Đâu có thể là lời giải thích hợp lý cho câu nói: "Những người hay nói đạo lý lại hay sống như..."?

  1. Tâm lý học

  2. Triết học

Từ khóa: 

tâm lý học

,

triết học

Câu hỏi được gộp với Tại sao những người hay nói đạo lý thường sống như...?

Người hay nói đạo lý có thể sống như loz, có thể ko; cái này chưa biết được, tùy người, tùy thời điểm. Nhưng người đến đạo lý cơ bản mà cũng ko biết thì chắc chắn là sống như loz rồi :v :v :v.

Trả lời

Người hay nói đạo lý có thể sống như loz, có thể ko; cái này chưa biết được, tùy người, tùy thời điểm. Nhưng người đến đạo lý cơ bản mà cũng ko biết thì chắc chắn là sống như loz rồi :v :v :v.

Mình nghĩ câu ngày phải là mấy ng sống như *** thường hay nói đạo lý. Vì đơn giản ng ta sống ko tốt, nên sợ ng ngoài thấy đc cái xấu của mình, từ đó hay nói đạo lý để che đi cái xấu của mình thôi. Kiểu như thùng rỗng thì kêu to vậy.

Theo ý kiến riêng của mình thì:

Đầu tiên "người hay nói đạo lý, thường sống như..."--> câu này đầu tiên là ám chỉ trong đời, chúng ta sẽ thường gặp những người nói đạo lý mà sống rất sai. Còn những người hay nói đạo lý nhưng sống đúng với đạo lý thì vẫn có, nhưng chúng ta ít gặpHoặc là số người nói đạo lý nhưng sống dở chiếm đa số trong tổng số những người nói đạo lý. Số người nói được làm được chiếm rất ít chứ không phải là không có, vừa quý vừa hiếm. Ví dụ: các vị Phật, Chúa, Bồ-tát, thiên thần, thiện tri thức,... chỉ chiếm số ít chứ không nhiều trong tổng số những người theo tôn giáo. Không phải ai theo đạo cũng sống đúng được với đạo. 

Tiếp theo, để phân tích lý do của việc nói đạo lý mà sống như... (tức là tập trung vào giải thích vấn đề của nhóm người đa số trong tổng số người nói đạo lý kia) thì có lẽ phải xét tới:

+Thứ nhất: người biết nhiều đạo lý thì mới hay nói đạo lý được --> có vốn triết lý, có thể là qua trải nghiệm cuộc sống hoặc chăm chỉ đọc sách hoặc học đạo lý

+Thứ hai: hay nói đạo lý tức là cũng có sẵn sự tự tin bên trong, thích giao tiếp, thích nói cho mọi người cái mình biết, thích bày tỏ ý kiến --> cũng khá giỏi, có năng lực, có chủ kiến, có khả năng học và tiếp thu 

+Thứ ba: Đạo lý không giống như những kiến thức thông thường trong sách vở, không phải thuộc hiểu nhớ là xong. Có những triết lý vô cùng cao siêu, thâm diệu, cần trải nghiệm cuộc sống, chiêm nghiệm, rồi mới chứng nghiệm được nó. Tức là học tập đạo lý và hiểu theo cách hiểu của mình hay là thuộc nó thì cũng chỉ là đi học thôi, còn thử thách cuộc đời chính là đi thi, là áp dụng nó, mục đích cuối cùng không phải để sở hữu được nó mà mục đích là để tĩnh tại vượt qua sóng gió cuộc đời và sống đời bình an. Vậy cho nên rất khó để mà kiên định cả đời sống được với lời mình nói nếu như không nghiêm khắc, kỉ luật với chính bản thân mình, biết soi xét chính mình. Lơ là một phút là cũng có thể thi trượt. Bên cạnh đó, hiểu sai đạo lý rất nguy hiểm, vì như thế mình sẽ áp dụng sai lầm nó trong cuộc sống và từ đó gây cho mình đau khổ. 

Từ ba điều trên suy ra: những người giỏi và biết nhiều đạo lý dễ sống không đúng được với lời mình nói có thể bắt nguồn từ:

+Nếu chỉ tiếp thu đạo lý qua sách vở mà không có trải nghiệm cuộc sống thì rất dễ hiểu sai --> sống sai

+Bởi vì giỏi nên họ dễ sinh ra kiêu ngạo. Đọc nhiều sách đạo lý nên dễ tưởng là mình đã có được đạo lý, thấy mình biết nhiều rồi nên không chịu học hỏi từ cuộc sống nữa, giữ mãi một chủ kiến sai lầm của mình và phản ứng với cuộc đời --> khó tiếp thu ý kiến người khác hay khó unlearn những cái sai mà mình đã học được --> sai lầm chồng chất sai lầm.

