Đạo đức con người suy đồi đến mức báo động, càng ngày càng thấy con người tình cảm không còn như xưa nữa?

  1. Xã hội

  2. Thinking Hub

Từ khóa: 

xã hội

,

thinking hub

Ở cái xã hội mà khủng hoảng kinh tế quan trọng hơn khủng hoảng đạo đức như thế này mãi thì khó mà đảm bảo con người còn tình cảm như xưa được. Người ta thường đổ lỗi suy đồi đạo đức giống như "mặt trái của phát triển kinh tế", vậy nhưng họ chưa từng đặt ra câu hỏi tại sao cứ kinh tế đi lên là đạo đức đi xuống, hoặc là họ mặc định giờ có ăn có mặc rồi, đạo đức không còn quan trọng nữa. 

Mình thường tâm niệm, muốn thấy đạo đức đi xuống như thế nào thì hãy nhìn vào sự nghiêm trọng và biến thái của các vụ án từ xưa đến nay. Càng ngày người ta kết liễu lẫn nhau vì càng nhiều lý do hết sức giời ơi đất hỡi, điển hình như vụ đâm giết người yêu cũ ngay trên đường phố chỉ vì ghen tuông mù quáng. 

Nói đi cũng phải nói lại, khi công nghệ số phát triển cũng đồng thời kéo người ta ra xa nhau. Một mối quan hệ vốn tưởng chừng thân thiết cũng có thể dễ dàng phai mờ vì "lâu không inbox, lâu không like ảnh,...". Dần dần, giá trị sống thực được quy đổi trên mạng xã hội. Không ảo là không theo kịp thời đại, để rồi đánh ghen, chửi bới, cãi nhau,... một cách "hồn nhiên, vô tư" vì dùng nick ảo thì chẳng ai kiểm soát nổi. 

Khi xã hội phát triển, kinh tế công nghệ ngày càng được củng cố và nâng cao, việc chúng ta có thể làm và muốn làm nhất là hoài niệm về một thời thiếu thốn nhưng các giá trị đạo đức lên ngôi. Thời đại nào cũng tiềm ẩn những tham vọng và tồn đọng riêng, song vấn đề chung của chúng ta là không chịu cân bằng nó mà vẫn nhẫn nhịn chạy theo nó để tồn tại. 

Trả lời

Ở cái xã hội mà khủng hoảng kinh tế quan trọng hơn khủng hoảng đạo đức như thế này mãi thì khó mà đảm bảo con người còn tình cảm như xưa được. Người ta thường đổ lỗi suy đồi đạo đức giống như "mặt trái của phát triển kinh tế", vậy nhưng họ chưa từng đặt ra câu hỏi tại sao cứ kinh tế đi lên là đạo đức đi xuống, hoặc là họ mặc định giờ có ăn có mặc rồi, đạo đức không còn quan trọng nữa. 

Mình thường tâm niệm, muốn thấy đạo đức đi xuống như thế nào thì hãy nhìn vào sự nghiêm trọng và biến thái của các vụ án từ xưa đến nay. Càng ngày người ta kết liễu lẫn nhau vì càng nhiều lý do hết sức giời ơi đất hỡi, điển hình như vụ đâm giết người yêu cũ ngay trên đường phố chỉ vì ghen tuông mù quáng. 

Nói đi cũng phải nói lại, khi công nghệ số phát triển cũng đồng thời kéo người ta ra xa nhau. Một mối quan hệ vốn tưởng chừng thân thiết cũng có thể dễ dàng phai mờ vì "lâu không inbox, lâu không like ảnh,...". Dần dần, giá trị sống thực được quy đổi trên mạng xã hội. Không ảo là không theo kịp thời đại, để rồi đánh ghen, chửi bới, cãi nhau,... một cách "hồn nhiên, vô tư" vì dùng nick ảo thì chẳng ai kiểm soát nổi. 

Khi xã hội phát triển, kinh tế công nghệ ngày càng được củng cố và nâng cao, việc chúng ta có thể làm và muốn làm nhất là hoài niệm về một thời thiếu thốn nhưng các giá trị đạo đức lên ngôi. Thời đại nào cũng tiềm ẩn những tham vọng và tồn đọng riêng, song vấn đề chung của chúng ta là không chịu cân bằng nó mà vẫn nhẫn nhịn chạy theo nó để tồn tại. 

