Đâu là bối cảnh phát triển du lịch nông thôn ở Hàn Quốc ?

  1. Kiến thức chung

Từ khóa: 

kiến thức chung

Du lịch nông thôn được quan tâm phát triển ở Hàn Quốc vào những năm 80 của thế kỷ trước. Nguyên nhân của việc phát triển loại hình du lịch này là do quá trình phát triển kinh tế và đô thị hoá, quá trình di dân cơ học của lao động vùng nông thôn đã làm cho sản xuất và phát triển ở các vùng nông thôn, miền núi và ven biển ở Hàn Quốc có xu hướng đình trệ. Đồng thời, vấn đề phân cách hoặc tách rời giữa các vùng thành thị và nông thôn trở lên ngày càng rõ nét. Chính vì lý do đó việc áp dụng loại hình du lịch nông thôn được lựa chọn và được quan tâm đầu tư phát triển. Thành công về kinh tế của Hàn Quốc được đánh giá là tăng trưởng nhanh và là một kì tích “kì tích sông Hàn”. Năm 1960, Hàn Quốc có tổng sản phẩm quốc dân tính trên đầu người là 80 đô la một năm, gần ngang bằng với Ghana và Sudan ,Ấn Độ. Kể từ đó, Hàn Quốc đã đứng đầu bảng xếp hạng tăng trưởng của thế giới, với 40 năm tăng trưởng trung bình liên tục hơn 8% mỗi năm, tăng gấp đôi trong tăng trưởng kinh tế. Ngoại trừ ở nước láng giềng Đài Loan,sự bùng nổ kinh tế này chưa từng có trong lịch sử - thậm chí ngay cả ở Nhật Bản ở thời hậu chiến. Hiện nay sự phát triển kinh tế nhanh chóng đã làm tăng thu nhập bình quân đầu người từ một phần ba vào giữa những năm 1980 đến hai phần ba mức trung bình của OECD năm 2005. Để hiện đại hóa nền kinh tế, Hàn Quốc đã ưu tiên phát triển công nghiệp hóa dẫn đến sự mất cân bằng trong nhiều lĩnh vực. Ví dụ như giữa sự phát triển đô thị và nông thôn, giữa các doanh nghiệp quy mô lớn và doanh nghiệp quy mô nhỏ, giữa xuất khẩu trong nước và công nghiệp,..Theo đó mức sống của người dân cũng mất cân bằng giữa những khu vực.Ở những nơi tập trung phát triển công nghiệp ( hầu hết là các dự án phát triển công nghiệp đều ở đô thị) kéo theo sự phát triên của các lĩnh vực như dịch vụ , buôn bán,.. nên mức sống của người dân được nâng cao rõ rệt trong khi đó có kết quả ngược lại ở nơi không phát triển công nghiệp. Mặc dù Chính phủ đã có nhiều biện pháp can thiệp để giảm bớt sự chênh lệnh giữa nông thôn và thành thị nhưng không thể làm mất được sự cân bằng. Chiến lược tập trung vào đô thị đã dẫn đến sự tụt hậu nhanh chóng ở nông thôn. Phát triển công nghiệp đã thu hút những người trẻ tuổi ra thành phố làm việc dẫn đến sự chênh lệch dân số và lao động giũa các khu vực. Tỉ lệ người già từ 65 tuổi trở lên ở nông thôn là 28% năm 1980. Nhận thấy phát triển nông thôn đang đứng trước thách thức vô cùng lớn do cư dân nông thôn giảm đi, lao động nông thôn già đi cùng với chi phí sản xuất nông nghiệp ngày càng tăng, khoảng cách thu nhập nông thôn - thành thị ngày càng lớn, năm 1984 Chính phủ Hàn Quốc đã đưa ra dự án “ du lịch trang trại” để tăng thêm thu nhập phi nông nghiệp cho người dân , thúc đẩy phát triển nông nghiệp. Và “ du lịch nông thôn” ở Hàn Quốc phát triển từ đó.
