Dấu hiệu nào cho thấy đã đến lúc bạn nên nghỉ việc?

  1. Tâm sự cuộc sống

  2. Hướng nghiệp

Thấy cty đăng tin tuyển cái vị trí mình đang làm... thôi chắc tự nghỉ còn hơn bị đuổi:))

Từ khóa: 

tâm sự cuộc sống

,

hướng nghiệp

20 câu hỏi giúp bạn ra quyết định nghỉ việc

Thử tham gia một cuộc phỏng vấn nhỏ dưới đây nhé. Dưới đây sẽ có 20 câu hỏi dành cho bạn, nhiệm vụ của bạn là suy nghĩ thật nhanh và trả lời Yes/No. Bạn có 10 phút để thực hiện cuộc phỏng vấn này.

10 phút của bạn bắt đầu:

Câu 1. Bạn có đang thấy mất hết đam mê từng có khi bắt đầu công việc?

Câu 2. Bạn có đang thấy mình không phát triển về chuyên môn hoặc cá nhân khi tiếp tục công việc này?

Câu 3. Bạn có thấy rằng mục tiêu của bạn không phù hợp với sứ mệnh công ty?

Câu 4. Bạn có thấy mình luôn luôn chán nản khi làm việc?

Câu 5. Bạn có thấy áp lực công việc đang ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của bản thân?

Câu 6. Bạn có thấy tiền bạc là yếu tố gây lo lắng?

Câu 7. Bạn có thấy mình đang không có thời gian dành cho gia đình và bản thân?

Câu 8. Bạn có thấy mình đang có một vị sếp kinh khủng?

Câu 9. Bạn có thấy công ty bạn đang không đầu tư vào nhân viên?

Câu 10. Bạn có thấy bạn chẳng có gì gọi là tương lại với công ty?

Câu 11. Bạn có thấy tâm lý nặng nề của chính mình khi thức dậy vào mỗi sáng?

Câu 12. Bạn có thấy có những cơ hội tốt hơn đang đến với bạn?

Câu 13. Bạn có thấy bạn bị vắt kiệt sức với công việc?

Câu 14. Bạn có thấy mình luôn có thể gặp nguy cơ mất việc tại công ty?

Câu 15. Bạn có thấy kỹ năng của bạn không được tận dụng?

Câu 16. Bạn có thấy mình luôn phải cân nhắc rất nhiều trước khi nói ra hay đề nghị mọi thứ?

Câu 17. Bạn có thấy bạn không hề có chút động lực thúc đẩy cống hiến 100%?

Câu 18. Bạn có thấy bạn đang chán ghét công việc?

Câu 19. Bạn có thấy đồng nghiệp khiến bạn chán ngấy và phát cáu?

Câu 20. Bạn thốt nên theo bản năng “đã đến lúc rồi”!

Tôi đã từng tự hỏi bản thân 20 câu hỏi này. Đáp án thật sự rất bất ngờ. 18/20 câu trả lời Yes là con số mà tôi nhận được.

Sự thật là nếu như có khoảng 5 – 7 đáp án Yes, đã đến lúc bạn suy nghĩ về việc đổi việc rồi đó!

Một trong những yếu tố thúc đẩy tôi ra quyết định mạnh mẽ nhất đó là: Mục tiêu của tôi không phù hơp với sứ mệnh và tầm nhìn được cập nhật phiên bản mới của công ty. Nghĩa là mục tiêu của tôi thì không đổi, nhưng của công ty đã thay đổi. Nó không còn gặp nhau nữa. Có lẽ nó đã cắt nhau trong quá khứ và bỏ xa nhau từ lâu rồi.

Tôi nghĩ đó cũng là nguyên nhân chủ chốt kéo theo đáp án Yes ở các câu hỏi khác.

Và lựa chọn của tôi là in tờ A4.

Còn bạn? Bạn có lựa chọn cho mình rồi chứ?

https://cdn.noron.vn/2022/07/28/9926225742237979-1659020643.png
Trả lời

20 câu hỏi giúp bạn ra quyết định nghỉ việc

Thử tham gia một cuộc phỏng vấn nhỏ dưới đây nhé. Dưới đây sẽ có 20 câu hỏi dành cho bạn, nhiệm vụ của bạn là suy nghĩ thật nhanh và trả lời Yes/No. Bạn có 10 phút để thực hiện cuộc phỏng vấn này.

10 phút của bạn bắt đầu:

Câu 1. Bạn có đang thấy mất hết đam mê từng có khi bắt đầu công việc?

