Đâu là những dấu hiệu cho thấy một người là người nhạy cảm?

  1. Tâm lý học

Từ khóa: 

nhạy cảm

,

tâm lý

,

tính cách

,

tâm lý học

Hi bạn, mình viết cái này sau khi tranh luận với bạn Trường Vũ, thực ra mình định trả lời ngay, nhưng vì sợ thiếu sót nên mới tranh luận để xem mình có thiếu sót gì không. Và giờ mình nghĩ có thể nói quan điểm của mình.

Trước tiên, mình thích cách phân loại tính cách MBTI (xem link wikipedia). Theo đó phân loại thành 4 nhóm: Xu hướng hoạt động (hướng ngoại hay nội), cách nhận thông tin (từ cảm giác hay từ suy tư), xu hướng quyết định (cảm tính hay lý tính), lối sống (thích thu nhận thông tin hay thích đưa ra quyết định).

Quan điểm của mình là người nhạy cảm không liên quan đến hướng nội hay ngoại như nhiều người nghĩ, mà liên quan đến cách tiếp nhận thông tin. Cụ thể hơn, người nhạy cảm có xu hướng đúc kết thông tin từ suy luận và suy tư, mà ít phụ thuộc vào việc "mắt thấy tai nghe tay sờ". Không hẳn là họ không phụ thuộc vào các giác quan, nhưng mấu chốt là khi nhìn thấy sự vật họ lập tức nghĩ đến nhiều thứ khác đi xa hơn sự vật đó rất nhiều.

Một người nhạy cảm, khi cảm thụ một bài hát, họ không phải dừng lại ở chuyện lắng nghe câu từ và giai điệu, mà thả hồn mình vào cảm xúc của người hát, hoặc cảm xúc của người được người hát gởi gắm, thậm chí là cảm xúc của người thứ ba đứng nhìn người hát gởi gắm nỗi niềm cho người khác, đôi khi tổng quát đến mức nhìn thấy ai cũng bị vướng vào (không ít thì nhiều) đến cảm xúc của 3 người bên trên. Tóm lại là một tổng thể nhiều cung bậc cảm xúc xuất hiện trong một khoảng khắc, làm họ xáo trộn tư duy, đến mức xao lãng đến những giác quan bình thường.

Đặc điểm tính cách này, khiến họ dễ đặt mình vào cảm xúc của người khác, và hiểu nỗi lòng họ thông qua tâm sự hoặc đôi khi chỉ nhìn là hiểu. Nhưng không có nghĩa là họ dễ tâm sự với người khác. Nói chung, nhạy cảm thì cũng có "nhạy cảm this" "nhạy cảm that"...

Có người nhạy cảm và thiên về cảm xúc, cũng có người theo kiểu lý tính. Người sống thiên cảm xúc sẽ dễ lắng nghe người khác và thông cảm với gia cảnh của từng người, đôi khi họ còn giúp người khác vượt qua. Trong khi người nhạy cảm thiên về lý tính sẽ nhìn sự vật theo kiểu "vô thường", kiểu "như nó vốn vậy", họ cố gắng hiểu và giải thích các cung bậc cảm xúc của chính họ, và lắng nghe người khác là một cách để confirm lại các phản ứng cảm xúc.

Tiếp theo là hướng ngoại hay hướng nội. Ví dụ như người nhạy cảm thiên về lý tính hướng ngoại có xu hướng nói ra các nhận định của mình, trong khi người nhạy cảm thiên về lý tính mà hướng nội có xu hướng chỉ quan sát các diễn biến cảm xúc của chính mình mà thôi chứ không "đao to búa lớn". Người nhạy cảm thiên về cảm xúc hướng ngoại thường thích lắng nghe cảm xúc người khác, tư vấn và tâm sự các kiểu, ngược lại với thì người nhạy cảm thiên về cảm xúc hướng mà hướng nội lại gặm nhấm nỗi buồn một mình hoặc co cụm trong vài người bạn thân.

Tiếp theo là lối sống, theo sở thích ra quyết định hay sở thích thu nhận thông tin. Và tiếp tục thì lại có ví dụ: Người nhạy cảm thiên về cảm xúc hướng ngoại mà thích ra quyết định thường muốn đưa ra lời khuyên khi bạn bè tâm sự, trong khi nhóm thu nhận thông tin thì đơn giản là đồng cảm, và đôi lúc quá mức thành bi luỵ theo người kia luôn... (Phần còn lại tôi lười viết ra quá, chắc các bạn cũng có thể hiểu được).

Tóm lại, tôi không nghĩ là chúng ta có thể đưa ra những dấu hiệu nhận diện nhất định, vì mỗi người có một phần của thứ này và một phần của thứ khác. Nếu cố gắng phân loại thì vẫn được, nhưng không hẳn là giúp ích gì lắm. Quan trọng nhất vẫn là hiểu những người bạn xung quanh mình sẽ tốt hơn là cố xác định xem họ là người như thế nào.

Trả lời

Hi bạn, mình viết cái này sau khi tranh luận với bạn Trường Vũ, thực ra mình định trả lời ngay, nhưng vì sợ thiếu sót nên mới tranh luận để xem mình có thiếu sót gì không. Và giờ mình nghĩ có thể nói quan điểm của mình.

