Đâu là triều đại hưng thịnh nhất trong lịch sử phong kiến Việt Nam?

  1. Lịch sử

Từ khóa: 

triều đại

,

lịch sử

theo mình biết được qua một số nguồn tài liệu, thì Lê Sơ (1428-1527) là triều đại hưng thịnh nhất, đặc biệt là dưới thời vua Lê Thánh Tông (1460-1497) , nước Đại Việt ta đã phát triển thịnh vượng ở mọi phương diện như:
-kinh tế: vua Thánh Tông chú trọng nông nghiệp, khai hoang, khuyến khích mở chợ, mở rộng trao đổi buôn bán. Có câu ca dao thế này:
                                     "Đời vua Thái Tổ Thái Tông
                                Thóc lúa đầy đồng trâu chẳng buồn ăn."
-văn hóa_giáo dục: dưới thời ông 3 năm mở 1 khoa thi lớn, cho phép những người thi đỗ được về quê vinh quy bái tổ, lại cho dựng văn bia ghi tên họ ở Văn Miếu. Thời ông mở 12 kỳ thi lớn, lấy đỗ hơn 500 người và được sĩ phu Phan Huy Chú thời Nguyễn nhận xét: "Khoa cử các đời, thịnh nhất là đời Hồng Đức"
-quân sự: phát triển cường thịnh, ông còn dành nhiều công sức cho việc cải tổ, huấn luyện quân đội, trực tiếp chỉ huy các cuộc bành trướng về phía Nam và Tây, mà cụ thể là cuộc xâm chiếm Chiêm Thành năm 1471, Lão Qua và Bồn Man năm 1479. Các cuộc chinh phạt đều thắng lợi, đặc biệt là chiến dịch đánh Chiêm 1471 đưa quân đội Đại Việt tới tận quốc đô Đồ Bàn nước Chiêm, bắt vua Trà Toàn và sáp nhập một lãnh thổ rộng lớn từ Quảng Nam đến Bình Định. Đây là một cột mốc lớn trong quá trình Nam tiến của người Việt. Lê Thánh Tông giữ vững vùng đất mới chiếm bất chấp những áp lực từ nước mạnh ở phía bắc là Đại Minh đòi ông trả đất cho Chiêm Thành. Ông còn cứng rắn ngăn chặn các cuộc lấn chiếm biên giới của thổ quan và người dân tộc thiểu số miền núi bên Đại Minh.  
 Ngoài ra ông còn thực hiện vô số các cải cách tiến bộ khác và thời kì của ông được lưu lại với cái tên "Hồng Đức thịnh trị".

Trả lời

theo mình biết được qua một số nguồn tài liệu, thì Lê Sơ (1428-1527) là triều đại hưng thịnh nhất, đặc biệt là dưới thời vua Lê Thánh Tông (1460-1497) , nước Đại Việt ta đã phát triển thịnh vượng ở mọi phương diện như:
-kinh tế: vua Thánh Tông chú trọng nông nghiệp, khai hoang, khuyến khích mở chợ, mở rộng trao đổi buôn bán. Có câu ca dao thế này:
                                     "Đời vua Thái Tổ Thái Tông
                                Thóc lúa đầy đồng trâu chẳng buồn ăn."
-văn hóa_giáo dục: dưới thời ông 3 năm mở 1 khoa thi lớn, cho phép những người thi đỗ được về quê vinh quy bái tổ, lại cho dựng văn bia ghi tên họ ở Văn Miếu. Thời ông mở 12 kỳ thi lớn, lấy đỗ hơn 500 người và được sĩ phu Phan Huy Chú thời Nguyễn nhận xét: "Khoa cử các đời, thịnh nhất là đời Hồng Đức"
-quân sự: phát triển cường thịnh, ông còn dành nhiều công sức cho việc cải tổ, huấn luyện quân đội, trực tiếp chỉ huy các cuộc bành trướng về phía Nam và Tây, mà cụ thể là cuộc xâm chiếm Chiêm Thành năm 1471, Lão Qua và Bồn Man năm 1479. Các cuộc chinh phạt đều thắng lợi, đặc biệt là chiến dịch đánh Chiêm 1471 đưa quân đội Đại Việt tới tận quốc đô Đồ Bàn nước Chiêm, bắt vua Trà Toàn và sáp nhập một lãnh thổ rộng lớn từ Quảng Nam đến Bình Định. Đây là một cột mốc lớn trong quá trình Nam tiến của người Việt. Lê Thánh Tông giữ vững vùng đất mới chiếm bất chấp những áp lực từ nước mạnh ở phía bắc là Đại Minh đòi ông trả đất cho Chiêm Thành. Ông còn cứng rắn ngăn chặn các cuộc lấn chiếm biên giới của thổ quan và người dân tộc thiểu số miền núi bên Đại Minh.  
 Ngoài ra ông còn thực hiện vô số các cải cách tiến bộ khác và thời kì của ông được lưu lại với cái tên "Hồng Đức thịnh trị".

theo mình là triều Lê Sơ sau khi Lê Hoàn đánh thắng quân Tống.

Theo ý kiến cá nhân thì là triều Lý (1009-1225)