Data Analyst cụ thể là làm gì Tự học có khó không?

  1. Hướng nghiệp

Từ khóa: 

hướng nghiệp

1. Data Analyst là gì, cụ thể làm công việc gì?

Nói một cách ngắn gọn thì Data Analyst là người đem lại giá trị kinh doanh cho doanh nghiệp bằng cách cung cấp thông qua việc phân tích dữ liệu.

Các giá trị cụ thể như sau:

  • Cung cấp những thông tin sâu về dữ liệu
  • Đánh giá được xu hướng kinh doanh
  • Tìm ra được vấn đề kinh doanh và vấn đề của nhà quản trị, đưa ra được những giải pháp phù hợp cho những vấn đề đó
  • Làm những báo cáo ý nghĩa

- Giá trị cao nhất của công việc này là hiểu được dữ liệu đang nói với bạn về câu chuyện gì và đem những câu chuyện đó kể cho người khác.

- Công việc đơn giản nhất mà DA phải làm đó là làm báo cáo có ý nghĩa và mô tả sơ bộ về dữ liệu.

2. Vậy cần học gì để trở thành Data Analyst?

Như đã nói ở trên, giá trị cuối cùng mà DA đem lại là giá trị về kinh doanh nên một bài phân tích mà không có ý nghĩa về mặt kinh doanh thì cũng trở nên vô nghĩa. Bạn có thể tìm một lĩnh vực để bắt đầu (Nhân sự, tài chính - kế toán, marketing,...)

Kỹ năng làm báo cáo: Nếu như bạn không có kiến thức kinh tế nên bắt đầu từ việc làm báo cáo, làm báo cáo ở đây không phải là chứng minh bạn khai thác được gì từ dữ liệu, nhiệm vụ của bạn là làm những thứ mà HIỆN TẠI nhà quản lý đang quan tâm bằng cách đặt câu hỏi (ví dụ: tình hình doanh thu, phân bổ chi phí,...)Đến đây không phải là hết, mà mình không muốn nêu ra quá nhiều sợ bạn hoảng sợ, những công việc chuyên sâu hơn mình nghĩ bạn tìm hiểu dần dần sau này cho đỡ ngộp thở.

3. Kỹ năng làm báo cáo

Kỹ năng này là điểm bắt đầu của hầu hết các DA và cũng là kỹ năng cơ bản nhất.

Đầu tiên đó là bạn cần phải học cách đặt câu hỏi: Để làm được báo cáo có ý nghĩa thì chúng ta phải cung cấp "thứ mà người ta cần, không cung cấp thứ mà chúng ta có". Vì vậy hãy tự đặt câu hỏi xem những nhà quản lý hiện tại họ đang quan tâm những vấn đề gì, báo cáo của bạn sẽ trả lời cho những câu hỏi nào? Thường các bạn bỏ qua kỹ năng này trong việc làm báo cáo nên đó là nguyên nhân vì sao những báo cáo vô nghĩa được tạo ra

- Chuẩn bị dữ liệu: Để chuẩn bị dữ bạn cần biết dữ liệu cần làm đang ở đâu và làm gì để có được. Nếu dữ liệu đang được lưu trữ trong database thì bạn phải dùng ngôn ngữ SQL để lấy ra, ở bước này bạn có thể học thêm python hoặc excel,... tùy theo yêu cầu lưu trữ của công ty mà bạn đang làm.

- Xử lý dữ liệu: Các công cụ giúp bạn xử lý dữ liệu là Excel, Google Sheet, Python,...

- Trực quan hóa dữ liệu: Có một lời khuyên là bạn chỉ cần học một công cụ trực quan (ví dụ: Excel,Power BI, Tableau, Google Data Studio,...) bởi các công cụ này sẽ có điểm tương đồng nên khi công cụ mới thì cũng rất dễ để thích nghi, nếu dành quá nhiều thời gian để học tất cả công cụ này thì thật lãng phí vì doanh nghiệp họ cũng chỉ dùng một mà thôi.

Các công cụ thì nhiều vô kể nhưng mình vẫn khuyên các bạn nên bắt đầu từ Excel và SQL là hai công mà có mức độ ưu tiên cao nhất vì nó chiếm đa số thời gian của bạn sau này, sau đó là một công cụ trực quan bất kì nhưng mình khuyên nên học PowerBI vì nó rất tổng quan và chi tiết.

Mức độ ưu tiên cuối cùng là R, Python và các ngôn ngữ khác,... (Tùy theo yêu cầu của mỗi công ty) bởi bạn sẽ ít phải làm với các công cụ này nhất ở giai đoạn đầu, tuy nhiên nếu muốn làm công việc khó hơn thì bắt buộc nhưng hãy để dành nó khi bạn đã sẵn sàng và làm tốt công việc hiện tại nhé.

