý nghĩa nghệ thuật và văn hóa quý giá, đó là loại nhạc khí thuộc hệ gõ mà người ta thường gọi là đàn đá, người M’Nông gọi là Goong lǔ (tức là cồng đá). Chỉ ở Tây Nguyên, nhất là vùng tiếp giáp với miền Đông Nam bộ mới có những bộ đàn đá cổ xưa, mang giá trị truyền thống và nghệ thuật âm nhạc cổ đại tiêu biểu và sâu sắc.
Đặc biệt, Bộ đàn đá được cho là có niên đại cách ngày nay trên dưới 2500 năm chính là bộ đàn đá thời tiền sử gồm 11 thanh được phát hiện đầu tiên vào năm 1949 tại tỉnh Đắk Lắk, sau đó được đưa về Pháp nghiên cứu và công bố kết quả trên tạp chí Âm nhạc học. Bộ đàn đá này hiện trưng bày ở bảo tàng Con Người tại Paris.
Nguồn: thuvienkontum.vn
ĐÀN ĐÁ - NHẠC CỤ TRUYỀN THỐNG CỔ XƯA NHẤT CỦA NGƯỜI TÂY NGUYÊN - Thư viện tỉnh Kon Tum
thuvienkontum.vn
Theo Wiki thì Đàn đá đã được UNESCO xếp vào danh sách các nhạc cụ trong Không gian văn hóa Cồng Chiêng Tây Nguyên - Kiệt tác truyền khẩu và phi vật thể nhân loại (UNESCO công nhận vào ngày 25 tháng 11 năm 2005)
Một dàn đàn đá Tây Nguyên được trưng bày tại Bảo tàng các dân tộc Việt Nam, Buôn Ma Thuột, Đăk Lăk (Ảnh: Wiki)
Nguyen Nguyen
Đàn Đá