Câu 2. Bạn có đang thấy mình không phát triển về chuyên môn hoặc cá nhân khi tiếp tục công việc này?

Câu 3. Bạn có thấy rằng mục tiêu của bạn không phù hợp với sứ mệnh công ty?

Câu 4. Bạn có thấy mình luôn luôn chán nản khi làm việc?

Câu 5. Bạn có thấy áp lực công việc đang ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của bản thân?

Câu 6. Bạn có thấy tiền bạc là yếu tố gây lo lắng?

Câu 7. Bạn có thấy mình đang không có thời gian dành cho gia đình và bản thân?

Câu 8. Bạn có thấy mình đang có một vị sếp kinh khủng?

Câu 9. Bạn có thấy công ty bạn đang không đầu tư vào nhân viên?

Câu 10. Bạn có thấy bạn chẳng có gì gọi là tương lại với công ty?

Câu 11. Bạn có thấy tâm lý nặng nề của chính mình khi thức dậy vào mỗi sáng?

Câu 12. Bạn có thấy có những cơ hội tốt hơn đang đến với bạn?

Câu 13. Bạn có thấy bạn bị vắt kiệt sức với công việc?

Câu 14. Bạn có thấy mình luôn có thể gặp nguy cơ mất việc tại công ty?

Câu 15. Bạn có thấy kỹ năng của bạn không được tận dụng?

Câu 16. Bạn có thấy mình luôn phải cân nhắc rất nhiều trước khi nói ra hay đề nghị mọi thứ?

Câu 17. Bạn có thấy bạn không hề có chút động lực thúc đẩy cống hiến 100%?

Câu 18. Bạn có thấy bạn đang chán ghét công việc?

Câu 19. Bạn có thấy đồng nghiệp khiến bạn chán ngấy và phát cáu?

Câu 20. Bạn thốt nên theo bản năng “đã đến lúc rồi”!

Tôi đã từng tự hỏi bản thân 20 câu hỏi này. Đáp án thật sự rất bất ngờ. 18/20 câu trả lời Yes là con số mà tôi nhận được.

Sự thật là nếu như có khoảng 5 – 7 đáp án Yes, đã đến lúc bạn suy nghĩ về việc đổi việc rồi đó!

Một trong những yếu tố thúc đẩy tôi ra quyết định mạnh mẽ nhất đó là: Mục tiêu của tôi không phù hơp với sứ mệnh và tầm nhìn được cập nhật phiên bản mới của công ty. Nghĩa là mục tiêu của tôi thì không đổi, nhưng của công ty đã thay đổi. Nó không còn gặp nhau nữa. Có lẽ nó đã cắt nhau trong quá khứ và bỏ xa nhau từ lâu rồi.

Tôi nghĩ đó cũng là nguyên nhân chủ chốt kéo theo đáp án Yes ở các câu hỏi khác.

Và lựa chọn của tôi là in tờ A4.

Còn bạn? Bạn có lựa chọn cho mình rồi chứ?

https://cdn.noron.vn/2022/07/28/9926225742237979-1659020643.png

Ôi công ty này tốt thế, nhân viên mà cũng đc tuyển thêm trợ lý để giúp đỡ nữa à.

Theo mình, nếu bạn cảm thấy công việc của mình quá nhàm chán, ngày qua ngày làm việc trong sự mệt mỏi, đặc biệt là thấy công việc đang kìm hãm khả năng phát triển của bản thân thì nên nghỉ. Đừng chần chừ gì nữa, vì nó chỉ kéo dài thời gian của bạn mà thôi.

Mình thấy, làm việc không chỉ quan trọng ở việc bạn được chi trả một mức lương như thế nào mà còn phải xét đến việc công việc đó cho bạn những kĩ năng gì, có làm bạn phát triển hơn không. Nếu nghĩ về đường dài thì người thành công hoặc đạt được mong muốn của mình là người hội tụ đủ những kĩ năng cần thiết. Khi mà bạn làm việc trong môi trường nhàm chán thì làm sao có khả năng thử thách và phá bỏ giới hạn của bản thân?

