Dậy con trẻ như thế nào để chúng có khả năng tự vệ trước ma tuý?

  1. Giáo dục


Trẻ con rất dễ bị lôi kéo, dụ dỗ với chúng bạn. Theo bạn nên dạy con như thế nào để chúng biết cách tự bảo vệ mình trước những lời dụ dỗ, kích động mời sử dụng ma tuý?
Từ khóa: 

giáo dục

Em vẫn nghĩ đó không chỉ là một 2 bài học là dạy được mà là cả một quá trình dạy dỗ, quan tâm của cha mẹ.

Trong quá trình trưởng thành của con trẻ, sẽ có những độ tuổi "khủng hoảng"., dậy thì , "nổi loạn"..., trong những giai đoạn đó quan trọng nhất là bố mẹ, gia đình cần bên cạnh để chia sẻ, bảo ban. Quan trọng nhất là ko để cho trẻ con có cảm giác bị "bỏ rơi" thì sẽ ko bị lôi kéo dễ dàng hay vô điều kiện. Nếu có đầy đủ sự quan tâm, sự hướng dẫn của bố mẹ; nếu cha mẹ có thể bên cạnh tâm sự - cùng giải đáp các thắc mắc về cs về thế giới cùng lũ trẻ, lớn lên cùng chúng nó thì chúng nó sẽ ko dễ bị lôi kéo đến thế. Ví dụ như nếu bố mẹ gần gũi quan tâm con, chắc sẽ có những lúc con sẽ kể cho bố mẹ nghe chuyện ở trường các bạn con thế này thế kia, lúc đó bố mẹ có thể hình dung được và dần dần đưa ra những lời khuyên, để bọn trẻ con dần dần hình thành cơ chế tự vệ.

Em có bà chị thân, con chị ấy năm nay vào lớp 10; chị ấy kể rằng thi thoảng chị rủ con gái chị ấy đi uống bia cùng chị (tất nhiên ch ko khuyến khích con uống bia nhưng nó thích vẫn cho), đi hát cùng chị và bạn bè; thâm chí thích ch cho đi lên bar cùng; vấn đề là để những lúc đấy chị có thể hướng dẫn & cho nó biết những thứ hay và dở sau những thứ đó. Chị bảo rằng, chị muốn lần đầu con chị say thì chị có mặt ở đó để bảo vệ nó. Mà hình như em nhớ rằng, con bé nó uống bia sau nó nhăn mặt, nó bảo sau nó ko thích say đâu. Hay con bé đi chơi cùng bạn bè, chị sẽ ko cấm nhưng sẽ để ý, rồi có lời hẹn đến giờ mẹ sẽ đón.... Em từng chứng kiến bé con đi chơi, được bạn make up cho rất đậm về khoe với mẹ, em biết chị ko thích nhưng lúc đó chị chỉ bảo mẹ thấy như này như kia sẽ đẹp hơn; con thử 1 lần thôi lần sau có thể nhẹ nhàng hơn cho hợp tuổi con....

Nói chung em nghĩ, ở bên cạnh hướng dẫn và đồng hành cùng con là quan trọng nhất để con trẻ có thể tự vệ tốt hơn trước những cám dỗ của xã hội.

Trả lời

Em vẫn nghĩ đó không chỉ là một 2 bài học là dạy được mà là cả một quá trình dạy dỗ, quan tâm của cha mẹ.

Trong quá trình trưởng thành của con trẻ, sẽ có những độ tuổi "khủng hoảng"., dậy thì , "nổi loạn"..., trong những giai đoạn đó quan trọng nhất là bố mẹ, gia đình cần bên cạnh để chia sẻ, bảo ban. Quan trọng nhất là ko để cho trẻ con có cảm giác bị "bỏ rơi" thì sẽ ko bị lôi kéo dễ dàng hay vô điều kiện. Nếu có đầy đủ sự quan tâm, sự hướng dẫn của bố mẹ; nếu cha mẹ có thể bên cạnh tâm sự - cùng giải đáp các thắc mắc về cs về thế giới cùng lũ trẻ, lớn lên cùng chúng nó thì chúng nó sẽ ko dễ bị lôi kéo đến thế. Ví dụ như nếu bố mẹ gần gũi quan tâm con, chắc sẽ có những lúc con sẽ kể cho bố mẹ nghe chuyện ở trường các bạn con thế này thế kia, lúc đó bố mẹ có thể hình dung được và dần dần đưa ra những lời khuyên, để bọn trẻ con dần dần hình thành cơ chế tự vệ.

