"Dành những cảm xúc tiêu cực và lời nói thô lỗ cho những người thân thiết nhưng lại dành sự kiên nhẫn, và lời có cánh cho người lạ." Tại sao chúng ta lại hành xử như vậy?

  1. Phong cách sống

  2. Tâm lý học

Từ khóa: 

hành xử

,

người lạ

,

người nhà

,

phong cách sống

,

tâm lý học

Điều mình thấy nể nhất ở con người chính là khả năng thích nghi. Và điều đáng sợ nhất cũng chính là khả năng thích nghi. Nói ở góc độ tiêu cực phản ứng trên chính là một thói quen xấu. Do bản thân chúng ta tiếp nhận thông tin và phản ứng lại theo một cách nào đó và khi phản ứng đó lặp đi lặp lại nhiều lần sẽ tạo ra một thói quen. Thói quen không đem lại những điều tốt thì là thói quen xấu.

Việc chúng ta có lối ứng xử rất tệ với người thân và rất tử tế với người lạ có lẽ theo tâm lý học sẽ có một cái tên mĩ miều nào đó. Còn với mình mình lại thích tối giản tên gọi để chúng ta dễ hiểu nhất có thể.

Với lối cư xử này mình vẫn hay gọi nó là thói quen tiêu cực. Muốn hiểu về sự tồn tại của nó và cách chấm dứt nó thì bạn cần biết lý do nó được sinh ra.

Thói quen được sinh ra khi hành động được lặp đi lặp lại , hành động được sinh ra từ suy nghĩ và suy nghĩ được sinh ra từ ý niệm. Ý niệm được sinh ra từ các giác quan của chúng ta cộng hưởng với nền tảng giáo dục vốn có trong tâm thức. Chính bởi lẽ đó mà vẫn cùng một sự việc những mỗi người lại có một lối ứng xử không giống nhau.

Vậy nguyên nhân vì sao chúng ta lại dễ xa vào thói quen trên.

1.Do chúng ta có một nền tảng giáo dục chưa tốt hoặc còn lệch lạc. Chính vì vậy chúng ta sẽ dễ xem nhẹ những gì quen thuộc . Chính sự xem nhẹ này khiến chúng ta không cảm thấy cần coi trọng những người bên cạnh. Từ đây dễ sinh ra hành động và phát ngôn theo cảm tính. Còn đối với người lạ do chúng ta vốn không có kiến thức nhìn nhận thế giới quan nên trong mối quan hệ với người lạ thường không biết nhìn nhận đánh giá họ là ai thuộc tuýp người nào. Thành thử ra cách cư xử thường sẽ e dè, kính nể, săn đón, ngưỡng mộ....

2.Do khách quan. Có nghĩa là dù bạn nền tảng giáo dục vô cùng tốt. Ý niệm vô cùng tốt đẹp, suy nghĩ vô cùng chín chắn và hiểu biết thì cũng không tránh được những hành động cư xử tệ bạc với người quen tử tế với người lạ. Bởi đó là khả năng tự thích nghi vốn có trong chúng ta.

Nếu người thân của bạn trong một vài lần xung đột với bạn đã tự cho bạn cái quyền được xem nhẹ họ thì bản thân bạn sẽ thích nghi điều này vô cùng nhanh chóng...và cứ vậy theo thời gian nó sẽ thao túng hành động của bạn và hình thành thói quen xấu này. Ví như bạn mắng em bạn nhưng nó để cho bạn làm vậy dù bạn làm sai. Và khi việc này lặp đi lặp lại nhiều lần thì cơ thể bạn sẽ tự sinh ra loại cảm giác xem nhẹ nó và cho rằng nó kém cỏi.vv.. điều này rất dễ nhận biết. Chỉ cần chúng ta để ý và tập trung.

Đối với người lạ. Việc chúng ta tử tế là lẽ đương nhiên và cần thiết. Đó là chưa kể rất nhiều người mang năng lượng thiện lành đến mức khiến chúng ta luôn có cảm giác trân trọng và yêu mến.

Đối với việc tử tế với người lạ thì dù là vì nguyên nhân gì đi nữa thói quen này rất cần duy trì và phát triển hơn nữa.

