Dạy gia sư mà học sinh không tiến bộ có nên nghỉ dạy?
Đi dạy gia sư được hơn một tháng và học trò đã bị điểm thấp vào kì thi giữa kỳ vừa rồi. Mình có nên xin nghỉ nếu thành tích học sinh vẫn không thay đổi vào kì thi lại sắp tới?
giáo dục
Dạy mà không hiệu quả về lâu về dài thì đúng là nên xin nghỉ thật. Tôi nghĩ đó cũng là 1 hành động thể hiện phẩm chất đạo đức thôi. Nhưng trước kì thi ấy, thì bạn cũng nên đi tìm nguyên nhân tại sao trò lại bị điểm thấp. Hãy để trò tự chia sẻ và mình sẽ là người lắng nghe và đưa ra giải pháp cuối cùng.
Nội dung liên quan
Nội dung sắp xếp theo thời gian
Trọng Nhân
Dạy mà không hiệu quả về lâu về dài thì đúng là nên xin nghỉ thật. Tôi nghĩ đó cũng là 1 hành động thể hiện phẩm chất đạo đức thôi. Nhưng trước kì thi ấy, thì bạn cũng nên đi tìm nguyên nhân tại sao trò lại bị điểm thấp. Hãy để trò tự chia sẻ và mình sẽ là người lắng nghe và đưa ra giải pháp cuối cùng.
Gia Khánh
Nếu đặt vị trí mình vào phụ huynh thì cũng thấy sốt ruột, bỏ tiền thuê gia sư mà kết quả chưa được tốt. Theo tôi thì cái gì xảy ra đều có nguyên nhân chủ quan và khách quan.
Nguyên nhân chủ quan ở đây là có thể do phương thức dạy học của bạn đang chưa thực sự hiệu quả, đôi khi mình cứ chăm chú giảng, học trò thì cứ gật đầu răm rắp (do nó hiểu hoặc có thể nó chẳng hiểu gì), thói quen của chúng nó đang là sợ sai và phải luôn đúng ấy nên là chúng nó không có nói nhiều đâu. Mình nên thay đổi cách thức dạy học, khơi gợi học trò đặt câu hỏi ngược lại, không cho nó giấu dốt.
Nguyên nhân khách quan ở đây là ở người học trò ấy và môi trường xung quanh người học trò ấy. Có thể bạn dạy hiệu quả nhưng bạn ấy không tiếp thu được, tiếp thu được thì lại không học lại bài cũ, ở trường lớp có thể dạy nhanh hơn khiến bạn không bắt kịp kiến thức. Hàng loạt nguyên nhân gián tiếp khác như việc ngủ muộn, không ăn sáng, tình yêu, lơ là,....đều có thể tác động vào kết quả học tập của bạn ấy.
Thế nên việc dạy gia sư không chỉ là kiến thức, mình đã nhận kèm 1-1 rồi thì nên dạy cho nó cả những kĩ năng cơ bản xoay quanh việc học, dạy nó đặt câu hỏi, luôn nhắc nhở thói quen học bài cũ, giờ giấc, chia sẻ cùng nó. Bọn trẻ con nếu mà có sự thân thiết thì chúng nó học bài vào hơn nhiều, như kiểu chị ruột dạy em học vậy, tôi đã từng gia sư nên tôi nghĩ đây là điều hữu ích. Cứ ngồi xem lại phương thức mình dạy học nhé, cái đấy vẫn là quan trọng nhất.
Nguyenphuhoang Nam
Chào bạn, mình nghĩ hơn một tháng thì chưa thể có điểm cao. Thực ra là vẫn có cách để đạt điểm cao trong thời gian ngắn, nhưng cách đó không mang tính chất giáo dục. Bạn hãy rà soát lại toàn bộ quá trình hướng dẫn học sinh, tìm hiểu quá trình học tập trước đây của học sinh và những vấn đề học sinh đang gặp phải (mà chưa nói ra). Thêm vào đó, nên nhắc học sinh mang bài kiểm tra đó về để thầy/trò, cô/trò cùng phân tích chi tiết xem sai ở đâu. Như mình từng chia sẻ trong một câu hỏi trước đây, nhiều trường không trả bài kiểm tra cho học sinh hoặc trả trên lớp rồi thu lại ngay. Điều này khiến học sinh mất đi cơ hội rút ra bài học để tiến bộ hơn.
