"Đánh thức tiềm lực" gì của Việt Nam hiện nay? 

  1. Tin Tức


“Đánh thức tiềm lực”, trích trong tập Ánh trăng - Cát trắng - Mẹ và em của thi sĩ Nguyễn Duy được viết vào những năm 1980-1982. Khi ấy, từ xuất phát điểm của một nền kinh tế “đêm dài bao cấp”, nhà thơ có lý với một hiện trạng “ca hát quá nhiều” về rừng vàng, biển bạc, về tài nguyên phong phú trong khi nền kinh tế thì lạm phát ba con số và đến lúa gạo còn chẳng đủ ăn.

Nhưng liệu câu hỏi ấy đến hôm nay còn đúng? Có lẽ chúng ta đã sử dụng quá phung phí tài nguyên, những tài nguyên rừng vàng biển bạc ngày đấy bây giờ đã ko còn nữa?

Vậy Việt Nam chúng ta hiện nay có tài nguyên nào đang tiềm ẩn, có thể đánh thức & tập trung khai thác, đầu tư lâu dài?

Theo bạn chúng ta có đang có tiềm lực nào không?

Từ khóa: 

thpt quốc gia 2018

,

đề thi văn

,

đánh thức tiềm lực

,

tin tức

Về cơ bản thì hẳn là chưa hết rừng vàng biển bạc đâu.

Rừng vẫn còn và chúng ta vẫn đang chặt, cá cũng vẫn còn và chúng ta vẫn đang bắt. Khoáng sản kiểu dầu mỏ, than đá... nói chung là nguyên liệu thô vẫn đang được đào lên và mang bán với giá thấp sau đó nhập lại các sản phẩm đã tinh chế với giá cao =)).

Như trong chủ nghĩa Mac-Lenin đề cập, cái tạo ra giá trị thặng dư là sức lao động của con người, và người thì chúng ta cũng rất sẵn, người VN cũng nổi tiếng là thông minh (thực ra thì chẳng biết có thông minh thật hay ko hay là toàn khôn lỏi, chỉ thấy cái lợi trước mắt, nhưng cứ cho là thông minh đi). Vậy nên theo lý thuyết tập trung khai thác đầu từ lâu dài vào con người. Tuy nhiên, với 1 nên giáo dục nát bét, mỗi năm cải cách 1 lần (có năm nhiều lần) nhưng càng làm càng nát. Các trường sư phạm chỉ có bạn trẻ ko thi nổi vào các trường khác thì mới đăng ký vào đó; và rồi những bạn trẻ này lại ra trường và tiếp tục đi dạy cho thế hệ tiếp theo. Thế nên hướng phát triển này có vẻ ko có tương lai tươi sáng cho lắm.

Ngoài ra chúng ta còn có vị trí địa lý thuận lợi, có đất để có thể thu hút đầu tư nước ngoài, hay cho thuê =)). Có điều chỉ hy vọng là sau khi cho thuê thì biển của chúng ta ko biến thành biển bạc theo nghĩa đen và đất chúng ta cho thuê ko biến thành 1 cái casino to thật to như Macao

Trả lời

Về cơ bản thì hẳn là chưa hết rừng vàng biển bạc đâu.

Rừng vẫn còn và chúng ta vẫn đang chặt, cá cũng vẫn còn và chúng ta vẫn đang bắt. Khoáng sản kiểu dầu mỏ, than đá... nói chung là nguyên liệu thô vẫn đang được đào lên và mang bán với giá thấp sau đó nhập lại các sản phẩm đã tinh chế với giá cao =)).

Như trong chủ nghĩa Mac-Lenin đề cập, cái tạo ra giá trị thặng dư là sức lao động của con người, và người thì chúng ta cũng rất sẵn, người VN cũng nổi tiếng là thông minh (thực ra thì chẳng biết có thông minh thật hay ko hay là toàn khôn lỏi, chỉ thấy cái lợi trước mắt, nhưng cứ cho là thông minh đi). Vậy nên theo lý thuyết tập trung khai thác đầu từ lâu dài vào con người. Tuy nhiên, với 1 nên giáo dục nát bét, mỗi năm cải cách 1 lần (có năm nhiều lần) nhưng càng làm càng nát. Các trường sư phạm chỉ có bạn trẻ ko thi nổi vào các trường khác thì mới đăng ký vào đó; và rồi những bạn trẻ này lại ra trường và tiếp tục đi dạy cho thế hệ tiếp theo. Thế nên hướng phát triển này có vẻ ko có tương lai tươi sáng cho lắm.

Ngoài ra chúng ta còn có vị trí địa lý thuận lợi, có đất để có thể thu hút đầu tư nước ngoài, hay cho thuê =)). Có điều chỉ hy vọng là sau khi cho thuê thì biển của chúng ta ko biến thành biển bạc theo nghĩa đen và đất chúng ta cho thuê ko biến thành 1 cái casino to thật to như Macao

Theo tôi tiềm năng lớn nhất của Việt Nam hiện nay là con người.

Tuy nhiên, tiềm năng này chưa được khai thác hiệu quả vì mấy nguyên nhân.


1. Thiếu sáng tạo do bị hạn chế tự do:

Các quyền cơ bản thúc đẩy sáng tạo bị hạn chế từ trong nhà trường đến ngoài xã hội.

- Tự do tư tưởng

- Tự do biểu đạt

- Tự do tham gia, lập hội.


