Đạo đức kinh của Lão Tử.

  1. Triết học

Chương 18:
Đại đạo phế, hữu nhân nghĩa; trí tuệ xuất, hữu đại ngụy; lục thân bất hoà, hữu hiếu từ; quốc gia hỗn loạn, hữu trung thần. 
Đạo lớn bị bỏ rồi mới có nhân nghĩa; trí xảo xuất hiện rồi mới có trá ngụy; gia đình (cha mẹ, anh em, vợ chồng) bất hòa rồi mới sinh ra hiếu, từ; nước nhà rối loạn mới có tôi trung. 
Đạo lớn thì tự nhiên, vô tâm, coi vạn vật như nhau; nhân nghĩa thì hữu tâm, yêu vạn vật mà có sự suy tính, phân biệt.
Chương 19:
Tuyệt thánh khí trí, dân lợi bách bội; tuyệt nhân khí nghĩa, dân phục hiếu từ; tuyệt xảo khí lợi, đạo tặc vô hữu. 
Thử tam giả dĩ vi văn bất túc, cố linh hữu sở thuộc: hiện tố bão phác, thiểu tư quả dục.
Dứt thánh (thánh hiểu theo quan niệm Khổng, Mặc) bỏ trí, dân lợi gấp trăm; dứt nhân bỏ nghĩa, dân lại hiếu từ; dứt [trí] xảo bỏ lợi, không có trộm giặc.
Ba cái đó (thánh trí, nhân nghĩa, xảo lợi) vì là cái văn vẻ (trang sức bề ngoài) không đủ (để trị dân) cho nên (phải bỏ mà) khiến cho dân qui (hoặc chuyên chú) về điều này: ngoài thì biểu hiện sự mộc mạc, trong thì giữ sự chất phác, giảm tư tâm, bớt dục vọng. Trong câu nhì, chữ văn trái với chữ phác. Bỏ ba cái “văn” đó mới chỉ là tiêu cực; phải mộc mạc, chất phác, giảm tư tâm, bớt dục mới là tích cực.
https://cdn.noron.vn/2023/04/08/79642249416445185-1680907367.jpg
Ảnh: Google
-
Đại loại theo tư duy mình sẽ là: 
Phác tức chất phác, mộc mạc, đơn sơ, giản dị là thuộc về Đạo, con người làm sao giữ được Phác tức là giữ được những gì thuần túy thuộc về Đạo. 
Lão tử khác với Khổng tử ở chỗ, ông không cho rằng Nhân, Lễ, Nghĩa, Trí, Tín là đúng, mà do mất Đạo rồi, sau đó mất Đức (mà Đức vốn dĩ thuộc về Đạo; ở đây Đức là phẩm chất riêng của mỗi vật; còn Đạo là bao gồm vạn vật, sâu xa hơn nữa thì vạn vật từ “vô” mà sinh trưởng, rồi lại thực hiện một vòng lặp như thế.), mới tới Nhân, Lễ, Nghĩa, Trí, Tín.
-
"Tuyệt học vô ưu; học bất học." - Trích trong hai chương của Đạo đức kinh | Lão tử. 
Học làm sao mà giữ được bản thân mình, giữ được Phác, nên ông mới nói học mà không học, tức là giữ được những gì tự nhiên nhất, không tự cao, không tham nhồi nhét kiến thức. Vì Khổng tử trọng người tài nên mới sinh ra sự tranh chấp, ganh đua. Vì xã hội hiện đại trọng điểm thi và học bạ nên mới sinh ra rất nhiều biến cố ở ngày nay.
Ở Đạo, những điều đó vốn dĩ là tự nhiên, không cần phải dạy, vì nếu dạy thì chứng tỏ đã mất đi những yếu tố tự nhiên đó, lúc bấy giờ xã hội loạn lạc, phải ám thị cho mọi người biết thế nào là Nhân, Lễ, Nghĩa, Trí, Tín. 
Biên soạn lại bởi Dịch giả Nguyễn Hiến Lê.
Từ khóa: 

triết học