Đối với việc cư xử không tử tế với người thân quen thì cách nhanh và hiệu quả nhất bạn có thể làm đó là : Dập tắt tất cả mọi ý niệm khi nó có cơ hội lên trong đầu bạn qua việc ngắt kết nối giữa bạn và họ. Nghĩa là không nhìn, không nghe, không nói...chỉ có cách đó mới đưa cảm xúc của chúng ta về trạng thái tỉnh táo ban đầu. Và khi chúng ta đã tỉnh táo nhất có thể thì những ý niệm tốt đẹp từ sâu trong tiềm thức sẽ giúp chúng ta định tâm trở lại.

Đừng bao giờ để lối cư xử đó có cơ hội diễn ra...hoặc nếu nó có diễn ra thì hãy bằng mọi cách không để nó xảy ra lần thứ 2. Vì chỉ cần nó xảy ra đến lần thứ 2 nó sẽ thành thói quen không thể sửa hoặc rất khó sửa.

Trả lời

Điều mình thấy nể nhất ở con người chính là khả năng thích nghi. Và điều đáng sợ nhất cũng chính là khả năng thích nghi. Nói ở góc độ tiêu cực phản ứng trên chính là một thói quen xấu. Do bản thân chúng ta tiếp nhận thông tin và phản ứng lại theo một cách nào đó và khi phản ứng đó lặp đi lặp lại nhiều lần sẽ tạo ra một thói quen. Thói quen không đem lại những điều tốt thì là thói quen xấu.

Việc chúng ta có lối ứng xử rất tệ với người thân và rất tử tế với người lạ có lẽ theo tâm lý học sẽ có một cái tên mĩ miều nào đó. Còn với mình mình lại thích tối giản tên gọi để chúng ta dễ hiểu nhất có thể.

Với lối cư xử này mình vẫn hay gọi nó là thói quen tiêu cực. Muốn hiểu về sự tồn tại của nó và cách chấm dứt nó thì bạn cần biết lý do nó được sinh ra.

Thói quen được sinh ra khi hành động được lặp đi lặp lại , hành động được sinh ra từ suy nghĩ và suy nghĩ được sinh ra từ ý niệm. Ý niệm được sinh ra từ các giác quan của chúng ta cộng hưởng với nền tảng giáo dục vốn có trong tâm thức. Chính bởi lẽ đó mà vẫn cùng một sự việc những mỗi người lại có một lối ứng xử không giống nhau.

Vậy nguyên nhân vì sao chúng ta lại dễ xa vào thói quen trên.

1.Do chúng ta có một nền tảng giáo dục chưa tốt hoặc còn lệch lạc. Chính vì vậy chúng ta sẽ dễ xem nhẹ những gì quen thuộc . Chính sự xem nhẹ này khiến chúng ta không cảm thấy cần coi trọng những người bên cạnh. Từ đây dễ sinh ra hành động và phát ngôn theo cảm tính. Còn đối với người lạ do chúng ta vốn không có kiến thức nhìn nhận thế giới quan nên trong mối quan hệ với người lạ thường không biết nhìn nhận đánh giá họ là ai thuộc tuýp người nào. Thành thử ra cách cư xử thường sẽ e dè, kính nể, săn đón, ngưỡng mộ....

2.Do khách quan. Có nghĩa là dù bạn nền tảng giáo dục vô cùng tốt. Ý niệm vô cùng tốt đẹp, suy nghĩ vô cùng chín chắn và hiểu biết thì cũng không tránh được những hành động cư xử tệ bạc với người quen tử tế với người lạ. Bởi đó là khả năng tự thích nghi vốn có trong chúng ta.

Nếu người thân của bạn trong một vài lần xung đột với bạn đã tự cho bạn cái quyền được xem nhẹ họ thì bản thân bạn sẽ thích nghi điều này vô cùng nhanh chóng...và cứ vậy theo thời gian nó sẽ thao túng hành động của bạn và hình thành thói quen xấu này. Ví như bạn mắng em bạn nhưng nó để cho bạn làm vậy dù bạn làm sai. Và khi việc này lặp đi lặp lại nhiều lần thì cơ thể bạn sẽ tự sinh ra loại cảm giác xem nhẹ nó và cho rằng nó kém cỏi.vv.. điều này rất dễ nhận biết. Chỉ cần chúng ta để ý và tập trung.