Em có bà chị thân, con chị ấy năm nay vào lớp 10; chị ấy kể rằng thi thoảng chị rủ con gái chị ấy đi uống bia cùng chị (tất nhiên ch ko khuyến khích con uống bia nhưng nó thích vẫn cho), đi hát cùng chị và bạn bè; thâm chí thích ch cho đi lên bar cùng; vấn đề là để những lúc đấy chị có thể hướng dẫn & cho nó biết những thứ hay và dở sau những thứ đó. Chị bảo rằng, chị muốn lần đầu con chị say thì chị có mặt ở đó để bảo vệ nó. Mà hình như em nhớ rằng, con bé nó uống bia sau nó nhăn mặt, nó bảo sau nó ko thích say đâu. Hay con bé đi chơi cùng bạn bè, chị sẽ ko cấm nhưng sẽ để ý, rồi có lời hẹn đến giờ mẹ sẽ đón.... Em từng chứng kiến bé con đi chơi, được bạn make up cho rất đậm về khoe với mẹ, em biết chị ko thích nhưng lúc đó chị chỉ bảo mẹ thấy như này như kia sẽ đẹp hơn; con thử 1 lần thôi lần sau có thể nhẹ nhàng hơn cho hợp tuổi con....

Nói chung em nghĩ, ở bên cạnh hướng dẫn và đồng hành cùng con là quan trọng nhất để con trẻ có thể tự vệ tốt hơn trước những cám dỗ của xã hội.

Em có thể được gọi là con trẻ vì em cũng chưa có 18 tuổi ạ :)) em thấy những người lớn xung quanh em (bố mẹ, anh chị) cho đến thời điểm này đã dạy em khá tốt hihi :))) em chia sẻ một chút ạ. Từ hồi bé, bố mẹ em luôn dặn kĩ là "kbh được đụng vào thuốc lá, dù là thử vì nó rất gây nghiện" ý là có thử thì thử rượu bia nhưng kbh đụng vào thuốc lá, rồi lấy ví dụ từ bố em, bố em nghiện thuốc lá cho đến khi 55 tuổi thì may mắn bỏ được. Từ đó em mới 10-12t những đã ý thức thuốc lá rất hại. Rồi khi em lớn hơn chút (14-15), anh ruột em có bắt đầu dẫn em dẫn em đi uống cocktail, rồi quán rượu, bar club. Mdu đi các bạn bè anh có thắc mắc và nói "tsao cho nó đi thế này, xong tsao cho uống sớm thế" và anh em đã trả lời:"thà để anh nó dậy nó từ bé để biết được cũng như kiểm soát được, còn hơn để mai sau bạn bè nó dạy." Câu nói đấy em vẫn nhớ cho tới bh, câu nói giúp em luôn có ý thức khi mà em đi với bạn không bh chơi quá đà. Em luôn thật sự biết ơn anh em vì câu nói và những hành động đó. Nhưng cũng còn tuỳ cảm nhận mỗi người thế nào. Nhưng em thấy anh em đã giúp em rất nhiều trong việc kiểm soát và tự ý thức bản thân với những cuộc vui, từ bia rựou để tự ý thức những thứ xa hơn như cần sa hay ma tuý.

Theo ý kiến cá nhân em thì cái đầu tiên là trang bị cho trẻ em kiến thức về tác hại của những thứ kia, cái này ko khó lắm. Cái khó hơn là làm sao để giáo dục ra được 1 thành phần có chính kiến của bản thân chứ ko phải bị dụ, khích đểu mấy câu là cầm điếu thuốc lên hút liền mấy hơi. Còn làm sao để giáo dục ra được thì em chưa có con nên em cũng ko rõ lắm.

Bây giờ trẻ con được bao bọc nhiều hơn ngày xưa, suốt ngày cắm mặt vào cái máy tính với smartphone, ko tiếp xúc nhiều với xã hội nên có vẻ dump hơn ngày trước. Từ lúc bé em đã thấm nhuần tư tưởng đời ko tin được bố con thằng nào, mấy thằng bạn toàn lừa đảo, ko để ý là ăn quả đắng liền. Ý kiến của số đông chưa chắc đã là hay, nghe lời khích đểu rồi làm thì rất thường xuyên sẽ nhận được kết cục ko tốt đẹp.