"Đàn bà không chịu làm việc nhà thì làm gì"?

  1. Xã hội

Có câu " Đàn ông xây nhà đàn bà xây tổ ấm". Với những người phụ nữ có vị thế trong xã hội, họ được lựa chọn làm những việc khác và lựa chọn vào bếp khi chị ấy muốn. Nhưng xã hội nói chung, có nhiều người phụ nữ, đàn bà thuộc nhóm “yếu thế” không đựa lựa chọn, bị áp đặt vào nghĩa vụ và chức năng bếp núc đó.

https://cdn.noron.vn/2023/01/08/2370587413433531-1673178428_1024.jpg

Và ngay trong xã hội hiện đại bây giờ vẫn tồn tại suy nghĩ "phụ nữ có giỏi mấy mà k nấu đk bữa cơm thì cũng vứt". Mn nghĩ sao?

Từ khóa: 

phản biện thuyết phục

,

xã hội

Sau đây là quan điểm cá nhân của mình :

Phụ nữ có thể chọn vào Bếp, làm việc Nhà khi Hạnh phúc với điều đó. Nhưng định kiến Đàn bà không chịu làm việc Nhà thì làm gì là một kiểu định kiến rất xưa cũ, khi gán vai trò của người phụ nữ với căn bếp và với góc nhà. Kiểu định kiến đó nó phổ biến như một research mình từng được đọc về các định kiến về giới trong các sản phẩm truyền thông. Đó là những hình ảnh quảng cáo , TVC luôn gắn người phụ nữ với căn bếp, và người đàn ông với hình tượng xách cặp đi làm. Định kiến ăn sâu theo thời gian, đến nỗi nó là điển hình, cứ nghĩ tới người phụ nữ thì trong đầu hình ảnh gắn với bếp, với tạp dề, với chăm con hiện lên trong đầu; dù hỏi thì mọi người đều không có ý gì?

Đàn bà, phụ nữ có thể Chọn bếp núc, việc nhà nếu điều đó khiến họ Hạnh phúc, là việc họ nghĩ họ cần cho cuộc sống của họ và tạo nên giá trị của họ. Nhưng đó chắc chắn không phải là thiên chức, là nghĩa vụ, là giá trị duy nhất của họ. Họ có thể chọn việc bước ra khỏi căn bếp, để xây dựng những giá trị khác và vẫn vun vén, thu xếp cho căn bếp căn nhà của mình vẫn giữ lửa. Vì thế Phụ nữ nếu không chịu làm việc nhà, vẫn có rất nhiều việc họ có thể làm và làm tốt.

Chị Trác Thúy Miêu là người phụ nữ có vị thế trong xã hội, chị được lựa chọn làm những việc khác và lựa chọn vào bếp khi chị ấy muốn. Nhưng xã hội nói chung, có nhiều người phụ nữ, đàn bà thuộc nhóm “yếu thế” không đựa lựa chọn , bị áp đặt vào nghĩa vụ và chức năng bếp núc đó. Nhưng có khi chính những người đàn ông và gia đình được thụ hưởng những giá trị đó, khi gắn hình ảnh người vợ người mẹ mình với căn bếp có khi lại không coi trọng giá trị đó. "Xó bếp", "Không làm ra tiền", "ở nhà ăn không " có thể là những thứ bạn có thể nghe về những người phụ nữ nội trợ.

Vậy nên quan điểm của mình về phụ nữ và việc nhà, nó không phải là thiên chức, là giá trị duy nhất của người phụ nữ. Nó là thứ người phụ nữ có thể được lựa chọn.

Trả lời

Sau đây là quan điểm cá nhân của mình :

Phụ nữ có thể chọn vào Bếp, làm việc Nhà khi Hạnh phúc với điều đó. Nhưng định kiến Đàn bà không chịu làm việc Nhà thì làm gì là một kiểu định kiến rất xưa cũ, khi gán vai trò của người phụ nữ với căn bếp và với góc nhà. Kiểu định kiến đó nó phổ biến như một research mình từng được đọc về các định kiến về giới trong các sản phẩm truyền thông. Đó là những hình ảnh quảng cáo , TVC luôn gắn người phụ nữ với căn bếp, và người đàn ông với hình tượng xách cặp đi làm. Định kiến ăn sâu theo thời gian, đến nỗi nó là điển hình, cứ nghĩ tới người phụ nữ thì trong đầu hình ảnh gắn với bếp, với tạp dề, với chăm con hiện lên trong đầu; dù hỏi thì mọi người đều không có ý gì?

Đàn bà, phụ nữ có thể Chọn bếp núc, việc nhà nếu điều đó khiến họ Hạnh phúc, là việc họ nghĩ họ cần cho cuộc sống của họ và tạo nên giá trị của họ. Nhưng đó chắc chắn không phải là thiên chức, là nghĩa vụ, là giá trị duy nhất của họ. Họ có thể chọn việc bước ra khỏi căn bếp, để xây dựng những giá trị khác và vẫn vun vén, thu xếp cho căn bếp căn nhà của mình vẫn giữ lửa. Vì thế Phụ nữ nếu không chịu làm việc nhà, vẫn có rất nhiều việc họ có thể làm và làm tốt.