Trước tiên, mình thích cách phân loại tính cách MBTI (xem link wikipedia). Theo đó phân loại thành 4 nhóm: Xu hướng hoạt động (hướng ngoại hay nội), cách nhận thông tin (từ cảm giác hay từ suy tư), xu hướng quyết định (cảm tính hay lý tính), lối sống (thích thu nhận thông tin hay thích đưa ra quyết định).

Quan điểm của mình là người nhạy cảm không liên quan đến hướng nội hay ngoại như nhiều người nghĩ, mà liên quan đến cách tiếp nhận thông tin. Cụ thể hơn, người nhạy cảm có xu hướng đúc kết thông tin từ suy luận và suy tư, mà ít phụ thuộc vào việc "mắt thấy tai nghe tay sờ". Không hẳn là họ không phụ thuộc vào các giác quan, nhưng mấu chốt là khi nhìn thấy sự vật họ lập tức nghĩ đến nhiều thứ khác đi xa hơn sự vật đó rất nhiều.

Một người nhạy cảm, khi cảm thụ một bài hát, họ không phải dừng lại ở chuyện lắng nghe câu từ và giai điệu, mà thả hồn mình vào cảm xúc của người hát, hoặc cảm xúc của người được người hát gởi gắm, thậm chí là cảm xúc của người thứ ba đứng nhìn người hát gởi gắm nỗi niềm cho người khác, đôi khi tổng quát đến mức nhìn thấy ai cũng bị vướng vào (không ít thì nhiều) đến cảm xúc của 3 người bên trên. Tóm lại là một tổng thể nhiều cung bậc cảm xúc xuất hiện trong một khoảng khắc, làm họ xáo trộn tư duy, đến mức xao lãng đến những giác quan bình thường.

Đặc điểm tính cách này, khiến họ dễ đặt mình vào cảm xúc của người khác, và hiểu nỗi lòng họ thông qua tâm sự hoặc đôi khi chỉ nhìn là hiểu. Nhưng không có nghĩa là họ dễ tâm sự với người khác. Nói chung, nhạy cảm thì cũng có "nhạy cảm this" "nhạy cảm that"...

Có người nhạy cảm và thiên về cảm xúc, cũng có người theo kiểu lý tính. Người sống thiên cảm xúc sẽ dễ lắng nghe người khác và thông cảm với gia cảnh của từng người, đôi khi họ còn giúp người khác vượt qua. Trong khi người nhạy cảm thiên về lý tính sẽ nhìn sự vật theo kiểu "vô thường", kiểu "như nó vốn vậy", họ cố gắng hiểu và giải thích các cung bậc cảm xúc của chính họ, và lắng nghe người khác là một cách để confirm lại các phản ứng cảm xúc.

Tiếp theo là hướng ngoại hay hướng nội. Ví dụ như người nhạy cảm thiên về lý tính hướng ngoại có xu hướng nói ra các nhận định của mình, trong khi người nhạy cảm thiên về lý tính mà hướng nội có xu hướng chỉ quan sát các diễn biến cảm xúc của chính mình mà thôi chứ không "đao to búa lớn". Người nhạy cảm thiên về cảm xúc hướng ngoại thường thích lắng nghe cảm xúc người khác, tư vấn và tâm sự các kiểu, ngược lại với thì người nhạy cảm thiên về cảm xúc hướng mà hướng nội lại gặm nhấm nỗi buồn một mình hoặc co cụm trong vài người bạn thân.

Tiếp theo là lối sống, theo sở thích ra quyết định hay sở thích thu nhận thông tin. Và tiếp tục thì lại có ví dụ: Người nhạy cảm thiên về cảm xúc hướng ngoại mà thích ra quyết định thường muốn đưa ra lời khuyên khi bạn bè tâm sự, trong khi nhóm thu nhận thông tin thì đơn giản là đồng cảm, và đôi lúc quá mức thành bi luỵ theo người kia luôn... (Phần còn lại tôi lười viết ra quá, chắc các bạn cũng có thể hiểu được).

Tóm lại, tôi không nghĩ là chúng ta có thể đưa ra những dấu hiệu nhận diện nhất định, vì mỗi người có một phần của thứ này và một phần của thứ khác. Nếu cố gắng phân loại thì vẫn được, nhưng không hẳn là giúp ích gì lắm. Quan trọng nhất vẫn là hiểu những người bạn xung quanh mình sẽ tốt hơn là cố xác định xem họ là người như thế nào.

Người nhạy cảm thường sẽ là người hướng nội, theo cá nhân mình thấy thì những yếu tố sau thể hiện bạn là một người nhạy cảm :

  • Dễ xúc động , có thể khóc vì một bộ phim, hay buồn vì lời nói của ai đó.
  • Có sự cảm thông với người khác, buồn theo cảm xúc của người khác.
  • Luôn để ý đến lời nói của những người xung quanh, có thể buồn vì ai đó nói không tốt về ngoại hình hay tính cách của mình.
  • Dễ cười nếu bị ai đó trêu chọc.
  • Hay suy nghĩ về quá khứ, kỉ niệm, có thể ngồi 1 mình tại những quán cafe quen thuộc chỉ để đọc quyển sách mình thích..
  • Thích nghe nhạc buồn, những bài hát chia ly , trữ tình.