Dân tộc trên Bán đảo Triều Tiên có cách lý giải về nguồn gốc của dân tộc mình hay không?

  1. Kiến thức chung

Từ khóa: 

kiến thức chung

Hầu hết các quốc gia Phương Đông bên cạnh những lí giải mang tính khoa học ra thì mỗi một dân tộc đều tự sáng tạo cho mình những truyền thuyết, huyền thoại riêng về sự xuất hiện của dân tộc mình trên Trái Đất. Nếu ở Việt Nam có “Con Rồng cháu Tiên” để khẳng định dòng giống rồng tiên của dân tộc thì người trên Bán đảo Triều Tiên có “huyền thoại Dangul”. Từ rất sớm, con trai của thần nhà trời là Hwan-ung đã muốn giúp đỡ thế giới loài người dưới hạ giới. Thấy con trai lúc nào cũng đăm đắm nhìn xuống một nơi như thế, thần nhà trời Hwan-in bèn thử nhìn xuống nơi đó và cũng muốn đem lợi ích đến cho tất cả mọi người. Ông bèn phái 3 vị thần gió, mưa, mây cùng Hwan-ung dẫn thêm đoàn tùy tùng 3000 người xuống bên rừng cây đàn hương thiêng trên đỉnh Núi Taebaek, gây dựng thành nhà trời và dạy cho người dân 360 nghề có ích nhất trong cuộc sống. Thế rồi một hôm, có một con gấu và một con hổ tìm đến bên gốc cây đàn hương, cầu xin Hwan-ung làm phép cho chúng được trở thành người. Khi ấy, Hwan-ung bèn ban 20 nhanh tỏi và một nắm cây ngải linh thiêng, rối nói với chúng rằng nếu ăn những thứ này và ở trong hang tối không nhìn ánh mặt trời trong vòng 100 ngày thì sẽ biến thành người được. Hổ không chiến thắng nổi thử thách, chỉ có gấu được hóa thành một cô gái vào ngày thứ 21.Cô gái ấy mong muốn được kết hôn và sinh con nhưng vì trước đây đã từng là gấu nên không ai chịu lấy cô cả. Hwan-ung liền biến thành người, lấy người con gái ấy làm vợ và sinh hạ một người con trai, người con trai ấy chính là vua nhà trời Dangun Wanggeom - ông tổ của dân tộc Hàn. Giống như khi nhắc đến sự khởi nguồn của một dân tộc nào đó thì các yếu tố mang tính thần thoại thường được đề cập tới để nâng cao lòng tự hào dân tộc, thì quá trình hình thành nhà nước đầu tiên Cổ Joseon của bán đảo Hàn Quốc cũng mang yếu tố thần thoại nhằm nhấn mạnh rằng nó được tạo nên bởi ý trời. Tuy nhiên, Dangun Wanggeom không phải là nhân vật hư cấu hoàn toàn. Tangun đã lập thành ở Bình Nhưỡng và gây dựng nhà nước Cổ Joseon. Dangun Wanggeom khuyến khích người dân đào mương, làm ruộng, trồng dâu nuôi tằm, đánh bắt cá...Không những thế ông còn cho xây dựng kỷ cương phép nước bằng cách lập quốc pháp có tên gọi “8 điều cấm kỵ” như kẻ giết người sẽ bị tử hình, kẻ ăn trộm sẽ bị làm nô lệ. Đưa vào thực tiễn ý niệm dựng nước “Hoằng ích nhân gian” tức là làm nhiều việc có ích cho thế giới nhân gian. “Tam quốc lưu sử” đã kết thúc câu chuyện thần thoại này bằng việc vua nhà trời Tan-gun sau suốt 1500 năm trị vị thì quay trở về Asadal và hóa thành thần núi. Thần thoại Dangun Wanggeom có những đặc trưng giống với thần thoại của các nước khác cũng lấy thế giới các vị thần làm nguồn dữ liệu. Thần thoại Dangun Wanggeom thông qua quá trình gấu của đất và thần của trời sinh ra con người, bách tính của trời và bách tính của đất hòa hợp với nhau xây dựng đất nước để tạo nên sự tổng hòa giữa trời, đất và con người.