2. Thiếu nỗ lực do hạn chế cạnh tranh:

- Trong hơn nửa thế kỷ cho đến trước thập niên 90, xã hội Việt Nam vận hành theo cơ chế tập trung, quan liêu, bao cấp. Cả nước làm gì, ai làm, khi nào làm đều được các ủy ban đảng phân công. Công việc có ủy ban kế hoạch, nhân sự có ban tổ chức, giá cả có ủy ban vật giá. Các hoạt động tư nhân bị cấm. Mô hình này làm cho các vị trí từ người nông dân, mậu dịch viên, đến các cán bộ công chức không được đặt trong trạng thái cạnh tranh thường trực. Khi không có cảm giác cạnh tranh, con người thường trở nên ít nỗ lực nâng cao năng suất, chất lượng.


3. Thiếu nguồn lực do nguồn lực bị phung phí:

- Tỷ lệ chi tiêu công của Việt Nam ở mức khoảng 33% GDP.

https://ourworldindata.org/grapher/historical-gov-spending-gdp?tab=map&year=2010

- Tỷ lệ này cao hơn nhiều so với các nước có cùng trình độ phát triển: Philippines 21%, Lào 23%, Trung Quốc 23%, Malaysia 30%, Thái Lan 24%...

- Tỷ lệ này có nghĩa là nếu đất nước làm ra 100 đồng, nhà nước sẽ đại diện người dân tiêu 33 đồng.

- Hiệu quả chi tiêu công ở Việt Nam thấp. Tham nhũng, thất thoát, chi thường xuyên ở mức cao, dẫn đến các nguồn lực cho khu vực tư nhân, vốn hoạt động hiệu quả hơn, bị hạn chế.


4. Vốn niềm tin xã hội thấp:

- Pháp luật không nghiêm minh, nhiều hoạt động sai phạm diễn ra công khai và bán công khai nhưng không được xử lý. Từ đó làm giảm niềm tin của người dân vào nhà nước.

- Bộ máy nhà nước, đảng, quân đội, công an, mặt trận, các tổ chức đoàn thể có số lượng nhân sự lớn. Tuy vậy, việc tuyển dụng, bổ nhiệm, đề bạt có nhiều tiêu cực. Từ đó nhiều người không còn tin vào các giá trị: Công bằng, nỗ lực, sáng tạo. Khi không có niềm tin, họ sẽ không nỗ lực hết mình, mà trông chờ vào việc gia đình có tìm được một mối quan hệ hay lo được một khoản tiền để “xin việc” vào các vị trí “ngon” trong hệ thống.


Một số giải pháp khả dĩ:


1. Xóa bỏ các rào cản của tự do:

- Xây dựng một xã hội đa nguyên, nơi các tư tưởng khác nhau đều được chào đón.

- Trao tự chủ cho các trường: Tự chọn sách giáo khoa (sẽ có nhiều bộ sách giáo khoa khác nhau), tự chọn chương trình dạy, tự chọn cách thức tuyển sinh, tự chủ về tài chính, nhân sự.

- Nhà nước không sở hữu hoặc tài trợ cho các tòa báo, nhà xuất bản, đài phát thanh, truyền hình trong nước. Việc này nhằm 2 mục đích: Tăng tính độc lập và khả năng giám sát của báo chí và giảm gánh nặng ngân sách.


2. Tăng tính cạnh tranh:

- Đặt đảng cầm quyền và mỗi vị trí lãnh đạo trong các tổ chức công vào các cuộc bầu cử định kỳ.

- Xóa bỏ cơ chế “đảng cử dân bầu”


3. Kiểm soát các nguồn lực

- Thu hẹp khối doanh nghiệp nhà nước. Nhà nước chỉ tham gia hoạt động kinh tế ở các lĩnh vực tư nhân không muốn làm hay không thể làm. Nhà nước không cạnh tranh với tư nhân về kinh tế.

- Thu hẹp khối biên chế, xây dựng một nhà nước tối thiểu: Không cấp ngân sách cho hoạt động của các đảng phái, mặt trận, đoàn thể quần chúng. Các tổ chức này sẽ cần tự đóng góp hoặc kêu gọi quyên góp từ các nguồn khác.


4. Minh bạch hóa

- Công khai chi tiết về thu, chi ngân sách, quỹ bảo hiểm.

- Kê khai tài sản các lãnh đạo trên thông tin đại chúng, cập nhật khi có biến động lớn về tài sản.

- Tăng trách nhiệm giải trình. VD: Công khai kết quả biểu quyết của các đại biểu quốc hội.

- Nhân công trẻ và giá rẻ ạ :D

Thật ra thì chính phủ cố tình làm như vậy để đưa chúng ta vào thế đường cùng như Nhật Bản sau 1945, để từ đó chúng ta quyết tâm làm lại từ đầu =]]

Mấy bác tính cả rồi :v

Theo mình nghĩ, VN còn một tiềm lực khác rất đáng kì vọng, đó là con người: Còn người VN học hỏi rất nhanh, cần cù và lễ nghĩa; nhưng thật sự, điều đó đang dần bị bào mòn bởi vật chất, bởi một guồng máy lỗi ngay từ đầu. Nếu ai chán nản bởi con người VN thì không công bằng, bởi bằng chứng là rất nhiều người gốc Việt thành danh ở nước ngoài, thậm chí tỏa sáng rực rỡ. Đó cũng chỉ là người Việt thôi, chẳng phải sao? Điều gì khiến những người trong nước không thể phát huy tài năng của mình? Các bạn thì sao? Riêng mình đã có câu trả lời?😃

  • Nhân công vẫn còn rẻ 🙃 phù hợp cho công nghiệp sản xuất, chế biến.
  • Địa chính trị tương đối thuận lợi để tạo ảnh hưởng ở ASEAN
  • ...