Dạy con không dùng đòn roi

  1. Giáo dục

Ở Việt Nam thì hay có câu: “yêu cho roi cho vọt, ghét cho ngọt cho bùi” hay: “nói nhẹ không nghe đánh khỏe phải chừa” nhưng thật sự đó là một quan điểm hết sức sai lầm.

Đánh đòn sẽ phá vỡ ngay lòng tin giữa cha mẹ và con cái, và đòn roi sẽ dẫn đến các hành vi bạo lực sau này. Một bài báo trên tạp chí TIME Magazine của Alice Park với tiêu đề tác động lâu dài của đòn roi đã ghi lại kết quả nghiên cứu gần đây: “Bằng chứng mạnh mẽ nhất là đòn roi khiến trẻ bạo lực hơn sau này. Trong số 2500 trẻ được khảo sát, thì những trẻ nào bị đánh đòn thường xuyên ở tuổi lên 3 sẽ có xu hướng bạo lực hơn ở tuổi lên 5”. Làm trẻ đau không thể hiện tình yêu hay sự dạy bảo của bạn với trẻ.

https://cdn.noron.vn/2021/03/24/4745587315968264-1616558892_1024.jpg

Đôi khi cha mẹ nghĩ rằng phát thẳng tay trẻ, đét vào mông trẻ hay đánh trẻ bằng roi vọt có thể dạy trẻ những bài học quan trọng. Nhưng thực tế, khi trừng phạt thân thể, cha mẹ đã vô tình dạy trẻ rằng:

- Chúng ta truyền đạt những điều quan trọng qua việc đánh đập

- Đánh đập là một phản ứng có thể chấp nhận được đối với cơn tức giận

- Những người yêu mình nhất cũng có thể làm đau mình

- Trẻ con sợ cha mẹ mình hơn và giảm lòng tin vào sự giúp đỡ và dạy dỗ của cha mẹ

- Gia đình là một nơi không an toàn

Vậy nên, chúng ta cần phải nghĩ tới những gì chúng ta muốn dạy cho trẻ về mặt lâu dài!

https://cdn.noron.vn/2021/03/24/4745587315968262-1616558789_1024.jpg

Bạn cứ thử hình dung về việc người lớn chúng ta bị đánh. Khi đó chúng ta thường cảm thấy nhục nhã. Chúng ta không có hứng thú làm hài lòng những người đã đánh mình. Chúng ta cảm thấy bực tức và sợ hãi, thậm chí còn nảy sinh mong muốn trả thù. Với những người yếu thế thì khi bị đánh sẽ nảy sinh cảm giác sợ hãi chứ không hề có sự tôn trọng hoặc khâm phục với người dùng bạo lực với mình.

Khi đánh trẻ, thực chất bố mẹ chỉ bộc lộ ra sự yếu kém của mình trong việc bất lực trước con trẻ hoặc bất lực trước tình huống mà chúng ta không thể xử lý được đồng thời cũng làm phá vỡ mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái. Việc đánh đòn cũng không giúp cho trẻ có được những thông tin cần thiết để đưa ra quyết định, không khiến trẻ tôn trọng chúng ta hơn.

Việc này còn gây ra một một mối nguy hại rằng đó còn là việc làm gương. Thông qua việc xử lý tình huống bằng đòn roi của cha mẹ, trẻ cũng sẽ mô phỏng theo khi giải quyết các vấn đề của trẻ với bạn bè, anh chị em.

Nói đao to búa lớn 1 tý, mình dọa tý nhé, là bọn bố mẹ chúng mình mà đánh con là thực chất vi phạm về quyền trẻ em theo Công ước Quốc tế về quyền trẻ em đấy.

Vậy: cô cứ lý thuyết, không đánh thì làm sao nên người được, ngày xưa tôi cũng bị đánh có làm sao đâu.

Thứ nhất, như mình đã nói ở trên: Thực ra đánh là hành động, là phương tiện truyền tải việc bạn đang không kiểm soát và kiềm chế được cảm xúc mà thôi.

Nếu đứa trẻ không phạm vào 3 cái lỗi sau, thì không cần nhắc nhở.

1- Không hại mình

2- Không hại người

3- Không tổn hại môi trường xung quanh

Ví dụ 1 đứa trẻ 2 tuổi đánh vỡ cốc, bạn cần phải xem:

1- Soi vào tâm lý lứa tuổi, tầm này ham khám phá, thử nghiệm: cho nên dù vỡ do vô tình hay cố ý đều không đáng trách

2- Khi làm vỡ là trẻ đang rất lo sợ, tầm tuổi này thì đâu cũng khuyến cáo: để xa tầm tay trẻ em - bạn để gần tầm tay là lỗi của bạn rồi. Bạn mà đánh quát thì lập cú hattrick trẻ hoảng luôn

3- Coi đây là cơ hội để dạy con, đây là đồ thuỷ tinh, trong nhà những thứ A, B, C (đưa con đi quanh nhà chỉ) cũng là thuỷ tinh, mình đánh rơi là nó vỡ như thế này)

4- Hướng dẫn con giờ vỡ rồi thì cần làm gì: đứng im để gọi người lớn, lấy chổi để bố mẹ quét mảnh vỡ đã, đi dép vào rồi đi xung quanh xem có thấy mảnh vỡ đâu không để ta cùng nhặt vào!

Hàng ngàn tình huống và chỉ vài dòng thì không thể nói hết được. Song khi xác định như vậy thì các bạn có những suy nghĩ tích cực: Biến thách thức thành cơ hội; tương tự các tình huống khác thì bạn sẽ thấy không có lý do gì cần phải đánh đòn.

Thứ 2, cha mẹ là người quyết định sinh ra con, như vậy đồng nghĩa với việc chúng ta phải có trách nhiệm với trẻ, dạy dỗ uốn nắn và không dùng đòn roi cũng là 1 trong những yếu tố hàng đầu.

Ms Hoa (Cánh Diều)- Kỷ luật tích cực trong thực hành làm cha mẹ

Từ khóa: 

nuôi dạy con

,

giáo dục

Bài viết rất hay. "Yêu cho roi cho vọt" ko nên đc lấy làm lý do để đánh trẻ

Trả lời

Bài viết rất hay. "Yêu cho roi cho vọt" ko nên đc lấy làm lý do để đánh trẻ

Chia sẻ rất bổ ích!

Bài viết rất đúng lúc và kịp thời chị ạ, nhiều bậc phụ huynh có thể nhầm lẫn giữa việc giáo dục con cái với giải tỏa bức xúc cá nhân trong công việc và cuộc sống, từ đó gây ra nhiều hậu quả đáng tiếc.