Đàn ông có khóc không?
Em trai mình là một người nhạy cảm. Em rất dễ khóc, kể cả lúc xem phim Doraemon cảm động. Mỗi lần như vậy, như một câu cửa miệng, một vài người bảo em “mạnh mẽ lên”, “nín đi”. Mình không trách mọi người, bởi lối suy nghĩ về sự nam tính của đàn ông đã truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác. Bản thân mình, đôi khi cũng vô tình cảm thấy ngỡ ngàng khi nhìn một bạn nam khóc, thay vì xem đó như là chuyện bình thường. Chúng mình nói nhiều về bình đẳng cho nữ giới, nhưng cũng cần để tâm tới khuôn mẫu xã hội của đàn ông.
Mình muốn chia sẻ một vài tâm sự về những người đàn ông thực thụ - họ biết khóc, và khát khao thể hiện cảm xúc của mình.
Câu hỏi: Đàn ông có khóc bao giờ không?
Trả lời:
Từ lúc bé, mình rất sợ mỗi khi thấy ba khóc; bởi mình biết rằng phải có điều gì thật tồi tệ mới khiến người đàn ông to lớn mạnh mẽ như ba rơi nước mắt. Bây giờ ba đã già yếu, còn mình đã trưởng thành. Mình hiểu rằng ba cũng có những cảm xúc sâu thẳm như mình, chỉ là ba đã được “dạy” cách để không bộc lộ điều đó. Thật buồn vì chúng ta luôn cho rằng nước mắt là đặc quyền của phụ nữ.
Bạn trai cũ của mình từng tự hào tuyên bố rằng anh chỉ khóc hai lần trong đời: một lần lúc sinh ra, và một lần lúc kết hôn. Mình rất bối rối, vì bản thân mình luôn khóc mỗi tuần, thậm chí mỗi ngày. Mình khóc lúc vui, khi mệt mỏi, lúc hạnh phúc, khi thất vọng. Và mình không cảm thấy xấu hổ vì nước mắt rơi. Đó chỉ là sự giải tỏa cảm xúc, sau khi khóc xong mình sẽ lại đủ tâm thế để đón chào một ngày mới tốt lành.
Sức khỏe tinh thần là điều quan trọng đối với cả nam giới và phụ nữ. Chúng ta đừng nên đối xử khác với những người đàn ông khi họ thể hiện cảm xúc. Nói họ “đàn ông lên” hay chỉ những người chưa trưởng thành mới khóc là một việc làm hết sức độc hại. Đặc biệt, khi chúng ta dạy dỗ các bé trai theo khuôn mẫu về sự cứng rắn và không bộc lộ cảm xúc, điều này sẽ ảnh hưởng lớn đến sự phát triển tâm sinh lý của trẻ khi tới tuổi vị thành niên và sau này.
Mình đã từng tâm sự với ba lúc tuyệt vọng, và ba chỉ bảo mình “đàn ông lên”, “đừng khóc nữa”. Vậy nên từ đó mình chẳng bao giờ kể cho ba nghe về những cảm xúc của mình. Khi nào có con, chắc chắn mình sẽ không dạy con theo cách mà ba đã làm với mình.
Đàn ông cũng có cảm xúc chứ! Chỉ là tụi mình được dạy rằng không phải lúc nào cũng nên thể hiện cảm xúc của mình. Tình cảm và lý trí là hai điều khác biệt. Đàn ông thường bị buộc phải đối mặt với thực tế, chứ không phải nghĩ về tâm trạng của mình. Nhưng những lúc yên lặng, trong lòng mình cũng bật ra những giọt nước mắt, và những suy nghĩ kiểu như: “Giá như có người hiểu. Giá như có người nhìn thấy lúc mình buồn.”
Chưa từng có ai hỏi mình câu này, hoặc quan tâm vì sao lúc nào nhìn mình cũng vui vẻ...
Nguồn:
[1]
[2]
[3]
phong cách sống
,tâm lý học
,xã hội
,tâm sự cuộc sống
Mình thường khóc khi xem Doraemon, hay là phim nào có thể khóc được thì đều khóc. Có khi đọc báo hay xem phim tài liệu cũng khóc. Chưa có ai bảo mình đừng khóc. Mình cũng thấy không sao cả, có điều thỉnh thoảng sẽ đau đầu.
Hideki
Mình thường khóc khi xem Doraemon, hay là phim nào có thể khóc được thì đều khóc. Có khi đọc báo hay xem phim tài liệu cũng khóc. Chưa có ai bảo mình đừng khóc. Mình cũng thấy không sao cả, có điều thỉnh thoảng sẽ đau đầu.
Nguyenphuhoang Nam
Tư tưởng "Anh hùng vô lệ" làm những cậu bé mới lớn (và đa số những người đàn ông trưởng thành) thích thú. Thế nhưng nếu họ không khóc, thì họ sẽ khiến những người xung quanh phải khóc vì họ. Có lẽ tốt nhất vẫn là "buồn thì cứ khóc đi" nhưng phải tỉnh táo để nhận ra khóc không phải là giải pháp thực sự cho những tình huống khó khăn.
Trần Quang
Mấy câu như "Con trai không được khóc" hay "mạnh mẽ lên" đã truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác rồi, dần dần việc con trai không khóc trở thành một quy chuẩn ngầm bám lấy những đấng nam nhi.
Riegan
bình thường hóa việc đàn ông khóc 🖐
Nguyen Kieu Anh
Lần duy nhất mình thấy anh trai mình khóc là khi xem một bộ phim về những người mẹ. Lúc đó mình cũng khóc tu tu luôn :>
Hoang Lam
Đàn ông cũng có cảm xúc như một con người bình thường vậy.