Đập phá hoa Tết, lỗi người bán hay sự thờ ơ của người mua?
Người mua vì muốn mua rẻ nên đợi tới ngày cuối cùng mới đi mua. Người bán vì bán không được nên đập bỏ cây, hoa. Đây là một việc dễ hiểu, nhưng vô hình trung gây bức xúc cho mọi người và một hình ảnh không mấy đẹp mắt về văn hóa dân tộc.
Theo bạn, nguyên nhân của vấn đề này bắt nguồn từ đâu? Do sự thiếu ý thức của người bán hay sự ham rẻ của người mua dẫn đến những hình ảnh không đẹp mắt trong ngày Tết cổ truyền? Có thể làm gì để hạn chế vấn đề này?
hiểu tết để yêu tết
,đập phá hoa
,chợ hoa tết
,văn hóa
Mình có một dự cảm rất xấu rằng, rồi mấy năm về sau sẽ chẳng còn ai đi mua hoa nữa, dù là mua sớm mua trễ mua kể cả ngày 30 hay ngày cuối cùng! :D
Thực ra thì dù là hoa Tết hay bất cứ mặt hàng nào đi nữa, thuận mua thì vừa bán, bán đúng giá thì có người mua, còn như mà giá quá cao so với nhu cầu thì người (muốn) mua sẽ dành tiền để ưu tiên mua những thứ cần thiết hơn, cuối cùng mua đủ rồi mới nghĩ đến hoa, thứ có thì đẹp cửa sang nhà không có thì cũng thôi không quan trọng mấy. Đó là lý do đến 30 Tết họ mới đi mua hoa, chứ không nhất thiết là vì ham rẻ. Mà dẫu có ham rẻ cũng là chuyện bình thường, khi mà đã có nhiều người mua đắt rồi, phải có người mua rẻ cho nó cân bằng tí chút chứ. :D
Còn người bán, thích bán đúng giá hay hét giá thì việc của họ, họ bán họ có quyền, nhất là Năm mới Tết đến việc tăng giá là chuyện không thể tránh khỏi. Chỉ là nếu họ lên giá vô tội vạ khiến người dân cảm thấy "thà đi lượm hoa còn hơn phải mua hoa với giá đó" thì đó mới là chuyện đáng nói. Ra thị trường, mọi thứ đều sòng phẳng, biết rõ giá trị của hàng hóa để đưa giá hợp lý, và người mua thấy hợp lý thì mua. Không thì thôi. Rất đơn giản.
Còn như hành động hủy sản phẩm dư thừa (ở đây là đập phá hoa) chẳng qua cũng là để bảo toàn giá trị sản phẩm. Vì nếu vận chuyển về quê thì tốn thêm đủ thứ chi phí, chưa kể trữ lại năm sau biết có còn giá trị?
Tất nhiên, việc đập phá hoa cũng không phải là hành động đáng cổ suý, khi mà nó làm "tổn thương" mỹ quan đô thị. Chứ việc làm này chẳng ảnh hưởng đến túi tiền người bán, cũng chẳng đáng để người mua quan tâm, nếu không muốn nói là có người còn tranh thủ để "hôi hoa".
Xét cho cùng thì, mọi thứ cũng chỉ là tương đối. Có thể nằm ở ý thức của người bán, mà cũng có thể do nhu cầu của người mua. Chứ những người bán, người mua chân chính, họ sẽ không bao giờ hạ giá cho dù là ngày cuối cùng, cũng như không bao giờ chấp nhận mua những bông hoa đẹp với giá quá rẻ.
Vậy nên câu hỏi đặt ra phải là: Kinh doanh chân chính nhẽ còn mấy người? ^^
Nguyễn Ánh Nguyệt
Mình có một dự cảm rất xấu rằng, rồi mấy năm về sau sẽ chẳng còn ai đi mua hoa nữa, dù là mua sớm mua trễ mua kể cả ngày 30 hay ngày cuối cùng! :D
Thực ra thì dù là hoa Tết hay bất cứ mặt hàng nào đi nữa, thuận mua thì vừa bán, bán đúng giá thì có người mua, còn như mà giá quá cao so với nhu cầu thì người (muốn) mua sẽ dành tiền để ưu tiên mua những thứ cần thiết hơn, cuối cùng mua đủ rồi mới nghĩ đến hoa, thứ có thì đẹp cửa sang nhà không có thì cũng thôi không quan trọng mấy. Đó là lý do đến 30 Tết họ mới đi mua hoa, chứ không nhất thiết là vì ham rẻ. Mà dẫu có ham rẻ cũng là chuyện bình thường, khi mà đã có nhiều người mua đắt rồi, phải có người mua rẻ cho nó cân bằng tí chút chứ. :D
Còn người bán, thích bán đúng giá hay hét giá thì việc của họ, họ bán họ có quyền, nhất là Năm mới Tết đến việc tăng giá là chuyện không thể tránh khỏi. Chỉ là nếu họ lên giá vô tội vạ khiến người dân cảm thấy "thà đi lượm hoa còn hơn phải mua hoa với giá đó" thì đó mới là chuyện đáng nói. Ra thị trường, mọi thứ đều sòng phẳng, biết rõ giá trị của hàng hóa để đưa giá hợp lý, và người mua thấy hợp lý thì mua. Không thì thôi. Rất đơn giản.
