Đạo ý tưởng: Đâu là ranh giới giữa "lấy cảm hứng" và ăn cắp chất xám?
quang_cao
,an_cap_chat_xam
,dao_y_tuong
,marketing
Với một số lượng khổng lồ các sản phẩm được sáng tạo, thiết kế mỗi ngày thì không khó để bắt gặp những sự trùng lặp về ý tưởng hoặc cách triển khai hay thậm chí là cả hai. Sẽ rất khó để xác định đâu là sao chép ý tưởng và đâu là lấy cảm hứng sáng tác vì ranh giới giữa hai vế này là vô cùng mong manh.
- Lấy cảm hứng là biến cái của người khác thành của mình
- Ăn cắp chất xám là lấy ý tưởng của người khác rồi nói là của mình
Chúng ta thường nghe câu "Hãy biết cách biến của người khác thành cái của mình", điều này không sai thậm chí còn được áp dụng hiệu quả bao đời nay. Nhưng, đó là lời khuyên để chúng ta học cách "biến hóa" lại, chứ không phải là "lấy" nguyên văn của người khác thành của mình.
Nội dung liên quan
Nội dung sắp xếp theo thời gian
Trần Hiền
Với một số lượng khổng lồ các sản phẩm được sáng tạo, thiết kế mỗi ngày thì không khó để bắt gặp những sự trùng lặp về ý tưởng hoặc cách triển khai hay thậm chí là cả hai. Sẽ rất khó để xác định đâu là sao chép ý tưởng và đâu là lấy cảm hứng sáng tác vì ranh giới giữa hai vế này là vô cùng mong manh.
Chúng ta thường nghe câu "Hãy biết cách biến của người khác thành cái của mình", điều này không sai thậm chí còn được áp dụng hiệu quả bao đời nay. Nhưng, đó là lời khuyên để chúng ta học cách "biến hóa" lại, chứ không phải là "lấy" nguyên văn của người khác thành của mình.
Ngọc Ánh
Điểm khác biệt giữa “Đạo nhái”” Ăn cắp chất xám và” và “Lấy cảm hứng” nằm ở việc:
Việc ‘’ăn cắp, đạo nhái’’ đang dần trở thành xu hướng tạo nên một môi trường cạnh tranh không lành mạnh với những nhãn hàng thời trang chính thống, nơi mà những thiết kế được đầu tư kỹ lưỡng và sản phẩm có giá thành gia công cao hơn rất nhiều. Khi miếng bánh ngày càng bị thu hẹp, những nhãn hiệu thời trang chân chính sẽ không nhận được đủ sự chú ý, quan tâm của công chúng, dần dần trở nên bất ổn trong công việc kinh doanh. Nhiều trường hợp, chính những thiết kế, chất xám của những hãng thời trang này bị ăn cắp, đạo nhái bởi những nhãn hàng khác và được bày bán với giá rẻ mạt, kéo theo doanh thu của những chủ sở hữu ý tưởng bị sụt giảm. Tất cả đã đẩy nhiều brand đang cống hiến cho sự đi lên của ngành thời trang Việt rơi vào tình trạng chết yểu hoặc tiêu cực hơn là chuyển sang hướng đi vay mượn ý tưởng để tiếp tục duy trì thương hiệu. Điều này dẫn đến hiện tượng suy yếu chất xám trên diện rộng, làm chùn bước rất nhiều tài năng, khi mà cơ hội của họ để phát triển và đóng góp cho thị trường nội địa dường như là bằng 0. Và tệ hơn, chất xám Việt sẽ chảy sang các thương hiệu quốc tế để nhận được sự công nhận xứng đáng hơn.
Bành Phương Linh
Ý tưởng thật ra rất dễ nắm bắt. Ý tưởng nông nông thì nổi nổi, ý tưởng sâu sâu thì chìm chìm. Quan trọng là bạn có đủ kiến thức để nắm bắt và hiện thức nó hay không thôi. Và sự thật là chúng ta đều phải học hỏi lẫn nhau để phát triển. Xin đừng nhầm lẫn điều này với đạo ý tưởng. Bởi đó là hành vi ăn cắp trắng trợn, bê nguyên thứ của người khác về làm của mình. Vậy nên cái khó nằm ở việc khi bạn đi học hỏi ý tưởng, sáng tạo của người khác thì làm thế nào để lồng ghép thêm chất tôi của bạn sẽ khiến nó thành của riêng bạn.