Đạo Thiên Chúa vào Việt Nam?
Đạo Thiên Chúa (Gia Tô) không quản ngại gian khổ và hiểm nguy, tìm mọi phương pháp để tiếp cận triều đình, không chỉ các đế quốc xa xôi châu Mỹ, mà còn cả Trung Hoa và mọi quốc gia khác. Mục tiêu của các giáo sĩ là tìm kiếm sự ủng hộ của chính quyền địa phương, và nếu được thì tốt nhất vẫn là hoàng gia.
Các nhà truyền giáo thật sự là những người cực giỏi lẫn can đảm, họ phải học tiếng địa phương, nắm vững tình hình chính trị của xứ sở họ đến, nó không khác lắm với đánh bài, sơ sẩy là toi mạng ngay. Nhiều khi đường sá xa xôi quá, không liên lạc kịp với tổng hành dinh thì họ tự quyết định những vấn đề sinh tử luôn. Như Pigneau de Behaine dù bị quân Cao Miên đốt tu viện, truy sát mấy lần, ông vẫn ở lại Đàng Trong cứu chúa Nguyễn Ánh thoát chết, trở thành sư phụ của con trai chúa để hy vọng đạo Gia Tô sẽ là quốc đạo của vương quốc mới. Ông cũng cố gắng cải đạo cho chúa Nguyễn như nhiều giáo sĩ khác đã nỗ lực làm.
Ví dụ Andrew Koffler cải đạo cho hoàng hậu nhà Minh, lấy tên thánh Helen. Ông khuyên bà gửi thư cho đức giáo hoàng Innocent X nhằm đem quân thập tự đến đánh bát kỳ Mãn Thanh lấy lại nước. Lá thư đã đến Vatican nhưng không kịp do Ngô Tam Quế chỉ 1 năm sau đã tiêu diệt hoàn toàn nhà Minh. Andrew đánh giá sai tình hình chính trị của nơi ông tới, rằng nhà Minh đang hấp hối nên ông thất bại. Trong khi đồng nghiệp của ông - Ferdinand Verbiest đã chế ra một loại súng mới giúp Mãn Thanh đánh thắng Đại Minh, và chiếm được lòng tin tuyệt đối của vua Khang Hy để có được một vị thế quan trọng trong triều đình.
Chúa Nguyễn Ánh bất chấp nỗ lực của Pigneau, ông luôn tìm cách thoái thác do coi trọng đạo thờ ông bà tổ tiên hơn, tuy nhiên vẫn chấp nhận cho tôn giáo này hoạt động. Mặc dù rất giận chuyện hoàng tử Cảnh vẽ thập tự giá lên bàn thờ, nhưng trước lúc băng hà ông vẫn dặn hoàng tử Đảm (vua Minh Mạng) rằng có 3 đạo tuyệt đối không thể cấm là Nho, Phật và Gia Tô.
Đạo Gia Tô có cản trở khoa học không? Mình nghĩ là không. Alexxandro Valignano khi trình bày trước toà thánh đã nhấn mạnh là các giáo sĩ phải dùng khoa học châu Âu để truyền đạt đức tin đến quần chúng và giới trí thức. Họ dùng khoa học để tạo niềm tin cho các vua chúa cầm quyền chứ không phải nói những chuyện thần thánh vớ vẩn như nhiều bạn nghĩ. Bản thân họ là những nhân vật kiến thức đầy mình, có những người trên thông thiên văn, dưới tường địa lý luôn. Ở nước mình thì cha Đắc Lộ (Rhodes) tặng chúa Trịnh Tráng một đồng hồ (clock) và một đồng hồ cát (hourglass). Chúa rất khâm phục vì khi cát chảy hết thì đồng hồ cũng kêu. Hoặc Cristoforo Borri đã khiến chúa Nguyễn Phúc Nguyên sửng sốt vì dự đoán chính xác ngày nhật thực. Pigneau de Behaine thậm chí còn tính toán được thời điểm để cứu hạm đội hùng mạnh của chúa Nguyễn Ánh về nơi trú ẩn an toàn trước khi cơn bão lớn kéo tới quật tan nát tất cả.