Còn như hành động hủy sản phẩm dư thừa (ở đây là đập phá hoa) chẳng qua cũng là để bảo toàn giá trị sản phẩm. Vì nếu vận chuyển về quê thì tốn thêm đủ thứ chi phí, chưa kể trữ lại năm sau biết có còn giá trị?
Tất nhiên, việc đập phá hoa cũng không phải là hành động đáng cổ suý, khi mà nó làm "tổn thương" mỹ quan đô thị. Chứ việc làm này chẳng ảnh hưởng đến túi tiền người bán, cũng chẳng đáng để người mua quan tâm, nếu không muốn nói là có người còn tranh thủ để "hôi hoa".
Xét cho cùng thì, mọi thứ cũng chỉ là tương đối. Có thể nằm ở ý thức của người bán, mà cũng có thể do nhu cầu của người mua. Chứ những người bán, người mua chân chính, họ sẽ không bao giờ hạ giá cho dù là ngày cuối cùng, cũng như không bao giờ chấp nhận mua những bông hoa đẹp với giá quá rẻ.
Vậy nên câu hỏi đặt ra phải là: Kinh doanh chân chính nhẽ còn mấy người? ^^
Nguyễn Quang Vinh
Cái này 1 là do báo giới làm quá lên để lấy đề tài viết kiếm nhuận bút. 2 là mấy ku cậu chờ hoa chiều 30 cho rẻ cuối cùng sáng mồng 1 ko có hoa để trang trí nên tức rồi làm quá lên.
Kinh doanh là thuận mua vừa bán. Ai mua ko muốn mua giá rẻ mà bán ko muốn bán giá cao. Ko thống nhất với nhau thì ng bán mang hàng về. Mà hoa thì mang về cũng vứt nên thôi vứt tại chỗ. Mà vứt tại chỗ thì khác gì cho ko ng ta. Nên bứt hoa bẻ cành. Ko bán đc thì cũng ko có chuyện cho ko, mặc dù sau 1-2h nữa là thành vô giá trị. Điều đó tránh tạo cái lệ sang năm là có ng ngồi chờ hoa free. Đây là điều hiển nhiên. Đời ko có chuyện cho ko. Kinh doanh lại càng ko.
Bản thân mình thấy điều đó ổn. Hình ảnh ko đẹp, nhưng cần thiết, và ko có gì phải làm quá lên cả. Ai cũng muốn phần lợi cho mình. Nhưng đừng quá vì mình mà ko nghĩ đến người khác.
Bảo Ngọc
Mình từng có kinh nghiệm trông và bán hoa Tết phụ họ hàng, cũng từng bị "chặt chém" ngày Tết nên mình nghĩ mình hiểu được cảm giác của hai bên người mua kẻ bán.
Theo suy nghĩ của mình thì tiêu cực bắt nguồn từ tâm lý hám lợi của một bộ phận người Việt, đôn giá lên cao vào đầu mùa sẽ kiếm được nhiều lợi nhuận hơn cho thương lái. Mua hoa ngày 30 Tết thì vừa rẻ mà có khi vẫn đẹp không kém những chậu hoa mua sớm. Tầng lớp đông đảo nhất hiện nay vẫn là những người có mức thu nhập trung bình nên mọi người có xu hướng chọn lựa tiết kiệm hơn vào ngày Tết, dẫn đến tâm lý "hét giá" của người bán dành cho những người có điều kiện kinh tế cao hơn vào những ngày đầu bán hoa. Và mình cũng nghĩ rằng hoa đêm 30 thật sự là để dành cho những người không có điều kiện để sắm Tết thật trọn vẹn.
