Đạo đức của 1 người viết chia sẻ 1 vấn đề/ sự việc trên MXH là gì?
Mình nghĩ đơn thuần là phải cung cấp đầy đủ thông tin cần thiết mang tính khách quan và bối cảnh của sự việc hay vấn đề. Để từ đó người đọc có thể hiểu được, họ sẽ đánh giá dựa theo những gì họ cảm nhận về sự việc hay vấn đề đó. Chứ không phải kiểu mang tính chủ quan không cung cấp ngữ cảnh làm người đọc hiểu theo ý của mình.
Còn bạn nghĩ đạo đức của 1 người viết là gì? Chia sẻ nhé :D
đạo đức
,viết
,mạng xã hội
,giáo dục
Mình thì nói về đạo đức của người đọc nhé, vì đó là cái mình có thể chủ động được.
Có một vấn đề mình nhận thấy trong quá trình giao tiếp, rằng chúng ta hay có thói quen hiểu vấn đề ở tầm vĩ mô. Tức là đẩy vấn đề lên tầm vĩ mô thay vì chỉ cần hiểu đơn giản là người nói đang thấy như vậy.
Mình nhận ra điều này khi đã cố gắng tranh luận với người thân về công thức nấu món ăn, cách ở nhà mình nấu có công thức khác với họ. Mình đã nghe thấy những câu như kiểu như "bún chả là phải có ..." hoặc "bún chả là phải nấu thế này...". Nó khác với cách nhà mình nấu, và mình nói lại rằng "Không, bún chả phải nấu với cái này cơ ..."
Trong khi, thông điệp đó nên được hiểu rằng "Tôi thấy bún chả là phải có cái này" "Tôi nghĩ bún chả là phải nấu thế này".
Tức là, chúng ta có thể bị đẩy vào cuộc hội nghị bàn tròn tìm ra công thức chuẩn của bún chả, trong khi chúng ta có thể nhìn nhận vấn đề đơn giản là mọi người chia sẻ góc nhìn của họ về bún chả.
Giống như GS Ngô Bảo Châu có nói, "Không ai độc quyền chân lý". Mình thì hiểu theo nghĩa rằng, ai cũng có "chân lý" riêng của mình, cũng như ai cũng có đức tin vậy.
Việc luyện tập cách nghĩ như vậy, khiến mình rất tỉnh trước các luồng thông tin khổng lồ mình đối diện hằng ngày. Đơn giản, đó là các góc nhìn cá nhân, không phải chân lý.
Kien "Bốn Bốn" Nguyễn
Mình thì nói về đạo đức của người đọc nhé, vì đó là cái mình có thể chủ động được.
Có một vấn đề mình nhận thấy trong quá trình giao tiếp, rằng chúng ta hay có thói quen hiểu vấn đề ở tầm vĩ mô. Tức là đẩy vấn đề lên tầm vĩ mô thay vì chỉ cần hiểu đơn giản là người nói đang thấy như vậy.
Mình nhận ra điều này khi đã cố gắng tranh luận với người thân về công thức nấu món ăn, cách ở nhà mình nấu có công thức khác với họ. Mình đã nghe thấy những câu như kiểu như "bún chả là phải có ..." hoặc "bún chả là phải nấu thế này...". Nó khác với cách nhà mình nấu, và mình nói lại rằng "Không, bún chả phải nấu với cái này cơ ..."
Trong khi, thông điệp đó nên được hiểu rằng "Tôi thấy bún chả là phải có cái này" "Tôi nghĩ bún chả là phải nấu thế này".
Tức là, chúng ta có thể bị đẩy vào cuộc hội nghị bàn tròn tìm ra công thức chuẩn của bún chả, trong khi chúng ta có thể nhìn nhận vấn đề đơn giản là mọi người chia sẻ góc nhìn của họ về bún chả.
Giống như GS Ngô Bảo Châu có nói, "Không ai độc quyền chân lý". Mình thì hiểu theo nghĩa rằng, ai cũng có "chân lý" riêng của mình, cũng như ai cũng có đức tin vậy.
