Đánh giá quan hệ Việt- Pháp trong quá trình giao lưu văn hóa (sau khi thiết thập quan hệ ngoại giao năm 1973)?
kiến thức chung
Quan hệ Việt Nam – Cộng hòa Pháp là một mối quan hệ có bề dày lịch sử và trải qua nhiều thăng trầm. Mặc dù quan hệ Việt – Pháp là mối quan hệ giữa hai nước có chế độ chính trị - xã hội khác nhau, trình độ phát triển cũng khác nhau, lại ở cách xa nhau, nhưng do lợi ích của bản thân mỗi nước mối quan hệ đã được khai thông và thu được nhiều kết quả. Trong thời gian trước mắt, trên cơ sở những thành tựu đã đạt được, hai nước tiếp tục vượt qua những trở ngại, thách thức để đưa mối quan hệ phát triển lên một tầm cao mới.
Tuy nhiên mối quan hệ hợp tác kinh tế còn chưa tương xứng với tiềm năng của hai nước, tỷ trọng xuất khẩu của Việt Nam vào Pháp chiếm phần nhỏ so với các nước khác do đây là một thị trường phát triển, có những quy định và tiêu chuẩn rất cao mà hàng hoá của Việt Nam chưa đáp ứng được. Ngược lại, đầu tư của Pháp vào Việt Nam trong thời gian gần đây chưa tương xứng với tiềm lực kinh tế của Pháp. Các doanh nghiệp cũng như chính phủ hai nước cần phải nỗ lực hết mình để phát huy tối đa hiệu quả của hợp tác kinh tế như nỗ lực cải tiến kỹ thuật, áp dụng tiêu chuẩn ISO, tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường nhằm đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe của thị trường châu Âu.
Trong lĩnh vực đầu tư, mặc dù là một trong năm nhà đầu tư lớn nhất toàn cầu song đầu tư của Pháp tại Việt Nam còn hạn chế - Theo Ban Tuyên giáo Trung ương (2008), Pháp và quan hệ Việt Nam-Pháp, Trung tâm thông tin công tác tuyên giáo. Pháp đứng thứ 16 trong danh sách các nước có vốn đầu tư tại Việt Nam, thấp hơn đáng kể so với một số nước đang đầu tư tại Việt Nam vốn có năng lực, kinh nghiệm đầu tư cũng như quy mô kinh tế nhỏ hơn nhiều như Đài Loan, Singapore, … Xét về tỷ trọng đầu tư, tổng số vốn cam kết của Pháp cũng chỉ chiếm 1,5% trong tổng số vốn đầu tư nước ngoài cam kết đầu tư vào Việt Nam. Xét về lĩnh vực đầu tư, các nhà đầu tư Pháp chỉ tập trung vào các ngành có tính chất thay thế nhập khẩu, trong khi định hướng của Việt Nam là phát triển các ngành hướng xuất khẩu. Nếu tình trạng này tiếp diễn, các nhà đầu tư Pháp khó có khả năng mở rộng thêm đầu tư do các ngành thay thế nhập khẩu hiện vẫn do các DNNN Việt Nam chi phối và kiểm soát. Nếu chậm chân trong việc đầu tư vào các ngành hướng xuất khẩu, các nhà đầu tư Pháp chẳng những không khai thác được lợi thế do sự mở cửa của thị trường các nước thông qua chính sách hội nhập khá mạnh mẽ của Việt Nam mà còn có thể sẽ vấp phải sự cạnh tranh rất gắt gao từ các đối thủ đầu tư từ Đông Á vốn đã quen địa bàn Việt Nam. Trong lĩnh vực thương mại, các nhà xuất nhập khẩu Pháp cũng chỉ có vị trí khá khiêm tốn trong danh sách các đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam. Pháp chỉ đứng thứ 15 trong danh sách các thị trường xuất khẩu trọng điểm của Việt Nam. Ở khía cạnh nhập khẩu, Pháp cũng chỉ đứng thứ 13 trong số các nhà cung cấp hàng hóa cho thị trường Việt Nam (hàng hóa xuất khẩu của Pháp chỉ chiếm khoảng 1% tổng kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam)- Theo Bộ Công thương, Báo cáo Phát triển thương mại giai đoạn 2000 - 2013 . Thực tiễn thương mại còn yếu như vậy chủ yếu là giữa hai nước chưa có những thỏa thuận thương mại đủ mạnh để thúc đẩy thương mại song phương phát triển. Trong khung khổ đa phương, hiệp định đối tác kinh tế PCA được ký kết giữa Việt Nam và EU cũng không phải là một hiệp định chứa đựng nhiều lợi ích cho các bên tham gia, nếu như so với các hiệp định thương mại tự do FTA khác mà cả hai bên đã từng ký kết, có thể tạo ra sự phát triển nhanh hơn, mạnh hơn và bền vững hơn cho quan hệ kinh tế song phương Việt Nam - Pháp.
Nội dung liên quan
Diệu Quân