+Có nhiều sự thông thái lại càng dễ gia tăng sự tự mãn, bơm phồng cái tôi, từ đó sự ganh ghét đố kị với người khác cũng ngầm gia tăng. Nếu không nghiêm khắc với bản thân sẽ dẫn tới sa ngã theo những hướng rất nguy hiểm: sử dụng triết lý, đạo lý để che mắt thiên hạ để làm việc trái với đạo lý. 

Trên đây là những gì mà mình nghĩ được ra. Mình nghĩ vấn đề không nằm ở hành động nói đạo lý, mà nằm ở người thực hiện hành động ấy thì đúng hơn.

 

 

Sông sâu tĩnh lặng. Lúa chín cúi đầu.

Người hiểu đạo lý, thấu hiểu sự đời thường cảm thấy bản thân không đủ tư cách dạy người khác. Còn người nông cạn thường như ếch ngồi đáy giếng, không nhận thức nổi cái khiếm khuyết của mình, thậm chí không biết hành động của mình trái với điều mình nói.

Chắc cũng có vài ba loại nói đạo lý, nhưng ko dám lạm bàn nhiều. Các bạn lại bảo tôi hay nói đạo lý thì khổ. :)))

Thật ra câu này không có ý nghĩa gì với nhóm người có khả năng hiểu được kiến thức.
Do sự lan rộng xu hướng của câu nói cũng như tính chất có phần hung hăng trong ngữ điệu làm cho câu văn có vẻ gì đó logic dù thật ra những người không biết đạo lý có phần sống tha hóa hơn.
Đây là dạng so sánh trực tiếp thẳng,không phải là câu văn dẫn chứng nên giữa đạo lý và thứ gì đó sẽ gây xung đột trong tư duy của tất cả chúng ta,những người đều có sai lầm mà chỉ riêng mình biết.

Tôi thấy nói đạo lý nó rất là bình thường.đôi khi cô đơn người ta lấy đó để làm điểm tựa,động lực để sống tốt đẹp hơn 

Vì sao? Vì họ không phải là người mà họ tô vẽ từ lời nói, hoặc dễ hiểu hơn, họ là loại người trong ngoài bất nhất. Thế thôi!
Thời đại phát triển, lợi ích trở thành thứ ưu tiên số 1, mọi thứ đều vì lợi ích mà vận hành, nên mới sinh ra nhiều kiểu người như thế. Họ nói đạo lý, tỏ ra là người tử tế, chỉ đơn giản là cái mác đó mang lại cho họ lợi ích. Dạng này, chính là cái Nho gia gọi là "ngụy quân tử"
Câu nói trên chỉ áp dụng được với 1 nhóm người thôi, không thể xem như chân lý. Nếu xem nó như chân lý, vậy vĩ nhân hay nói đạo lý, họ cũng đều sống như l*l à? Chủ tịch HCM cũng hay nói những điều đạo lý, vậy ngài cũng như tiêu đề phía trên? Không phải, đúng không?
Bỏ qua nhân phẩm người nói, đã là đạo lý thì nhất định có điểm đúng của nó, hấp thu điều tốt, loại bỏ điều xấu, không phải càng tốt hơn việc phủ nhận điều tốt chỉ vì nó xuất ra từ người xấu sao
Đạo lý được nói ra một cách tự nhiên nó mang tính thể hiện, đạo lý là một câu trả lời thì nó như một lời khuyên.
Lời nói là gì cũng được, bạn nghĩ thế nào thì nó là thế đó.
Tuỳ người thôi, người dùng cái đó như một sự thao túng hoặc để thể hiện bản thân, người thì chỉ muốn truyền đạt những gì mình biết thôi. Cái gì hay thì mình vẫn tiếp thu, cái gì dở thì mình nghe tai trái qua tai phải. Nhiều người sống như *** nhưng đạo lý của họ vẫn đúng ở khía cạnh nào đó. Có tk nào xàm quá thì chỉ đơn giản là bốc phét thôi, chả có đạo lý nào ở đây cả.
  1. Câu trên là câu mang nặng tính đả kích cá nhân của 1 người đang bi tổn thương dành cho 1 người lỡ đụng vào vết thương của mình.
  2. Giá trị của câu người đó nói đâu có liên quan gì tới phẩm chất của người đó!
  3. Câu trên nếu nhìn rộng ra nhiều khía cạnh cuộc sống sẽ sai bét hết!