Mình nghĩ cái giá của chủ nghĩa thực dụng và sùng bái vật chất là như vậy. Câu hỏi của bạn làm mình nhớ tới bộ "Muôn kiếp nhân sinh", về giống người huyền thoại Alantis khi đạt đến đỉnh cao của vật chất và cũng là đáy của đạo đức thì họ suy vong. 

Mình cũng rất ấn tượng với thông điệp này, trích từ cuốn "Hướng nghiệp trong thời đại 4.0":

Joshua Landy, giáo sư tiếng Pháp và văn chương so sánh trong bài giảng đã nói” “ Tôi muốn gửi tới các bạn một lời khuyên từ tận đáy lòng: Đừng theo chuyên ngành kinh tế. Hãy theo chuyên ngành kinh tế nếu bạn yêu kinh tế. Nhưng đừng học chuyên ngành kinh tế nếu đó là bởi cha mẹ bạn bảo bạn như vậy hay bạn nghĩ mình sẽ không thể có được công việc tốt nếu thiếu nó. Do đó tôi đề nghị rằng, các bạn hãy học ngành mà các bạn thực sự quan tâm, bao gồm cả kinh tế. Nếu bạn theo chuyên ngành khoa học nhân văn, thì có một câu mà mọi người luôn hỏi bạn, Bạn sẽ làm gì với nó ? Và ý họ muốn hỏi là, bạn sẽ kiếm tiền bằng cách nào ?” Landy thừa nhận rằng đây là “một câu hỏi khá sâu sắc”. Nhưng ông nói rằng, ông muốn hỏi những sinh viên không theo chuyên ngành khoa học nhân văn một câu: “Khi bạn kiếm được tiền, bạn sẽ làm gì với nó ?...Bạn sẽ tiêu nó thế nào ? Đâu sẽ là cách tốt nhất để làm cho bản thân bạn hạnh phúc và viên mãn ?”

Một câu nói khá phổ biến phản ánh rất thực tâm trạng của nhiều người chúng ta: “Mong kinh tế như hôm nay, còn đạo đức trở lại như ngày xưa”. Nghe có vẻ nghịch lý, nhưng đó là điều có thực, như nhiều vị cao niên thường tâm sự: “Thời chiến tranh, thời bao cấp mình thiếu thốn đủ thứ, nhưng rất giàu có về lý tưởng, nhân cách, tình nghĩa, sống thanh thản chứ đâu nhiều bức xúc như thời nay”.

Nói ngắn gọn là đạo đức xã hội nước ta đang xuống cấp - điều làm mọi người không bằng lòng và thường xuyên lo ngại. Trong vòng một vài năm nay, các phương tiện truyền thông đã nêu lên khá nhiều biểu hiện “chưa từng có” so với trước đây ở xã hội chúng ta - về của sự xuống cấp đạo đức, với chiều hướng ngày càng gia tăng, mức độ ngày càng nghiêm trọng.

Đạo đức xã hội xuống cấp thể hiện ở những hành vi bạo lực trong nhiều lĩnh vực khác nhau, từ bạo lực gia đình, bạo lực học đường... đến bạo lực nơi công cộng. Có những người sẵn sàng dùng vũ khí “nóng”, vũ khí “lạnh” để giải quyết các mâu thuẫn trong mọi quan hệ giữa cha mẹ và con, anh chị em, vợ chồng, hàng xóm láng giềng, bạn bè… Nhiều trường hợp dẫn đến kết cục thật thương tâm.
Nguyên nhân do đâu thì thực sự khó lí giải. Nhưng nhìn nhận khách quan thì quá trình hình thành nhân cách của con người nói chung, của học sinh, của giới trẻ nói riêng, đều chịu tác động từ ba môi trường giáo dục chính: giáo dục từ gia đình, nhà trường và xã hội. Các chủ thể gia đình, trường học, xã hội đều có trách nhiệm và có khả năng đóng góp vào việc củng cố, phát triển đạo đức. Vì vậy, theo t thì mỗi cá nhân đều phải là một tấm gương, cần phải có trách nhiệm thực hiện đúng các chuẩn mực xã hội thì mới có thể giảm thiểu sự suy thoái đạo đức