Chị Trác Thúy Miêu là người phụ nữ có vị thế trong xã hội, chị được lựa chọn làm những việc khác và lựa chọn vào bếp khi chị ấy muốn. Nhưng xã hội nói chung, có nhiều người phụ nữ, đàn bà thuộc nhóm “yếu thế” không đựa lựa chọn , bị áp đặt vào nghĩa vụ và chức năng bếp núc đó. Nhưng có khi chính những người đàn ông và gia đình được thụ hưởng những giá trị đó, khi gắn hình ảnh người vợ người mẹ mình với căn bếp có khi lại không coi trọng giá trị đó. "Xó bếp", "Không làm ra tiền", "ở nhà ăn không " có thể là những thứ bạn có thể nghe về những người phụ nữ nội trợ.

Vậy nên quan điểm của mình về phụ nữ và việc nhà, nó không phải là thiên chức, là giá trị duy nhất của người phụ nữ. Nó là thứ người phụ nữ có thể được lựa chọn.

Làm gì cũng được, làm cho gia đình yên ấm hạnh phúc là được :))

Ai kiếm tiền tốt hơn thì ưu tiên đi làm, kiếm ít tiền hơn thì bỏ thời gian ra làm việc nhà bù vào. Còn vừa ko kiếm ra tiền, lại vừa ko muốn làm việc nhà chỉ muốn ngồi hưởng thụ thì nên được trả về nơi sản xuất.

Định kiến về phụ nữ có vài cmt dưới nói rồi đấy, đúng lắm nhưng mấy bà nấu cơm giặt giũ là may rồi. Đàn ông phụ nữ nó đã có vai trò từ thời nguyên thủy, còn đã giỏi thì ngồi lên đầu cũng đúng lắm, tao mạnh tao có quyền :) Nói vậy thôi làm gì thì làm gđ cuộc sống thuận lợi hạnh phúc là được.

Thôi đừng làm gì hết.
Mọi người cùng nhau vào rừng hái quả ăn, ăn xong ngồi xuống cùng nhau ngắm cảnh.
Ngắm cảnh xong ai buồn ngủ thì đi ngủ, ngủ dậy đi kiếm trái cây ăn tiếp.
Cuộc đời vui biết bao nhiu!

Đàn ông xây nhà đàn bà xây tổ ấm.
Không có nghĩa là đàn bà phải chịu làm việc nhà nấu cơm đâu. 
Không làm được thì thuê, không thuê được mới phải làm, đó là triết lý kinh doanh cơ bản. 
Vì vậy nếu phụ nữ không chịu làm việc nhà, thì hãy kiếm những người, thiết bị sẵn sàng làm việc nhà.
Thứ hai việc nhà ở đây là gì? Rửa bát không phải việc nhà, nấu cơm không phải việc nhà, lau nhà cũng éo phải việc nhà. Việc nhà theo đúng Khổng Tử là phải chăm chồng, yêu con, quý mến họ hàng làng xóm, biết ủng hộ chồng lúc khó khăn, biết dạy con điều hay lẽ phải, biết hướng cộng đồng làng xóm đến cái thiện. 
Chả có dòng nào của các thánh nhân bảo nữ nhân phải đi rửa bát, lau nhà và nấu cơm cả.
Nhưng nữ nhân vẫn chịu làm điều đó, tại sao? Đơn giản vì với họ đó là cách thể hiện tình thương yêu với chồng, con và gia đình. 
Tại sao nữ nhân chịu hi sinh cho họ hàng dòng tộc, vì đó là cách thể hiện tình cảm.
Người đàn ông thể hiện tình cảm bằng cách tỏa sáng thật rực rỡ ngoài xã hội, chinh phục mọi đỉnh cao, vượt qua mọi thử thách, khiến cả gia tộc, cả dân tộc, cả xứ sở tự hào là cái tôi lớn nhất của người đàn ông. Nhưng sau cùng, những điều đó cũng chỉ để thể hiện tình yêu của mình với gia đình, dân tộc và xứ sở.
Nữ nhân thì hay chọn sự hi sinh, vì đó là thiên tính muốn bao bọc che chở của họ, họ chọn sẵn sàng hi sinh tất cả để bảo vệ người họ yêu thương. 
Mấy cái việc nhà bạn bạn đang mặc định cho họ chỉ là 1 trong số ít đó.
Người Mông Cổ sau khi được Thành Cát Tư Hãn thống nhất thiên hạ bắt đầu hành trình chinh phục thế giới vô tiền khoáng hậu, đánh từ Đông sang Tây, nếu ngày đó Vũ trụ cưỡi ngựa đến được chắc bọn UFO cũng không thoát, họ sụp đổ và suy tàn vì nội chiến. 
Nhưng ít ai biết, phần lớn thời gian đàn ông Mông Cổ bận đi chăm sóc hàng xóm láng giềng như thế, ai chăm lo cho gia đình của họ, ai bảo ban dạy dỗ những người đàn ông sẽ dựng tháp đầu người khắp thế giới như thế? Đó là phụ nữ Mông Cổ. Trên thảo nguyên, 1 triệu nữ nhân không bằng 1 người đàn ông, nhưng khi về 1 góc túp lều, 1 triệu gã đàn ông cũng thua một nữ nhân.
Vì vậy đàn ông xây nhà, đàn bà xây tổ ấm đừng hiểu hạn hẹp như thế. 
Mình không nhớ đã đọc ở đâu, nhưng 1 đám nhà khoa học Nga khi nghiên cứu xem làm thế nào để nhân loại vượt qua khủng hoảng hạt nhân nếu tận thế, sau cùng kết luận của họ là chỉ cần 13 người phụ nữ và 1 đống tinh trùng đông lạnh của vài chục người đàn ông là đủ để vượt qua vài trăm năm trong hầm kín.