Về việc này thì mình nghĩ là nên tuyên truyền để thương lái không hét giá quá cao thì chắc hẳn số lượng người chờ đến hôm 30 sẽ giảm rất nhiều, vì không ai muốn quá tính toán vào Tết cả ^^
Mình còn nhớ có năm nào cả một lứa đào lên báo vì người bán thà hủy chứ không vứt cho người ta mót, vì chuyện đó sẽ tạo nên tâm lý chờ vứt cho người mua. Cá nhân mình thấy chuyện đó không sai, nhưng thay vì vứt thì có thể quyên góp cho vườn hoa của Huyện, Tỉnh, Thành phố thay vì tiêu hủy đi, về lý không sai, nhưng về tình thì nó lại hơi buồn.
Người Việt mình đa phần vẫn rất tốt, chỉ là Tết mà, nếu như ai cũng nhường nhau một tí, thuận mua vừa bán thì Tết luôn đẹp.
Người ẩn danh
Mọi hành động, suy nghĩ của vấn đề này đều chỉ xoay quanh tiền bạc. Thế nhưng một số người không hẳn thiếu tiền, họ suy cho cùng có lẽ theo cái gọi là trào lưu, người này rủ thì người kia theo. Người bán cũng vậy, người mua cũng thế. Ban đầu các anh hét giá thì chúng tôi ngồi đợi, đến lúc hạ rồi, thậm chí là thấp hơn mức bán bình thường thì chúng tôi nhảy vào mua. Ai mua trước, mắc thì chịu. Hết lần này sang lần khác, trải qua nhiều thì người ta cũng sẽ "rút kinh nghiệm", tội gì hàng rẻ đẹp mà không mua? Rồi còn người bán, bao lâu nay hét giá quen rồi, một người làm nên cơm nên cháo cả họ thấy thế làm theo. Thế rồi hễ ai bán hoa, cây thì đều muốn hét giá, đến lúc người khác nhận ra "ngón nghề" của mình thì lại bấm bụng, tức anh ách. Thật ra chưng hoa, bày quả cốt cũng chỉ muốn gia đình mình có cái gì đó ấm cúng, thêm hương thêm sắc, mong cho ngày Tết thêm trọn vẹn mà thôi. Ban đầu một bộ phận vì thiếu tiền mà làm như vậy đúng là có phần... bó tay thật! Nhưng bây giờ, khi cuộc sống của người dân đã khá hơn xưa, mấy ai còn suy nghĩ như vậy đâu. Cứ đúng giá, hay đẹp mà mắc chút thì người ta vẫn sẽ mua thôi. Cái thú vị là người ta lại không theo lẽ thường như thế ấy, cả bên bán lẫn bên mua chứ có phải một. Để rồi bây giờ nó giống như một cuộc đọ trí của hai bên, ai đạt được mục đích thì người đó thắng. (hì, có cái vui mà cũng có cái buồn)
Còn về thiếu ý thức, ham rẻ gì đó thì không hẳn đâu nhỉ!? Chỉ là như đã nói ở trên, giống như một cuộc đọ trí vậy, ai lanh hơn thì người đó ăn thôi. Cũng bởi chuyện này đâu phải diễn ra ngày một ngày hai, cũng đã lâu lắm rồi còn gì. Chẳng qua là lên đến đỉnh điểm, cay quá nên có hành động thiếu kiểm soát thế là có chuyện để bàn thôi. Nó giống như một trò chơi vậy, chơi lâu dần người ta thành quen tay. Cứ đến dịp là hét, đến ngày thì hốt. Đã quen như vậy rồi thì muốn bỏ cũng khó nhưng có phải không bỏ được đâu. Bởi cả người mua và người bán đều biết rõ là tại sao chuyện này xảy ra còn gì. Bằng chứng là họ có thể nói rõ việc đó mang lại lợi ích gì cho họ, tại sao họ lại muốn làm vậy đấy thôi!
Còn để hạn chế sao? Hẳn là nên đem mọi thứ về đúng chỗ của nó, nhỉ?! Giá đúng, người mua tự khắc hiểu thôi. Còn nếu vậy mà người ta vẫn chưa vừa lòng thì cứ tóm lược quy trình chăm bón cây, làm cái bảng to đặt đó cho họ xem. Chăm cây cũng cực lắm chứ, chặt một cái cây là chặt một nắm tiền, cắt một sinh mạng của đứa con mình cất công chăm bẵm bao ngày còn gì. Người trồng tiếc, người mua, người xem cũng tiếc và tất cả đều xót.
Mong Tết năm sau sẽ bớt đi những hình ảnh không vui mấy như vậy! Hì!