“Đang yên đang lành bỗng dưng tết”

  1. Văn hóa

Tại sao người ta rủ nhau “về quê ăn Tết”, “về nhà ăn Tết” mà không là “chơi Tết” hay “mừng Tết”?

Theo GS Trần Văn Khê: “Đối với người Việt “ăn” không phải chỉ là đem những món dinh dưỡng cho cơ thể bằng những động tác nhai, nuốt… mà còn được xem như một nét sinh hoạt quan trọng nhứt trong đời sống: “Dĩ thực như thiên” (coi việc ăn uống như trời), trong dân gian cũng thường nói “Có thực mới vực được đạo”.

Người Việt làm lụng suốt cả năm chỉ mong no đủ ba ngày Tết. Ngày Tết chỉ có ăn thôi mà không làm nữa. Và ta có những món ăn rất đặc biệt và đa dạng trong ngày Tết. Từ thực tế đó, ta có thể hiểu được vì sao người Việt mình không nói “mừng Tết” mà thường nói “ăn Tết”.

“Mừng Tết” hay “chơi Tết” có thể được hiểu như những phong tụcngày Tết. Ngoài việc chuẩn bị đồ ăn thức uống cho một mùa Tết no đủ, những đứa con xa quê sẽ trở về thăm chúc gia đình thầy cô và hẹn hò bạn bè thời cắp sách đến trường. Tết nhắc người ta nhớ về tổ tiên cội nguồn, những người sinh thành và dạy dỗ. Tết là một dịp gặp gỡ, hội ngộ, là lễ đoàn viên, bên nồi bánh chưng bánh dầy nhà nhà quây quần bên nhau, tránh những điều không may và mong muốn một sự thay đổi tốt đẹp hơn trong năm sắp đến. Tết thật sự là một nét đẹp văn hóa của người Việt.

photo1518233533244-15182335332441332127476

nguồn

CafeF

Tết nay khác gì Tết xưa?

Trong bối cảnh công nghệ phát triển như hiện nay,Tết cũng được “số hóa”. Dù không còn giữ đúng “bản chất” ngày xưa của mình, nhưng Tết đã biến đổi một cách có chọn lọc và phù hợp với xã hội bây giờ.

“Ví dụ như cây nêu, sau khi đưa ông Táo về trời, nhà không có ai giữ, thì dựng cây nêu lên cho ma quỷ đừng tới. Bây giờ mình không tin có ma quỷ thì cây nêu cũng không cần dựng nữa. Rồi đốt pháo, ngày xưa là một tục lệ làm cho ma quỷ sợ và cũng tạo niềm vui vì tiếng pháo nghe giòn tan. Sau này, người ta thấy nó hại môi trường, tốn hao. Nếu bỏ đốt pháo cũng không hại gì, chỉ là mất vui chút thôi.” Theo giáo sư Trần Văn Khê

Có một số phong tục do bối cảnh xã hội không thể tiếp tục nên người ta đã “cách tân” để phù hợp hơn với thời đại. Chẳng hạn như việc bắn pháo bông ngày nay có thể coi như một “phiên bản hiện đại” của những chùm pháo giòn tan vui tươi ngày trước.

Tuy nhiên, cũng do sự phát triển nhanh chóng này, việc hội nhập giao du với phương Tây trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết, chính vì thế những “tập tục” chào đón năm mới ở người trẻ cũng có một số thay đổi khác biệt với văn hóa lâu nay của người Việt. Thay vì những câu đối chúc, gia đình sum họp thì người ta bây giờ khui “sâm-banh”, ôm nhau và nhảy nhót. Đây là cách người phương Tây chào đón năm mới, chúng ta có thể tiếp thu nhưng đừng “bắt chước” y chang mà quên đi bản sắc của mình, vì chúng ta đã có một kho tàng văn hóa nghìn năm rất đẹp và đáng trân trọng, nếu không giữ gìn thì quả là đáng tiếc.

“Đang yên đang lành bỗng dưng tết”

Dạo gần đây nguời trẻ trên mạng thường truyền tai nhau câu nói này. Dường như Tết đến đã làm xáo trộn cuộc sống thường ngày của họ. Cô bạn của mình nói rằng, Tết là một dịp để nghỉ ngơi, tại sao hàng ngày không dọn dẹp mà chỉ chờ Tết đến là như “ngày dọn dẹp quốc dân”thế này. Tết thì thích thật nhưng những ngày trước Tết thì quả thật ám ảnh. Một vài người không còn cảm giác mong chờ năm mới đến nên Tết đối với họ cũng chẳng khác những ngày bình thường nhưng lại phải lo lắng, chuẩn bị nhiều hơn. Mẹ mình kể ngày xưa phải chờ Tết đến thì bà ngoại mới sắm sửa cho chị em cái áo cái quần mới nên mẹ và dì rất thích và mong chờ Tết vì đó là dịp duy nhất trong năm được mặc đồ mới. Còn lớp trẻ bây giờ sướng hơn rất nhiều, quần áo muốn sắm sửa khi nào cũng được, thích gì là có thể mua ngay, gọi một cái là có người giao tới tận nhà. Có phải vì thế mà sự háo hức mong chờ ngày Tết bây giờ của các bạn đã vơi dần?

tet_doan_vien_1622018

nguồn

VietTimes

“Lương tháng bao nhiêu?” “Bao giờ lấy chồng?”

Những câu hỏi “kinh điển” này cũng là một lý do khiến người ta “ngại Tết”. Tết là dịp sum họp, gia đình họ hàng tề tụ bên nhau nên hỏi thăm là việc không thể tránh khỏi. Ở đây tôi chỉ nói đến những người họ hàng cực kì gần gũi với bạn (Vì không phải ai cũng có mối quan hệ gắn bọ với gia đình mình). Những người này có thể là những người quan tâm và muốn hỏi thăm chúng ta thật lòng. Nhưng hỏi làm sao không “làm khó” nhau thì vẫn còn khó quá nhỉ? Cả năm mới gặp, lâu lâu đứa cháu ở thành phố mới về sao chỉ có thể hỏi những câu xã giao được? Vậy lỗi là do “người hỏi” tò mò quá nhiều hay vì “người được hỏi” xấu hổ khi phải trả lời? Bạn đọc có thể cùng bàn luận ở đây thêm về vấn đề này nhé!

Cá nhân mình từng không thích Tết vì phải chuẩn bị và dọn dẹp quá nhiều. Nhưng bây giờ mình rất yêu Tết dù nhà mình vẫn chưa bỏ qua khoảng dọn dẹp sấp mặt trước Tết. Mình nghĩ cả năm trời thì đây là dịp duy nhất mình được về nhà với ba mẹ, thăm hỏi mọi người, sống chậm hơn, được ngủ nhiều, được chay lười một cách “có lý”. Còn các bạn thì sao? Tết trong bạn như thế nào?

Từ khóa: 

tết

,

xưa và nay

,

văn hóa