Dấu hiệu để nhận ra bệnh tự kỷ ở trẻ
Hội chứng Asperger đã từng là một chẩn đoán độc lập với rối loạn phổ tự kỷ. Vào năm 2013, thuật ngữ này đã trở thành một phần của rối loạn phổ tự kỷ (ASD) trong Cẩm nang Chẩn đoán và Thống kê Rối loạn Tâm thần 5 (DSM-5).
Hội chứng Asperger không còn là một chẩn đoán độc lập, mà là một phần của ASD. Bất kể con bạn rơi vào đâu trong phổ tự kỷ, thì việc hiểu về các triệu chứng cũng hết sức quan trọng.
Nhấn để phóng to ảnh
Chuyện gì đang xảy ra với con tôi?
Là một phụ huynh có con nhỏ, việc chú ý đến các mốc phát triển là điều hết sức tự nhiên, và liệu con bạn có đang phát triển trái ngược với sự chậm trễ hay không. Một số cha mẹ có thể gọi bác sĩ nhi khoa liên tục hoặc thậm chí ám ảnh trong khi cố tìm hiểu xem liệu có các dấu hiệu hay không.
Rối loạn phổ tự kỷ
Như tên gọi đã chỉ ra, tự kỷ tồn tại ở dạng một phổ, có nghĩa là nó có thể tác động đến từng cá thể với mức độ nghiêm trọng khác nhau. Một số người có thể có những nét tính cách kì lạ. Có thể đôi khi họ rất cất vả để hiểu các tín hiệu xã hội hoặc giao tiếp bằng mắt kéo dài, hoặc đó có thể là một điều gì đó cực đoan khi một người không thể giao tiếp bằng lời nói. Giao tiếp không dùng lời nói là một triệu chứng nghiêm trọng của tự kỷ. Hội chứng Asperger đã từng được phân biệt với tự kỷ vì rối loạn của nó. Dấu hiệu của hội chứng Asperger là những hành vi lặp đi lặp lại như nghi lễ hoặc lặp lại cụm từ, khó khăn với các kỹ năng xã hội và kén ăn. Gần đây, DSM-5 đã xác định rằng hội chứng Asperger không còn là chẩn đoán nữa mà là một phần của ASD.
Hãy để ý những hành vi mà bạn thấy ở trẻ tự kỷ.
Như đã đề cập ở trên, những trẻ nằm trong phổ tự kỷ thường gặp khó khăn với các tín hiệu xã hội, hiểu được điều gì là phù hợp và điều gì không, và giao tiếp bằng mắt. Một trong những điều đầu tiên mà bạn sẽ nhận thấy ở trẻ mắc ASD là thiếu giao tiếp bằng mắt kéo dài. Bác sĩ nhi khoa sẽ tiếp tục kiểm tra trẻ để xem liệu trẻ có thể giao tiếp bằng mắt hay không, và lý do chính là để theo dõi các dấu hiệu tự kỷ. Chẩn đoán tự kỷ có thể được đưa ra khi trẻ được 3 tuổi. Nếu bạn bắt đầu nhận thấy trẻ gặp khó khăn trong giao tiếp bằng mắt, đừng bỏ qua. Hãy hỏi bác sĩ xem có gì đó chỉ ra ASD hay không.
Chuyên gia về hành vi có thể giúp đỡ
Tôi có một người bạn có con trai lên 4. Cậu bé nói chuyện, nhưng không nhiều như một đứa trẻ 4 tuổi đang phát triển bình thường vẫn nói. Em thường tự lặp đi lặp lại và cố định các thói quen, chẳng hạn như tắt đèn khi bố em nói “tắt”. Cậu bé không thể gạt công tắc sang vị trí “tắt” nếu bố em không đưa ra dấu hiệu bằng cách nói “tắt”. Thói quen cứng nhắc là một trong những dấu hiệu của ASD. Gần đây, bố em đã đưa em đến khám bác sĩ, người đã giới thiệu họ đến chuyên gia hành vi. Bố em muốn có được chẩn đoán chính xác và xác định xem liệu con mình có bị tự kỷ hay không.
Một “nhãn hiệu” có thể giúp ích, và bạn xứng đáng được nói về nó
Biết rằng con bạn bị ASD là một điều tốt! Bây giờ bạn có thể cho con sự giúp đỡ mà con cần để thành công trong cuộc sống. Bạn có thể tìm được sự giúp đỡ bằng cách nói chuyện với các bậc cha mẹ khác có con trong phổ tự kỷ và gặp bác sĩ trị liệu. Khi làm việc với chuyên gia trị liệu, bạn sẽ có cơ hội để nói về những thách thức của mình với tư cách là cha mẹ có con tự kỷ. Cho dù làm việc với chuyên gia tư vấn trực tuyến hay với bác sĩ trị liệu trực tiếp, bạn vẫn xứng đáng có một không gian an toàn để bày tỏ suy nghĩ và cảm xúc của mình về việc nuôi dạy con. Làm cha mẹ là một công việc khó khăn, và hãy nhớ rằng yêu cầu giúp đỡ khi cần là hoàn toàn bình thường.