Trường hợp học sinh có được trả bài nhưng không mang về hoặc không muốn đưa cho bạn xem thì bạn nên kiên nhẫn thuyết phục, tìm hiểu lý do song song với việc chia sẻ với phụ huynh của học sinh. Trong hành trình dạy học gia sư, đừng bao giờ chọn phương án "đơn thương độc mã" mà nên kết hợp với phụ huynh. Vì gia sư được mời đến để giúp con họ và họ hiểu vì sao con họ cần thầy cô đến nhà giúp.
Nếu vẫn chưa ra nguyên nhân thì bạn hãy cho học sinh làm bài kiểm tra thử sau đó ngồi cạnh bên để quan sát cách bạn ấy làm bài từ đầu đến cuối ra sao. Đừng nhắc nhở, chỉ quan sát thôi để học sinh dễ bộc lộ bản năng, thói quen. Chúng ta sẽ phát hiện ra thêm rất nhiều thông tin hữu ích mà chính bản thân học sinh cũng không nhận ra khi làm bài.
Bạn không sai khi nghĩ đến việc nghỉ nếu thành tích học sinh chưa cải thiện, điều đó thể hiện bạn có lòng tự trọng và trách nhiệm với việc dạy học. Quyết định ấy cũng mang lại cơ hội cho đôi bên: tìm được thầy cô phù hợp hơn và tìm được học trò phù hợp hơn. Nhưng hãy cố gắng làm mọi việc có thể trong vai trò gia sư, trước khi ra đi. Bởi ấn tượng về bạn trong đứa trẻ sẽ ở lại. Ít nhất nếu chưa đạt mục tiêu về điểm số, bạn cũng dành cho trẻ bài học về đức tính chính trực, kiên trì, không bó tay quá sớm trước thử thách.
Nếu quyết định sẽ nghỉ, hãy giải thích rõ ràng với cha mẹ, học sinh, và báo trước để họ có thời gian thu xếp gia sư khác, bạn nhé. Dù sao cũng được gia đình mến trọng vì mình là thầy, là cô nên đến, đi chúng ta cần sự chân thành và rõ ràng.
Người ẩn danh
Nhớ lại ngày xưa, mẹ tôi thường xuyên thuê hết gia sư này đến gia sư khác cho tôi. Mọi người cứ đến và đi, không phải vì cách học không hiệu quả, mà do không chịu được tính của tôi. Tâm lý ngày xưa tôi học hành thất thường lắm, thích thì tôi học không thích là tôi cứ nằm lì trong phòng không mở cửa cho gia sư luôn. Và kết quả thì bạn biết đấy, môn Toán của tôi vẫn trong tình trạng thấp lẹt đẹt.
Cho đến khi tôi gặp một chị gia sư mà tôi có thích thích, chị ấy cũng rất thoải mái trong chuyện học tập, chị ấy thích nghi được cái mood học tập của tôi, cách dạy của chị tuy không khác nhiều, nhưng bản thân tôi thấy hiệu quả...môn Toán của tôi từ 3,5 lên hẳn 6-6,5 luôn. Không những bài kiểm tra đâu nhé, còn cả bài thi giữa kì và cuối kì luôn. Tôi cảm thấy rất vui nhưng một thời gian sau thì chị du học nên không có dạy học cho tôi nữa. Lúc đấy là biết buồn vì gia sư luôn, dẫu sao thì tôi và chị ấy vẫn giữ liên lạc với nhau đến giờ, vẫn thi thoảng ăn uống và đi chơi như 2 chị em luôn 😂.
Chan Ethereal
Mình cũng rơi vào hoàn cảnh như này. Mình dạy được 1 năm, thời gian trước đây các bé học chăm và đạt được kết quả rất tốt. Nhưng vào năm học này, các bé dần mất tập trung, lười học, không chịu làm bài tập thêm và khi làm BTVN ở trường thì rất mất thời gian. Vừa qua các bé (một nhà) kiểm tra và điểm thấp hơn so với lúc trước 2-3 điểm. Mọi người có lời khuyên nào cho em không ạ? Em đang áp lực lắm