Mình ko nói những người phụ nữ lớn tuổi bao gồm cả mẹ mình, vì họ là những người mẹ, người phụ nữ tuyệt vời, họ vừa đi làm bên ngoài vừa về nhà nấu ăn, chăm sóc con cái, họ luôn giữ lửa, giữ bếp núc luôn ấm cúng. Mình ko nói là chồng ko được phép giúp đỡ vợ nhặt rau, quét nhà hay rửa chén. Ok. Ở đây mình chỉ nói cái thế hệ thứ 2 là thế hệ con cái bây giờ cha mẹ nuông chiều, ăn sung mặt sướng, đi học về thì nằm ì ra lướt web, hẹn hò, chơi bời, quen thói lười biếng. Nên lấy cớ Phụ nữ hiện đại ra để đòi bình quyền, thoái thác trách nhiệm nội trợ, bếp núc. Nếu Phụ nữ thời hiện đại thời nay ai cũng giỏi được như Trác Thúy Miêu thì cánh đàn ông chúng tôi xin tình nguyện nhận lấy trách nhiệm bếp núc, thậm chí là giặt giũ. Ok?

Đừng có lôi phụ nữ và vấn đề làm việc nhà vào đây. Lựa với chả chọn, ai cũng phải làm.Làm việc nhà là tập hợp những công việc bình thường mà những con người bình thường phải làm để tự chăm sóc bản thân. Nhà sạch thi mát mà bát sạch ngon cơm. Đứa nàokhông làm thì giải tán - khoẻ. Đàn ông với chả phụ nữ, lúc khoẻ thì chia việc ra mà xử lý, tuỳ sức khoẻ mỗi người. Lúc phụ nữ sinh nở thì đàn ông lao vào mà làm. Ngược lại lúc đàn ông ốm đau thì phụ nữ làm. Lựa chọn khỉ gì😒
Đàn nào thì cũng phải làm hết. Nó là kỹ năng sống tự phải có. Nếu sống 1 mình mà ko biết hoặc lười thì chết rục trong đống bừa bộn mình bầy ra à?
Giờ nam nữ đều đi làm, con cái là của chung, ko phải cứ mặc định ai phải có nghĩa vụ chăm sóc mà ng kia cứ chơi dài ra đc. 
Mấy câu "bế con hộ em" hay "lau nhà cho em" nó nên dần dần bị xóa bỏ đi. Vì con cũng là con của bố, hộ cái gì? Hàng xóm ng dưng hay sao mà phải hộ? Nhà cửa ở chung chứ có phải có 2 mẹ con ở mà bố ra vườn hoặc lên nóc nhà ngủ đâu mà ko tự giác làm. Ng này bận thì ng kia giúp, đấy là trách nhiệm chung của các thành viên gia đình. 2 vc đi làm 6h về con 4h tan học thì nhờ ông bà đón hoặc chia lịch ra đón, chứ ko phải mặc định chỉ có vợ phải nói khó xin sếp cho xin về sớm đón con. 
Chia sẻ việc nhà là 1 sự tích cực cần có để giúp mái ấm gia đình đc bền vững và vui vẻ.
Hoặc giả là có 1 trong 2 ng ở nhà vì 1 ng đi làm kinh tế là đc. Ko phải bà vợ nội trợ nào cũng phải hứng chịu những câu 
như b nói. Nếu ko đạt đc thỏa thuận thì tốt nhất 2 ng cùng đi làm cho nhanh, thuê osin về mà làm cho đỡ xích mích. 
Tóm lại. Đàn nào trong cuộc sống hôn nhân gia đình cũng phải tự giác làm việc nhà hết, đừng có mặc định ng kia phải làm hết. Khó quá thì thuê ôsin.

Nếu họ giỏi, kiếm được nhiều tiền thì có thể thuê người giúp việc. Còn không giỏi thì làm ơn!