Thực ra câu hỏi của bạn là một câu hỏi hay, có tính phổ quát. Sẽ có nhiều cách trả lời khác nhau cho câu hỏi này. Ví dụ:

https://cdn.noron.vn/2022/07/28/9926225742237305-1659001391.jpg

Nhưng với cá nhân tôi, một nhà quản lý, tôi cho rằng sự hợp tác giữa doanh nghiệp và nhân viên cũng là hoạt động làm việc tập thể (team work), do đó nó cần các yếu tố:

  • Chung mục tiêu
  • Chung tốc độ
  • Chung cách làm (văn hóa, cách thức tổ chức công việc)
  • Hài hòa giá trị lợi ích
  • Trạng thái tâm lý, cảm xúc tốt

Trong mọi trường hợp, mình vẫn khuyên cả 2 bên nên cân nhắc, suy nghĩ kỹ trước khi thay đổi (nghỉ việc, hoặc sa thải) vì mọi thay đổi đều có rủi ro, phải trả giá. Tuy vậy, thay đổi là không tránh khỏi và là cần thiết. Bạn có thể nghỉ việc nếu nó vi phạm một hoặc nhiều giá trị trên.

Bạn nên nghỉ việc nếu cảm thấy không phù hợp với mục tiêu, định hướng phát triển: (chung mục tiêu)

  • Bạn có định hướng phát triển riêng, không phù hợp với định hướng của công ty
  • Định hướng phát triển của công ty không tốt đẹp hoặc không nằm trong hướng bạn yêu thích, bạn có thể tìm tổ chức khác phù hợp hơn.

Ví dụ bạn đi làm một thời gian và thấy rằng bạn thích về du lịch, bạn muốn đi đây đó để hiểu về cuộc sống, kết nối với môi trường thì bạn có thể từ bỏ công ty tài chính mà mình đang làm việc để sang công ty du lịch với mức thu nhập thấp hơn, nhưng phù hợp với định hướng hơn.

Bạn nên nghỉ việc nếu không cảm thấy tiến bộ: (chung tốc độ)

  • Trường hợp công ty phát triển nhanh, bạn phát triển chậm, bạn sẽ bị thải loại.
  • Và ngược lại, nếu bạn phát triển quá nhanh, công ty lại tăng trưởng chậm, bạn có thể ra đi, hoặc ở lại trở thành trụ cột, người gánh vác, lèo lái, giúp tổ chức phát triển. Việc lựa chọn doanh nghiệp có những người đồng nghiệp có năng lực tương đương, hoặc tốt hơn mình là cần thiết để học hỏi và phát triển.

Bạn nên nghỉ việc nếu xung đột lớn về văn hóa, cách làm

  • Không có văn hóa nào là quá tốt hay quá xấu. Làm ăn "chộp giật" cũng là hiện tượng tương đối phổ biến trong xã hội. Văn hóa phần nhiều là sự phù hợp.
  • Nếu bạn không thích cách làm việc của tổ chức, thấy nó vi phạm đạo đức, xung đột với các nền tảng văn hóa, cách làm việc của bạn. Hãy nghỉ việc ngay, bởi vì văn hóa sẽ rất khó thay đổi.
  • Nếu bạn là người thích nghi cao, nhạc nào cũng nhảy được thì văn hóa tổ chức ít khi là vấn đề của bạn.

Xung đột về lợi ích:

  • Đây là vấn đề lớn, nhưng thực ra lại thường dễ giải quyết nếu thẳng thắn.
  • Thường có nhiều góc nhìn về giá trị rất khác nhau. Trong mọi cuộc hợp tác, bên nào cũng cho rằng đóng góp của mình là rất cao, và cái mình nhận về rất thấp. Vì thế hãy thông cảm, thấu hiểu, và có cái nhìn dài hạn để có thể hợp tác được với nhau.
  • Một người sếp tốt, một tổ chức tốt chưa hẳn là một tổ chức trả lương cao, mà là một tổ chức biết chăm lo cho người nhân viên. Bạn sẽ cảm nhận được ngay ấy mà.

Bạn nên nghỉ việc nếu có xung đột không thể giải quyết:

  • Những vấn đề về cảm xúc, hãy để cảm xúc giải quyết.
  • Chẳng có lời khuyên nào trong trường hợp này ngoại trừ là cứ bình tĩnh, để cảm xúc qua đi và tìm cách kết nối để giải quyết vấn đề.

Về trường hợp cụ thể của bạn, bạn hãy nghĩ xem nó rơi vào trường hợp nào. Với tư cách 1 giám đốc doanh nghiệp, chủ tịch tập đoàn, người nhiều năm quản lý, tôi khuyên bạn, đừng nghĩ nhiều làm gì, cứ thẳng thắn hỏi quản lý xem vì sao họ tuyển dụng thêm người.

Có thể họ thấy bạn không gắn bó, có thể họ chưa hài lòng về bạn, có thể họ muốn mở rộng, có thể họ chỉ đăng thế thôi nhưng lại tuyển cho vị trí khác... Ngồi mà suy đoán người khác không bằng tương tác trực tiếp để có thông tin cụ thể.