Tóm lại, công cụ chỉ là những thứ giúp chúng ta làm việc tốt hơn và hãy bám theo những thứ mà chúng ta sẽ đem lại cho doanh nghiệp và thay đổi cách đặt câu hỏi.

Cảm ơn các bạn đã đọc.

Trả lời

1. Data Analyst là gì, cụ thể làm công việc gì?

Nói một cách ngắn gọn thì Data Analyst là người đem lại giá trị kinh doanh cho doanh nghiệp bằng cách cung cấp thông qua việc phân tích dữ liệu.

Các giá trị cụ thể như sau:

  • Cung cấp những thông tin sâu về dữ liệu
  • Đánh giá được xu hướng kinh doanh
  • Tìm ra được vấn đề kinh doanh và vấn đề của nhà quản trị, đưa ra được những giải pháp phù hợp cho những vấn đề đó
  • Làm những báo cáo ý nghĩa

- Giá trị cao nhất của công việc này là hiểu được dữ liệu đang nói với bạn về câu chuyện gì và đem những câu chuyện đó kể cho người khác.

- Công việc đơn giản nhất mà DA phải làm đó là làm báo cáo có ý nghĩa và mô tả sơ bộ về dữ liệu.

2. Vậy cần học gì để trở thành Data Analyst?

Như đã nói ở trên, giá trị cuối cùng mà DA đem lại là giá trị về kinh doanh nên một bài phân tích mà không có ý nghĩa về mặt kinh doanh thì cũng trở nên vô nghĩa. Bạn có thể tìm một lĩnh vực để bắt đầu (Nhân sự, tài chính - kế toán, marketing,...)

Kỹ năng làm báo cáo: Nếu như bạn không có kiến thức kinh tế nên bắt đầu từ việc làm báo cáo, làm báo cáo ở đây không phải là chứng minh bạn khai thác được gì từ dữ liệu, nhiệm vụ của bạn là làm những thứ mà HIỆN TẠI nhà quản lý đang quan tâm bằng cách đặt câu hỏi (ví dụ: tình hình doanh thu, phân bổ chi phí,...)Đến đây không phải là hết, mà mình không muốn nêu ra quá nhiều sợ bạn hoảng sợ, những công việc chuyên sâu hơn mình nghĩ bạn tìm hiểu dần dần sau này cho đỡ ngộp thở.

3. Kỹ năng làm báo cáo

Kỹ năng này là điểm bắt đầu của hầu hết các DA và cũng là kỹ năng cơ bản nhất.

Đầu tiên đó là bạn cần phải học cách đặt câu hỏi: Để làm được báo cáo có ý nghĩa thì chúng ta phải cung cấp "thứ mà người ta cần, không cung cấp thứ mà chúng ta có". Vì vậy hãy tự đặt câu hỏi xem những nhà quản lý hiện tại họ đang quan tâm những vấn đề gì, báo cáo của bạn sẽ trả lời cho những câu hỏi nào? Thường các bạn bỏ qua kỹ năng này trong việc làm báo cáo nên đó là nguyên nhân vì sao những báo cáo vô nghĩa được tạo ra

- Chuẩn bị dữ liệu: Để chuẩn bị dữ bạn cần biết dữ liệu cần làm đang ở đâu và làm gì để có được. Nếu dữ liệu đang được lưu trữ trong database thì bạn phải dùng ngôn ngữ SQL để lấy ra, ở bước này bạn có thể học thêm python hoặc excel,... tùy theo yêu cầu lưu trữ của công ty mà bạn đang làm.

- Xử lý dữ liệu: Các công cụ giúp bạn xử lý dữ liệu là Excel, Google Sheet, Python,...

- Trực quan hóa dữ liệu: Có một lời khuyên là bạn chỉ cần học một công cụ trực quan (ví dụ: Excel,Power BI, Tableau, Google Data Studio,...) bởi các công cụ này sẽ có điểm tương đồng nên khi công cụ mới thì cũng rất dễ để thích nghi, nếu dành quá nhiều thời gian để học tất cả công cụ này thì thật lãng phí vì doanh nghiệp họ cũng chỉ dùng một mà thôi.

Các công cụ thì nhiều vô kể nhưng mình vẫn khuyên các bạn nên bắt đầu từ Excel và SQL là hai công mà có mức độ ưu tiên cao nhất vì nó chiếm đa số thời gian của bạn sau này, sau đó là một công cụ trực quan bất kì nhưng mình khuyên nên học PowerBI vì nó rất tổng quan và chi tiết.

Mức độ ưu tiên cuối cùng là R, Python và các ngôn ngữ khác,... (Tùy theo yêu cầu của mỗi công ty) bởi bạn sẽ ít phải làm với các công cụ này nhất ở giai đoạn đầu, tuy nhiên nếu muốn làm công việc khó hơn thì bắt buộc nhưng hãy để dành nó khi bạn đã sẵn sàng và làm tốt công việc hiện tại nhé.