Trả lời
Hầu hết các quốc gia Phương Đông bên cạnh những lí giải mang tính khoa học ra thì mỗi một dân tộc đều tự sáng tạo cho mình những truyền thuyết, huyền thoại riêng về sự xuất hiện của dân tộc mình trên Trái Đất. Nếu ở Việt Nam có “Con Rồng cháu Tiên” để khẳng định dòng giống rồng tiên của dân tộc thì người trên Bán đảo Triều Tiên có “huyền thoại Dangul”. Từ rất sớm, con trai của thần nhà trời là Hwan-ung đã muốn giúp đỡ thế giới loài người dưới hạ giới. Thấy con trai lúc nào cũng đăm đắm nhìn xuống một nơi như thế, thần nhà trời Hwan-in bèn thử nhìn xuống nơi đó và cũng muốn đem lợi ích đến cho tất cả mọi người. Ông bèn phái 3 vị thần gió, mưa, mây cùng Hwan-ung dẫn thêm đoàn tùy tùng 3000 người xuống bên rừng cây đàn hương thiêng trên đỉnh Núi Taebaek, gây dựng thành nhà trời và dạy cho người dân 360 nghề có ích nhất trong cuộc sống. Thế rồi một hôm, có một con gấu và một con hổ tìm đến bên gốc cây đàn hương, cầu xin Hwan-ung làm phép cho chúng được trở thành người. Khi ấy, Hwan-ung bèn ban 20 nhanh tỏi và một nắm cây ngải linh thiêng, rối nói với chúng rằng nếu ăn những thứ này và ở trong hang tối không nhìn ánh mặt trời trong vòng 100 ngày thì sẽ biến thành người được. Hổ không chiến thắng nổi thử thách, chỉ có gấu được hóa thành một cô gái vào ngày thứ 21.Cô gái ấy mong muốn được kết hôn và sinh con nhưng vì trước đây đã từng là gấu nên không ai chịu lấy cô cả. Hwan-ung liền biến thành người, lấy người con gái ấy làm vợ và sinh hạ một người con trai, người con trai ấy chính là vua nhà trời Dangun Wanggeom - ông tổ của dân tộc Hàn. Giống như khi nhắc đến sự khởi nguồn của một dân tộc nào đó thì các yếu tố mang tính thần thoại thường được đề cập tới để nâng cao lòng tự hào dân tộc, thì quá trình hình thành nhà nước đầu tiên Cổ Joseon của bán đảo Hàn Quốc cũng mang yếu tố thần thoại nhằm nhấn mạnh rằng nó được tạo nên bởi ý trời. Tuy nhiên, Dangun Wanggeom không phải là nhân vật hư cấu hoàn toàn. Tangun đã lập thành ở Bình Nhưỡng và gây dựng nhà nước Cổ Joseon. Dangun Wanggeom khuyến khích người dân đào mương, làm ruộng, trồng dâu nuôi tằm, đánh bắt cá...Không những thế ông còn cho xây dựng kỷ cương phép nước bằng cách lập quốc pháp có tên gọi “8 điều cấm kỵ” như kẻ giết người sẽ bị tử hình, kẻ ăn trộm sẽ bị làm nô lệ. Đưa vào thực tiễn ý niệm dựng nước “Hoằng ích nhân gian” tức là làm nhiều việc có ích cho thế giới nhân gian. “Tam quốc lưu sử” đã kết thúc câu chuyện thần thoại này bằng việc vua nhà trời Tan-gun sau suốt 1500 năm trị vị thì quay trở về Asadal và hóa thành thần núi. Thần thoại Dangun Wanggeom có những đặc trưng giống với thần thoại của các nước khác cũng lấy thế giới các vị thần làm nguồn dữ liệu. Thần thoại Dangun Wanggeom thông qua quá trình gấu của đất và thần của trời sinh ra con người, bách tính của trời và bách tính của đất hòa hợp với nhau xây dựng đất nước để tạo nên sự tổng hòa giữa trời, đất và con người.