Dẫn chứng về vấn đề đạo đức trong truyền thông cho trẻ em?
truyền thông đa phương tiện
,xã hội
Trẻ em là đối tượng nhạy cảm vì thế trong truyền thông mình nghĩ nên cẩn trọng trong nguồn thông tin, cách sử dụng từ ngữ. Trẻ em dễ bắt chước và chưa có tư duy chọn lọc, đánh giá tốt, nếu những người làm truyền thông không cẩn thận và chú ý thì sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến bộ phận này.
Số liệu mình trích dẫn từ một bài báo:
Hội thảo “Đưa tin về trẻ em và đạo đức nghề nghiệp của nhà báo” do Trung tâm Bồi dưỡng nghiệp vụ báo chí của Hội Nhà báo Việt Nam phối hợp với Hội Nhà báo TP HCM tổ chức, các đại biểu tham dự đã nêu ra con số đáng lo ngại.
Theo đó, kết quả khảo sát của nhóm nghiên cứu thuộc Trung tâm Phát triển cộng đồng và Công tác xã hội (Codes) trên 5 tờ báo mạng điện tử được xếp vào top 50 trang web được truy cập hàng đầu Việt Nam trong năm 2012 cho thấy, có 548 bài báo có nội dung không bảo đảm sự riêng tư của trẻ em.
Trong đó có nhiều bài (68%) được đăng tải lại nguyên văn trên các trang mạng khác (báo chí, truyền thông, mạng xã hội…) với số lượng lên đến 2.692 lượt. Trong đó, có 62% số bài báo mô tả một cách chi tiết hoặc mô tả chi tiết cùng với bình luận về trẻ em liên quan. Chủ đề xâm hại tình dục chiếm tỷ lệ bài viết cao nhất (47%), tiếp đó là các chủ đề bạo hành/bạo lực (23%) và nhân đạo - từ thiện (11%)…
Nhìn từ đời sống truyền thông hiện nay ở nước ta có thể thấy, phần lớn tin tức chủ lưu trên truyền thông là thông tin về người lớn và dành cho người lớn. Những vấn đề bóc lột sức lao động trẻ em, trẻ em là nạn nhân của xung đột gia đình, lạm dụng/xâm hại tình dục, trẻ em lang thang cơ nhỡ, trẻ em khuyết tật, trẻ em vi phạm pháp luật, trẻ mồ côi, trẻ em bị ruồng bỏ… có thể trở thành những tin nóng trên trang nhất, song mục đích chính của thông tin này là nhằm tác động đến người lớn, trực tiếp đến các tổ chức xã hội, thậm chí là các nhà hoạch định chính sách…
Hoa Tuyết
Trẻ em là đối tượng nhạy cảm vì thế trong truyền thông mình nghĩ nên cẩn trọng trong nguồn thông tin, cách sử dụng từ ngữ. Trẻ em dễ bắt chước và chưa có tư duy chọn lọc, đánh giá tốt, nếu những người làm truyền thông không cẩn thận và chú ý thì sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến bộ phận này.
Số liệu mình trích dẫn từ một bài báo:
Hội thảo “Đưa tin về trẻ em và đạo đức nghề nghiệp của nhà báo” do Trung tâm Bồi dưỡng nghiệp vụ báo chí của Hội Nhà báo Việt Nam phối hợp với Hội Nhà báo TP HCM tổ chức, các đại biểu tham dự đã nêu ra con số đáng lo ngại.
Theo đó, kết quả khảo sát của nhóm nghiên cứu thuộc Trung tâm Phát triển cộng đồng và Công tác xã hội (Codes) trên 5 tờ báo mạng điện tử được xếp vào top 50 trang web được truy cập hàng đầu Việt Nam trong năm 2012 cho thấy, có 548 bài báo có nội dung không bảo đảm sự riêng tư của trẻ em.
Trong đó có nhiều bài (68%) được đăng tải lại nguyên văn trên các trang mạng khác (báo chí, truyền thông, mạng xã hội…) với số lượng lên đến 2.692 lượt. Trong đó, có 62% số bài báo mô tả một cách chi tiết hoặc mô tả chi tiết cùng với bình luận về trẻ em liên quan. Chủ đề xâm hại tình dục chiếm tỷ lệ bài viết cao nhất (47%), tiếp đó là các chủ đề bạo hành/bạo lực (23%) và nhân đạo - từ thiện (11%)…
Nhìn từ đời sống truyền thông hiện nay ở nước ta có thể thấy, phần lớn tin tức chủ lưu trên truyền thông là thông tin về người lớn và dành cho người lớn. Những vấn đề bóc lột sức lao động trẻ em, trẻ em là nạn nhân của xung đột gia đình, lạm dụng/xâm hại tình dục, trẻ em lang thang cơ nhỡ, trẻ em khuyết tật, trẻ em vi phạm pháp luật, trẻ mồ côi, trẻ em bị ruồng bỏ… có thể trở thành những tin nóng trên trang nhất, song mục đích chính của thông tin này là nhằm tác động đến người lớn, trực tiếp đến các tổ chức xã hội, thậm chí là các nhà hoạch định chính sách…