Đối với người lạ. Việc chúng ta tử tế là lẽ đương nhiên và cần thiết. Đó là chưa kể rất nhiều người mang năng lượng thiện lành đến mức khiến chúng ta luôn có cảm giác trân trọng và yêu mến.

Đối với việc tử tế với người lạ thì dù là vì nguyên nhân gì đi nữa thói quen này rất cần duy trì và phát triển hơn nữa.

Đối với việc cư xử không tử tế với người thân quen thì cách nhanh và hiệu quả nhất bạn có thể làm đó là : Dập tắt tất cả mọi ý niệm khi nó có cơ hội lên trong đầu bạn qua việc ngắt kết nối giữa bạn và họ. Nghĩa là không nhìn, không nghe, không nói...chỉ có cách đó mới đưa cảm xúc của chúng ta về trạng thái tỉnh táo ban đầu. Và khi chúng ta đã tỉnh táo nhất có thể thì những ý niệm tốt đẹp từ sâu trong tiềm thức sẽ giúp chúng ta định tâm trở lại.

Đừng bao giờ để lối cư xử đó có cơ hội diễn ra...hoặc nếu nó có diễn ra thì hãy bằng mọi cách không để nó xảy ra lần thứ 2. Vì chỉ cần nó xảy ra đến lần thứ 2 nó sẽ thành thói quen không thể sửa hoặc rất khó sửa.

Đơn giản vì chúng ta trong cách đối xử với người thân thì thường hành động theo thói quen, chẳng cần lễ phép, chẳng cần dịu dàng ôn hòa, lúc nào cũng quên mất việc kính trên nhường dưới. Nếu không phải là kêu la om sòm, không ngừng trách móc, thì cũng là lơ đãng chẳng quan tâm, ngó lơ chẳng trả lời.

Rõ ràng mỗi lần cãi nhau với người thân xong ai trong chúng ta cũng đều cảm thấy ân hận. Thế nhưng ân hận xong thì ngày hôm sau vẫn tiếp tục làm tổn thương người thân của mình, bởi đó là thói quen khó bỏ. Bởi cũng nghĩ rằng người thân đã quá quen thuộc rồi nên chúng ta chẳng cần lịch sự, chẳng cần khoan dung hay tôn trọng gì cả.

Sai lầm lớn nhất của mỗi chúng ta là lúc nào cũng nổi nóng với người thân, lúc nào cũng thiếu kiên nhẫn với người thân. Vì chúng ta cảm thấy rằng người thân cho dù mình làm họ tổn thương như nào họ cũng sẽ không rời mình mà đi. Cho dù mình làm họ tức giận họ cũng sẽ không bao giờ trách tội mà luôn tha thứ.

Vì chúng ta nghĩ người thân sẽ không bao giờ bỏ rơi chúng ta cho dù chúng ta có như thế nào, mặc định những gì tốt đẹp mà họ dành cho mình đấy là hiển nhiên. Chúng ta đâu biết người thân mới là những người mà chúng ta cần phải trân trọng và yêu thương nhiều nhất. Ngày trước mình cũng vậy đấy, ra ngoài làm việc mệt mỏi nhưng luôn nín nhịn luồn cúi và nở nụ cười với tất cả mọi người. Nhưng về nhà thì lại xả hết, giận dỗi, bực bội, khó chịu và làm bố mẹ lo lắng, nhiều khi còn cáu gắt với bố mẹ. Sau này biết suy nghĩ hơn thì mình hối hận lắm. Bây giờ mình khác rồi, hiếm khi để bố mẹ phải lo lắng lắm, nhiều khi có buồn có bực chuyện gì bên ngoài mình cũng không thể hiện, nếu k kiềm chế được mình sẽ ôm bme khóc và xả hết, lúc đó sẽ được vỗ về và cưng chiều, ấm lòng lắm

Ở góc độ nào đó thì tôi ko hơi đâu mà đi la mắng người ngoài, nhưng vì lý do nào đó người nhà lại nghĩ rằng tôi khôn nhà dại chợ.hi
Có lẽ bạn chỉ có thể dạy hoặc mắng học sinh của mình chứ bạn khó mà làm điều đó với người lạ, có lẽ cũng vì bạn iu hs của mình hơn người lạ chăng