Việc luyện tập cách nghĩ như vậy, khiến mình rất tỉnh trước các luồng thông tin khổng lồ mình đối diện hằng ngày. Đơn giản, đó là các góc nhìn cá nhân, không phải chân lý.
Kha Nguyen
Hm... Câu hỏi khó nghĩ đó... Để xem nào...
Trước hết, cần phải hiểu rằng mạng xã hội là mạng xã hội, không phải là kênh thông tin, mà nó là nơi để người ta kết nối và thể hiện quan điểm cá nhân của mình. Đó là đặc điểm để phân biệt nó với báo chí. Vấn đề là tại sao người đọc không chịu đọc các kênh báo chí và tin theo nó, mà vẫn ào theo mạng xã hội? Là do báo chí không đủ hấp dẫn, hay thông tin một chiều? Hay chỉ đơn giản là do người dân chưa đủ nhận thức?
Thứ hai, nói về "đạo đức", thì cũng cần đặt ngược câu hỏi: liệu có cần phải hành xử có đạo đức trên mạng xã hội? Cần nhớ rằng mạng xã hội sinh ra là để người ta tự do thể hiện bản thân, và chia sẻ những mối quan tâm thường ngày. Bao gồm luôn cả chuyện tầm phào nhảm nhí, như "hôm nay trời mưa làm ướt giày nên tui muốn chửi ông trời vì đã mưa", chẳng lẽ vì vậy mà những người thần tượng ông trời lại đi ném đá? Tôi nghĩ, mỗi người có một không gian riêng, và mạng xã hội là một dạng mở rộng của không gian riêng của người ta. Chúng ta phải tôn trọng họ, và trong bất cứ hoàn cảnh nào cũng không được phán xét họ. Bạn có thể không làm theo họ, nhưng bạn được quyền bỏ qua họ, unfollow họ,...
Thứ 3, yêu cầu việc cung cấp thông tin khách quan là một việc siêu khó, nhất là đối với người dùng mạng xã hội. Mình phải nhắc lại là "siêu khó" vì chính những tờ báo còn đưa tin thiếu khách quan. Nếu các bạn để ý, các bạn có thể lục tung mọi tờ báo ở VN, tất cả đều nói tốt cho chính quyền VN trong mọi tình huống, vậy như thế có là khách quan? Thỉnh thoảng có đưa tin về tham nhũng, nhưng hoàn toàn hướng đến 1 người cụ thể nào đó, tức là chuyện xấu thì lỗi của một người, chuyện tốt thì là thành công của tập thể? Mình nói ở đây không muốn đả động đến chuyện đúng sai. Mình muốn nhấn mạnh ở đây là: Một khi chúng ta đang còn sống trong xã hội loài người, thì fake news vẫn còn trên báo chí, và đừng bao giờ đòi hỏi người dùng thông thường có thể đưa ra cái nhìn khách quan hay hiểu biết toàn diện vấn đề. Vì điều đó là không thực tế.
Thứ 4, hiểu biết của một người luôn luôn là có giới hạn, chính vì thế mà chúng ta cần hợp tác với nhau, và cần thảo luận lẫn nhau. Qua đó, biết được các góc nhìn khác, và chung tay xây dựng thế giới xung quanh mình. Và vì hiểu biết của một người là có giới hạn, nên ai cũng mắc sai lầm, và thiếu sót. Điều quan trọng là những người tiếp nhận thông tin có biết chọn lọc, lắng nghe, phản biện, bình tĩnh, và tôn trọng hay không? Nếu như mọi người đều bình tĩnh và có tư duy phản biện khi đọc một bài đánh giá, thì người ta có cuồn cuộn nổi giận không. Và nếu người ta tôn trọng cả 2 bên thì liệu họ có còn ủng hộ bên này mà mạt sát bên kia?
Tái bút: Mình đang đọc cuốn này, nói về fake news, mặc dù xuất bản khá lâu rồi.
Flat Earth News: An Award-Winning Reporter Exposes Falsehood, Distortion and Propaganda in the Global Media by Nick Davies
www.goodreads.com