Trả lời
Du lịch nông thôn được quan tâm phát triển ở Hàn Quốc vào những năm 80 của thế kỷ trước. Nguyên nhân của việc phát triển loại hình du lịch này là do quá trình phát triển kinh tế và đô thị hoá, quá trình di dân cơ học của lao động vùng nông thôn đã làm cho sản xuất và phát triển ở các vùng nông thôn, miền núi và ven biển ở Hàn Quốc có xu hướng đình trệ. Đồng thời, vấn đề phân cách hoặc tách rời giữa các vùng thành thị và nông thôn trở lên ngày càng rõ nét. Chính vì lý do đó việc áp dụng loại hình du lịch nông thôn được lựa chọn và được quan tâm đầu tư phát triển. Thành công về kinh tế của Hàn Quốc được đánh giá là tăng trưởng nhanh và là một kì tích “kì tích sông Hàn”. Năm 1960, Hàn Quốc có tổng sản phẩm quốc dân tính trên đầu người là 80 đô la một năm, gần ngang bằng với Ghana và Sudan ,Ấn Độ. Kể từ đó, Hàn Quốc đã đứng đầu bảng xếp hạng tăng trưởng của thế giới, với 40 năm tăng trưởng trung bình liên tục hơn 8% mỗi năm, tăng gấp đôi trong tăng trưởng kinh tế. Ngoại trừ ở nước láng giềng Đài Loan,sự bùng nổ kinh tế này chưa từng có trong lịch sử - thậm chí ngay cả ở Nhật Bản ở thời hậu chiến. Hiện nay sự phát triển kinh tế nhanh chóng đã làm tăng thu nhập bình quân đầu người từ một phần ba vào giữa những năm 1980 đến hai phần ba mức trung bình của OECD năm 2005. Để hiện đại hóa nền kinh tế, Hàn Quốc đã ưu tiên phát triển công nghiệp hóa dẫn đến sự mất cân bằng trong nhiều lĩnh vực. Ví dụ như giữa sự phát triển đô thị và nông thôn, giữa các doanh nghiệp quy mô lớn và doanh nghiệp quy mô nhỏ, giữa xuất khẩu trong nước và công nghiệp,..Theo đó mức sống của người dân cũng mất cân bằng giữa những khu vực.Ở những nơi tập trung phát triển công nghiệp ( hầu hết là các dự án phát triển công nghiệp đều ở đô thị) kéo theo sự phát triên của các lĩnh vực như dịch vụ , buôn bán,.. nên mức sống của người dân được nâng cao rõ rệt trong khi đó có kết quả ngược lại ở nơi không phát triển công nghiệp. Mặc dù Chính phủ đã có nhiều biện pháp can thiệp để giảm bớt sự chênh lệnh giữa nông thôn và thành thị nhưng không thể làm mất được sự cân bằng. Chiến lược tập trung vào đô thị đã dẫn đến sự tụt hậu nhanh chóng ở nông thôn. Phát triển công nghiệp đã thu hút những người trẻ tuổi ra thành phố làm việc dẫn đến sự chênh lệch dân số và lao động giũa các khu vực. Tỉ lệ người già từ 65 tuổi trở lên ở nông thôn là 28% năm 1980. Nhận thấy phát triển nông thôn đang đứng trước thách thức vô cùng lớn do cư dân nông thôn giảm đi, lao động nông thôn già đi cùng với chi phí sản xuất nông nghiệp ngày càng tăng, khoảng cách thu nhập nông thôn - thành thị ngày càng lớn, năm 1984 Chính phủ Hàn Quốc đã đưa ra dự án “ du lịch trang trại” để tăng thêm thu nhập phi nông nghiệp cho người dân , thúc đẩy phát triển nông nghiệp. Và “ du lịch nông thôn” ở Hàn Quốc phát triển từ đó.