Đái tháo đường khi mang thai có nguy hiểm không?
Đái tháo đường ảnh hưởng đến thai nhi như thế nào? Bà bầu nên làm gì để hạn chế tình trạng trên?
sức khoẻ
Tôi hiện tại cũng đang mang tháng thứ 6. Trước đó tôi có tìm hiểu khá kĩ về những kiến thức sinh sản, trong đó có bệnh đái tháo đường khi mang thai. Đái tháo đường khi mang thai có thể khiến trẻ phát triển chậm, bạn nên lưu ý nhé!
Khi người bị bệnh tiểu đường có thai hoặc khi người có thai bị tiểu đường, bệnh đều có ảnh hưởng xấu đến mẹ và con. Đối với bà mẹ, nếu mẹ bị tiểu đường kèm theo thai nghén sẽ dễ bị nhiễm trùng nặng, và có thể sinh khó.
Những người trước đó không bị tiểu đường, nhưng bị tiểu đường khi thai nghén, thì có khoảng 5-20% sau khi sinh vẫn tiếp tục bị bệnh. Đối với thai nhi có tỷ lệ tử vong chu sinh cao. Thai có thể bị dị tật, khi sinh ra cũng dễ bị tiểu đường, thần kinh của trẻ thường chậm phát triển. Phụ nữ trẻ mắc ĐTĐ nếu muốn có con hoàn toàn có thể mang thai, đẻ con. Tuy nhiên đường máu cần được giữ ổn định cả trước thời gian thụ thai và trong suốt quá trình mang thai cũng như lúc đẻ. Các bà mẹ này phải thử máu nhiều lần trong ngày (6 lần nếu có thể) khám bệnh thường xuyên 2 tuần 1 lần.
Trong chế độ ăn, do nhu cầu kalo của người phụ nữ mang thai cao hơn so với người bình thường, nên không cần giảm kalo để kiểm soát đường huyết, thậm chí còn được phép tăng cân trong thời kỳ có thai. Tuy nhiên phải hạn chế thức ăn nhiều chất béo, mỡ động vật, hạn chế sử dụng đường hoá học và phải cung cấp đủ protein. Nên ăn mỗi ngày 3 bữa và một bữa phụ vào buổi tối trước khi đi ngủ.
Mong rằng những thông tôi chia sẻ sẽ hữu ích với bạn!
Nguyễn Bảo Châu
Tôi hiện tại cũng đang mang tháng thứ 6. Trước đó tôi có tìm hiểu khá kĩ về những kiến thức sinh sản, trong đó có bệnh đái tháo đường khi mang thai. Đái tháo đường khi mang thai có thể khiến trẻ phát triển chậm, bạn nên lưu ý nhé!
Khi người bị bệnh tiểu đường có thai hoặc khi người có thai bị tiểu đường, bệnh đều có ảnh hưởng xấu đến mẹ và con. Đối với bà mẹ, nếu mẹ bị tiểu đường kèm theo thai nghén sẽ dễ bị nhiễm trùng nặng, và có thể sinh khó.
Những người trước đó không bị tiểu đường, nhưng bị tiểu đường khi thai nghén, thì có khoảng 5-20% sau khi sinh vẫn tiếp tục bị bệnh. Đối với thai nhi có tỷ lệ tử vong chu sinh cao. Thai có thể bị dị tật, khi sinh ra cũng dễ bị tiểu đường, thần kinh của trẻ thường chậm phát triển. Phụ nữ trẻ mắc ĐTĐ nếu muốn có con hoàn toàn có thể mang thai, đẻ con. Tuy nhiên đường máu cần được giữ ổn định cả trước thời gian thụ thai và trong suốt quá trình mang thai cũng như lúc đẻ. Các bà mẹ này phải thử máu nhiều lần trong ngày (6 lần nếu có thể) khám bệnh thường xuyên 2 tuần 1 lần.
Trong chế độ ăn, do nhu cầu kalo của người phụ nữ mang thai cao hơn so với người bình thường, nên không cần giảm kalo để kiểm soát đường huyết, thậm chí còn được phép tăng cân trong thời kỳ có thai. Tuy nhiên phải hạn chế thức ăn nhiều chất béo, mỡ động vật, hạn chế sử dụng đường hoá học và phải cung cấp đủ protein. Nên ăn mỗi ngày 3 bữa và một bữa phụ vào buổi tối trước khi đi ngủ.
Mong rằng những thông tôi chia sẻ sẽ hữu ích với bạn!