Đám cưới truyền thống của Trung Quốc được tổ chức theo các bước như thế nào?
Để chuẩn bị cho một đám cưới truyền thống của Trung Quốc thì chúng ta cần những gì? Những lưu ý gì khi tổ chức một đám cưới. Phong tục tập quán và mê tín được người dân Trung Quốc thực hiện qua nhiều năm cho đến bây giờ có sự khác nhau gì ko ạ?
văn hóa
Người Trung Quốc vốn rất coi trọng lễ nghi, vì vậy hôn lễ truyền thống của Trung Quốc phải trải qua 6 lễ nghi (lục lễ): nạp thái, vấn danh, nạp cát, nạp tệ, thỉnh kỳ, thân nghinh.
- Lễ “Nạp thái” còn được gọi là lễ làm mối, nhà trai sẽ mời bà mối đến nhà gái để đề nghị kết thông gia. Sau khi nhà gái đã đồng ý, nhà trai sẽ chuẩn bị lễ vật đến cầu hôn.
- “Vấn danh” tức là xem bát tự, bà mối sẽ hỏi ngày sinh tháng đẻ của cô dâu và họ tên cô dâu để xin ngày lành.
- “Nạp cát” – sau khi nhà trai đã chọn được ngày lành, sẽ chuẩn bị lễ đến báo cho nhà gái.
- “Nạp tệ” tức là nhà trai chọn ngày lành đến nhà gái để tiến hành định hôn.
- “Thỉnh kỳ” tức là xin ngày giờ để cử hành hôn lễ (lễ cưới).
- “Thân nghinh” – lễ nghi long trọng nhất trong sáu lễ, vào ngày đã chọn, chú rể tự mình đến nhà gái rước cô dâu về nhà mình. Trong lễ thân nghinh, chú rể có thể đi bộ hoặc ngồi kiệu đến nhà cô dâu, thường là kiệu tám người khiêng (八人大轿).
Không chỉ nhà trai cần chuẩn bị đồ cưới, mà phía nhà mẹ cô dâu cũng cần chuẩn bị của hồi môn cho cô dâu. Của hồi môn sẽ phán ánh địa vị và gia thế của cô dâu và sẽ được đưa đến nhà trai muộn nhất là một ngày trước ngày cử hành hôn lễ. Của hồi môn ngoài phụ kiện và quần áo, chủ yếu là những đồ dùng tượng trưng may mắn, như kéo (ngụ ý đôi bướm cùng nhau bay lượn), bình hoa (ngụ ý giàu sang phú quý), giày (ngụ ý đôi vợ chồng sẽ bên nhau đến đầu bạc răng long),…Mỗi vùng miền sẽ có sự khác nhau trong việc chuẩn bị của hồi môn cho cô dâu.
Athyna Nguyen
- Lễ “Nạp thái” còn được gọi là lễ làm mối, nhà trai sẽ mời bà mối đến nhà gái để đề nghị kết thông gia. Sau khi nhà gái đã đồng ý, nhà trai sẽ chuẩn bị lễ vật đến cầu hôn.
- “Vấn danh” tức là xem bát tự, bà mối sẽ hỏi ngày sinh tháng đẻ của cô dâu và họ tên cô dâu để xin ngày lành.
- “Nạp cát” – sau khi nhà trai đã chọn được ngày lành, sẽ chuẩn bị lễ đến báo cho nhà gái.
- “Nạp tệ” tức là nhà trai chọn ngày lành đến nhà gái để tiến hành định hôn.
- “Thỉnh kỳ” tức là xin ngày giờ để cử hành hôn lễ (lễ cưới).
- “Thân nghinh” – lễ nghi long trọng nhất trong sáu lễ, vào ngày đã chọn, chú rể tự mình đến nhà gái rước cô dâu về nhà mình. Trong lễ thân nghinh, chú rể có thể đi bộ hoặc ngồi kiệu đến nhà cô dâu, thường là kiệu tám người khiêng (八人大轿).
Không chỉ nhà trai cần chuẩn bị đồ cưới, mà phía nhà mẹ cô dâu cũng cần chuẩn bị của hồi môn cho cô dâu. Của hồi môn sẽ phán ánh địa vị và gia thế của cô dâu và sẽ được đưa đến nhà trai muộn nhất là một ngày trước ngày cử hành hôn lễ. Của hồi môn ngoài phụ kiện và quần áo, chủ yếu là những đồ dùng tượng trưng may mắn, như kéo (ngụ ý đôi bướm cùng nhau bay lượn), bình hoa (ngụ ý giàu sang phú quý), giày (ngụ ý đôi vợ chồng sẽ bên nhau đến đầu bạc răng long),…Mỗi vùng miền sẽ có sự khác nhau trong việc chuẩn bị của hồi môn cho cô dâu.