Đánh lính trong quân đội Đế Quốc Nhật Bản

  1. Lịch sử

Nhân một ngày khó ở, tôi xin phép được biên một bài về nạn sĩ quan sử dụng bạo lực để "giáo dục" binh sĩ Nhật trong WW2. Dưới đây là 2 hình thức kỉ luật phổ biến nhất mà sĩ quan Nhật Bản thường dùng để răn đe đối với binh sĩ dưới quyền của mình.

Đối với Lục quân, hình thức phổ biến nhất đó là tát vào mặt (nói thế chứ thực chất là dùng nắm đấm) còn tàn nhẫn hơn thì dùng thắt lưng hoặc dép. Nếu người lính bị đánh cho ngã quỵ thì họ buộc phải đứng dậy để nhận đòn đánh tiếp theo, còn không thì sẽ bị đánh nhiều hơn thế nữa.

Còn về phía Hải quân thì lại ở một cấp độ cao hơn, do lính hải quân cơ bản không được phát súng trường cá nhân như lục quân nên họ có hẳn một công cụ để trừng phạt binh lính dưới quyền của mình được gọi là "gậy truyền thần" hay "gậy tinh thần", đây là một cây gậy dài 60cm, đường kính 5cm, được làm từ gỗ đặc. Binh sĩ sẽ phải chống tay vào tường, để lộ phần mông ra cho chỉ huy đánh thật mạnh bằng cây "gậy truyền thần", hậu quả là thủy thủ sẽ phải nằm úp tới sáng chứ méo thể nằm ngửa được

Tình trạng bạo lực trong quân ngũ nghiêm trọng đến mức trong thuỷ thủ truyền tai nhau vài bài hát khá kinh dị:

Oni no Yamashiro: Yamashiro ác quỷ.

Jigoku no Kongou: Kongou là địa ngục.

Ashitawa Nagato de Kubitsurowa: Hãy cùng treo cổ trên Nagato sáng mai.

Có thể nói nạn đánh đập sĩ quan và binh lính dưới quyền trong Hải quân và Lục quân Đế quốc Nhật Bản thời Thế chiến II đã trở nên phổ biến đến mức nó trở thành một điều bình thường trong Quân đội Nhật Bản. Điều này cũng có thể lí giải là do người Nhật luôn đề cao tinh thần võ sĩ đạo vì một khi bạn đã là một người lính Thiên Hoàng thì bạn tuyệt đối không được phép mắc phải sai lầm nào (hầu hết những vụ sĩ quan đánh đập binh lính của mình là do họ phạm phải những lỗi lặt vặt như chào không đúng cách, quân phục chưa chỉnh tề,...), họ còn cho rằng việc sử dụng bạo lực sẽ rèn dũa tinh thần chiến đấu và tính kỉ luật của một người lính, đồng thời do truyền thống phân tầng xã hội của Nhật Bản lúc bấy giờ càng làm trầm trọng tình trạng này thêm.

Mặc dù việc đánh đập này đã tạo nên những người lính kỷ luật nhất thế giới (sẽ không ngoa khi tôi nói rằng tính kỉ luật của quân đội Nhật Bản được đánh giá ngang ngửa với quân đội Đức) nhưng nó cũng khiến cho binh lính thường xuyên phải chịu thương tật nặng, thậm chí là bị đánh chết. Một số người không chịu nổi còn phải tự tử.

Điều này còn khiến những binh lính và sĩ quan dưới quyền trút giận lên những đối tượng khác, như dân thường vô tội và tù binh chiến tranh. Hậu quả là liên tiếp những vụ thảm sát đẫm máu được quân đội Nhật thực hiện chỉ để giải tỏa cơn giận của mình trong suốt cuộc chiến mà Thảm sát Nam Kinh chính là đỉnh cao của sự xả xì trét đó

Theo Kiet Nguyen Tuan- hội những người thích tìm hiểu về thế chiến II

https://cdn.noron.vn/2021/07/31/1257255791783791-1627701246_1024.jpg
Từ khóa: 

đế quốc nhật bản

,

lịch sử

Lính ở VN thì sao? Có bị rèn "nát người" không bạn?
Trả lời
Lính ở VN thì sao? Có bị rèn "nát người" không bạn?
Cái ni để rèn tinh thần thép với cả kỷ luật ấy anh, còn cả sức chịu đựng nữa, đánh nhiều nên lính Nhật cực kỳ lì đòn, tuy vậy họ chịu khá nhiều áp lực !