Tóm lại, công cụ chỉ là những thứ giúp chúng ta làm việc tốt hơn và hãy bám theo những thứ mà chúng ta sẽ đem lại cho doanh nghiệp và thay đổi cách đặt câu hỏi.

Cảm ơn các bạn đã đọc.

Giải thích DA là gì và cách học để bắt đầu với nghề DA mình thấy bạn Huy bên dưới đã chia sẻ rất chi tiết, hợp tình hợp lý rồi nên mình xin phép bổ sung thêm về cơ hội làm việc và chi tiết hơn công việc của DA làm hàng ngày để bạn hiểu sâu sắc hơn về nghề.

Trong nghề này, mọi người thường có 3 lựa chọn đó là:

  1. Làm DA tại Client (Tại các công ty như ngân hàng, bảo hiểm,...) có 2 hình thức. Một là làm tại một bộ phận nhất định và trợ giúp bộ phận các công việc liên quan tới dữ liệu. Hai là một bộ phận trung tâm chuyên trách nhận yêu cầu từ các bộ phận, từ các yêu cầu, team sẽ xử lý dữ liệu và đáp ứng nhu cầu.
  2. Làm DA/BI tại các công ty outsource/phần mềm thường sẽ nhận trách nhiệm xây dựng các hệ thống tự động hóa xử lý dữ liệu từ các nguồn và cung cấp báo cáo đáp ứng nhu cầu khách hàng... Những người làm DA tại công ty outsource sẽ có thể làm được nhiều ngành nghề khác nhau nên có thể biết nhiều điều thú vị từ những ngành nghề mà khách hàng kinh doanh.
  3. Làm Freelancer cũng là một lựa chọn cho những DA/BI làm kinh nghiệm lâu năm và có mối quan hệ thân thiết với khách hàng, và có năng lực tìm kiếm các dự án. giúp các DA/BI kiếm thêm thu nhập

CÔNG VIỆC CỦA 1 DATA ANALYST LÀ NHƯ THẾ NÀO, BAO GỒM NHỮNG CÔNG VIỆC GÌ?

  • Xác định yêu cầu phân tích dữ liệu: Bên cạnh các yêu cầu từ quản lý, phòng ban khác, và khách hàng, các DA/BI cũng sẽ phải tự mình đặt ra những câu hỏi hoặc giả thuyết từ hoạt động kinh doanh của công ty để phát triển các báo cáo và thu nhận các chỉ số cần thiết với mục đích đưa ra các hướng cải thiện hoạt động công ty.
  • Lấy dữ liệu: Các nguồn dữ liệu có thể đến từ 2 nguồn nội bộ hoặc bên ngoài. Đối với dữ liệu nội bộ, dữ liệu sẽ thường truy xuất từ các hệ thống lưu trữ dữ liệu hoạt động nội bộ. DA/BI cũng cần phải liên lạc với các bộ phận khác để tiếp cập dữ liệu. Đôi khi DA/BI sẽ phải tìm các nguồn dữ liệu bên ngoài và tìm các cách thức để lấy dữ liệu
  • Trích xuất và làm sạch dữ liệu: Sử dụng các công cụ để trích xuất dữ liệu cần thiết, làm sạch dữ liệu và tải lên các nền tảng khác để tiến hành phân tích dữ liệu
  • Tiến hành phân tích dữ liệu:

- Thực hiện phân tích ban đầu để đánh giá chất lượng của dữ liệu

- Thực hiện phân tích sâu hơn để xác định ý nghĩa của dữ liệu

- Thực hiện phân tích cuối cùng để cung cấp sàng lọc dữ liệu bổ sung

  • Chuẩn bị báo cáo: Yêu cầu từ quản lý hoặc bộ phận khác có thể có 2 hình thức chính. Một là yêu cầu 1 lần hoặc cho một dự án nhất định, DA/BI sẽ cung cấp báo cáo, phân tích, đề xuất dựa vào phân tích. Hai là xây dựng các báo cáo tự động, đối với yêu cầu này, DA/BI sẽ phải xây dựng các mô hình dữ liệu để lưu trữ các dữ liệu cần thiết cho việc tính toán, phát triển quy trình tự động xử lý dữ liệu từ dữ liệu gốc ra mô hình và phát triển các báo cáo trực quan hóa dữ liệu một cách hiệu quả.

Trên đây là chia sẻ của mình, mặc dù hiện tại mình không làm DA nhưng cũng đã có khoảng thời gian ngắn trải nghiệm công việc này nên có một chút hiểu biết. Hy vọng nó có ích và chúc bạn theo đuổi DA thành công.

bạn ở dưới đã nói khá rõ về DA rồi, mình thấy có bài này trên Noron khá hay này bạn tham khảo nha: