Đặt mình là một người lính, bạn có cảm giác thế nào khi phải giết kẻ thù trong chiến tranh?

  1. Lịch sử

  2. Tâm sự cuộc sống

  3. Tâm lý học

Chiến tranh và dịch bệnh là 2 cách nhanh nhất để tàn diệt nhân loại, cướp đi nhiều sinh mạng nhất.

Chúng ta bây giờ đã và đang sống ở thời bình nhờ công của ông cha ta ngày xưa. Nhiều lúc mình cũng tự hỏi bản thân rằng đang là người bình thường bị buộc phải giết người để bảo vệ lãnh thổ của mình thì cảm giác của ta khi giết người thế nào? Ta thấy tự hào vì bảo vệ Tổ quốc hay ta thấy hối hận vì đã giết một cha còn mẹ già và con nhỏ ở nhà? Làm sao mà các người lính có thể đối phó với gánh nặng tinh thần của việc giết chóc nhỉ?

Từ khóa: 

chiến tranh

,

người lính

,

lịch sử

,

tâm sự cuộc sống

,

tâm lý học

Cảm ơn Tuấn Đinh mời mình trả lời câu hỏi thú vị này. Mình cũng từng nghe vài series hồi ký của những người lính và các phóng sự phỏng vấn các cựu chiến binh. Theo như họ chia sẻ thì đối với họ giết được 1 kẻ địch nó là sự tự hào bởi vì bản thân họ đã tận mắt chứng kiến vợ con, ba mẹ, người thân, những người đồng bào, những người đồng đội đã bị hành hạ như thế nào dưới họng súng của kẻ thù. Mình nghĩ nếu như gánh nặng tinh thần với người lính thời điểm đó là ám ảnh sự hy sinh của đồng đội, chứng kiến sự tàn khốc ly biệt của chiến tranh, nhớ nhà nhớ quê chứ không phải là việc ân hận vì giết người. 
Nếu như bạn muốn nghe kỹ hơn thì có thể nghe cuốn "hồi ký chiến sĩ đường 5" nhé có lẽ nó sẽ giải thích được triệt để câu hỏi này của bạn. 

Trả lời

Cảm ơn Tuấn Đinh mời mình trả lời câu hỏi thú vị này. Mình cũng từng nghe vài series hồi ký của những người lính và các phóng sự phỏng vấn các cựu chiến binh. Theo như họ chia sẻ thì đối với họ giết được 1 kẻ địch nó là sự tự hào bởi vì bản thân họ đã tận mắt chứng kiến vợ con, ba mẹ, người thân, những người đồng bào, những người đồng đội đã bị hành hạ như thế nào dưới họng súng của kẻ thù. Mình nghĩ nếu như gánh nặng tinh thần với người lính thời điểm đó là ám ảnh sự hy sinh của đồng đội, chứng kiến sự tàn khốc ly biệt của chiến tranh, nhớ nhà nhớ quê chứ không phải là việc ân hận vì giết người. 
Nếu như bạn muốn nghe kỹ hơn thì có thể nghe cuốn "hồi ký chiến sĩ đường 5" nhé có lẽ nó sẽ giải thích được triệt để câu hỏi này của bạn. 

Nếu là người đầu tiên có lẽ sẽ là người nhớ nhất cách mình giết như thế nào và người tiếp theo tiếp theo nữa ( ám ảnh tâm lý )

Đối phó với gánh nặng thì việc cựu binh bị sang chấn tâm lý rất nhiều, nhất là lính Mỹ hay đc nhắc đến. Lính Việt thì mình ko chắc, nhưng có thể do các cụ chiến đấu vì lý tưởng chứ ko phải theo lệnh như lính Mỹ nên gánh nặng đó đc giảm bớt. Nhưng mình nghĩ nếu hỏi các cụ, ko phải giết chóc mà đc như bây giờ thì các cụ sẽ đồng ý ngay.

Cảm giác khi lấy đi sinh mạng ai đó thì mình chưa trải và ko bao giờ muốn trải nghiệm nên ko thể chắc chắn đc. Nhưng nếu là 1 ng lính, khi cầm súng xung phong thì mình chắc chắn sẽ xem bất cứ cái gì động đậy mà ko mang binh phục phe ta là địch, nòng súng sẽ cố hướng chính xác vào nó và siết cò. Vì tư tưởng phải xác định ko làm vậy thì bản thân gặp hiểm, đồng đội bị nguy và sau lưng là cả đất nước.

Rồi lúc về thì cũng tặc lưỡi, ai bảo nó sang cướp nước mình.

Tôi nghĩ rằng không có gì là hối hận ở đây cả, đó là mệnh lệnh. Nếu tôi không giết kẻ thù, tôi có thể bị kẻ thù giết hoặc tệ hơn khi chết ở chiến trường là làm tù nhân của họ. Nếu tôi cảm thấy thương tiếc thì tôi khó có thể giết người thứ 2, thứ 3, tâm trí của tôi sẽ bị lay chuyển và không thể giữ đúng được mục đích là bảo vệ đất nước như ông cha ta. Không còn sự lựa chọn nào khác ngoài việc bóp cò cả. 

Vào thời điểm đó tôi sẽ không cảm thấy tiếc cho họ. Nhưng tôi cũng không cảm thấy tự hào vì điều mình làm. Tôi vẫn sẽ tiếp tục và tiếp tục cho đến khi cuộc chiến này kết thúc hoặc là khi tôi chết. Chỉ khi tôi dừng lại và cảm thấy thấy an toàn, đó mới là khoảng thời gian bắt đầu suy nghĩ về nó.

Trong các tình huống chiến đấu, người lính hiếm khi có thời gian để suy nghĩ. Khi tham gia vào một cuộc chiến chỉ tồn tại sống hoặc chết. Đầu óc bạn sẽ trở nên trống rỗng và mọi điều hiện hưu ở đầu bạn là "chiến thắng và trở về". 

Nếu tôi bắn vào những người lính của kẻ thù trong cuộc chiến tranh là do tôi phải bắt buộc tùy cơ ứng biến, và suy nghĩ thì thường đến sau bóp cò. Ngay cả khi điều đó đã kết thúc và tôi có thời gian để để suy nghĩ hơn nhưng bộ não của tôi vẫn còn quá bận rộn để có hiểu được thứ gì đó hợp lý hơn về những gì mình vừa làm. Tôi cảm thấy may mắn vì mình vẫn còn sống trong cuộc giao tranh vừa rồi, nhưng điều tồi tệ là cuộc chiến vẫn chưa kết thúc. Đáng ngạc nhiên là nhiều người nghĩ rằng những người lính trong một cuộc chiến tranh lại nghĩ nhiều về khía cạnh giết chóc của cuộc chiến.

Trong thực tế, tất cả những gì bạn quan tâm không phải là để bị giết, sự sống là điều tất cả.

Khi bạn ra khỏi cuộc chiến và về nhà an toàn, đó là một câu chuyện khác. Được bao quanh bởi hòa bình và trong một môi trường yên tĩnh hơn, đó là nơi bắt đầu suy nghĩ. Đây là khoảnh khắc mà nhiều người lính phản ánh về những gì họ đã làm lần đầu tiên. Nhiều người hối hận vì đã phải lấy mạng người khác. Tôi nghĩ người lính nào cũng có những điều hối tiếc. Điều đó không có nghĩa là anh ta không tự hào về công lao của mình hoặc anh ta xấu hổ vì đã giết ai đó, nhưng lấy đi một mạng sống khác là một điều rất nghiêm trọng. Chúng ta không nên quyết định sự sống và cái chết của một con người khác nhưng chiến tranh đã bắt buộc ta phải làm vậy.

Nhưng như tôi đã nói, những suy nghĩ này đến muộn hơn nhiều. Không phải trong khoảnh khắc khi bạn giết kẻ thù mà là khi bạn được tự do và trở về 1 nơi yên tĩnh.

trong mỗi cuộc chiến, áp lực đặt lên vai người lính từ rất nhiều phía. người lính có 2 loại: thứ nhất là lính chuyên nghiệp, họ được đào tạo bài bản, thấm nhuần tư tưởng bảo vệ Tổ Quốc, niềm tự hào dân tộc, kỹ năng chiến đấu cao, được trả lương để chiến đấu, có khả năng sống sót sinh tồn trên chiến địa trong hoàn cảnh ngặt nghèo nhiều tháng trời, và nếu lỡ hi sinh thì đời sống của gia đình được nhà nước chăm lo (lính Việt thì mình không rõ chứ lính Mỹ là như vậy). và họ cũng không thoát khỏi ám ảnh về sự khốc liệt của chiến tranh, không phải là ám ảnh về việc giết ai đó, mà ám ảnh về những thời khắc sinh tử, người đồng đội của họ chết ngay trên tay họ, và theo quan điểm Công giáo của phương Tây, mỗi người chỉ sống có một lần, nên sự ám ảnh chết trận càng tăng lên. người Mỹ trong chiến tranh Việt Nam đã sử dụng rất nhiều thuốc phiện để có thể ngủ được một giấc tròn trịa. còn với loại thứ hai, lính nghiệp dư tổng động viên từ nhân dân, thì chính phủ cần ban tuyên giáo và mặt trận tổ quốc giáo dục họ về việc cầm súng lên để bảo vệ cho chính gia đình quê hương yêu dấu mà họ phải rời bỏ  để ra chiến trường. tỉ lệ đào ngũ ở những người lính này khá cao, vì họ không có được sự đảm bảo như lính chuyên nghiệp, họ chiến đấu vì kỷ luật quân đội ép họ, và những khen thưởng huân chương phần nào cũng là động lực cho họ (như trong Peaky Blinders, những người lính Anh từ chiến trường Pháp trở về làm ăn phi pháp nhưng cũng được hưởng lợi từ những tấm huân chương, trong The Godfather cũng vậy, việc anh bảo vệ Tổ Quốc và được ghi công là vô cùng vinh dự và được trọng vọng, chính quyền cũng không dám mạnh tay với anh dù anh đã xuất ngũ 😂 có lẽ trên film cũng hơi phóng đại).
trở lại với việc nếu tôi là một người Việt Nam, tôi phải đi lính cầm súng để bắn vào những người ở phía bên kia chiến tuyến, thì tôi có cảm giác thế nào? hừm.. thật khó nói, tôi chiến đấu vì cái gì? vì lệnh nhập ngũ, nếu bạn không đi lính thì chỉ có thể đi tù, lao động công ích, trốn nghĩa vụ.. tóm lại vẫn là vì sợ hãi trước pháp luật. nếu thật sự tôi phải đi lính, thì tôi sẽ cố gắng giết càng ít càng tốt. nếu chỉ là những viên đạn vu vơ mà lỡ có trúng thì tôi cũng chẳng biết tôi đã giết ai sẽ hoàn toàn khác với việc bạn phải 1 vs. 1 với ai đó, bạn đang chiếm ưu thế, dao của bạn đã kề cổ đối phương, họ van xin bạn tha chết, nhưng bạn hiểu phía sau họ là những đồng đội hung hãn sẵn sàng vì giải cứu cho nhau mà giết bạn, và kẻ đang van xin bạn đã giết bao nhiêu đồng đội của bạn rồi, thì xin lỗi, tôi sẽ đọc kinh siêu thoát cho đối phương rồi cũng sẽ một dao mà giết họ luôn, cái chết nhanh chóng cũng nhân đạo hơn là một cái chết từ từ vì mất máu. có thể khi xuất ngũ, tôi sẽ mãi ám ảnh cả đời vì tiếng kêu thất thanh, hơi ấm của những giọt máu phun ra từ kẻ địch bị tôi cắt cổ.. nhưng vì cuộc đời đã sắp xếp cho tôi một vai diễn thì tôi cũng phải cố diễn cho thật tốt. kể cả việc bị ám ảnh. tôi phải gánh chịu vì tôi đã gây ra.
thế nên hãy là một người có tầm nhìn và có tiền, khi thấy khả năng sẽ xảy ra chiến tranh thì hãy sơ tán cả gia đình ra nước ngoài trước khi chiến tranh nổ ra nhé 😂 đời là Vô Thường, nhưng cũng đừng hoài mạng vì những cuộc chiến cho lợi ích của những kẻ thống trị 🙂

Đặt vào hoàn cảnh đó thì, dù cho không muốn cũng phải giết kẻ thù, nếu không thì mình sẽ là người phải chết. Nếu được sống sót và sau này nghĩ lại, chắc là bản thân sẽ thấy ám ảnh và tội lỗi lắm hic hic :((