Đài Loan đã cho phép hôn nhân đồng giới, Việt Nam mình thì khi nào mới được?
"Việc thông qua điều 4 trong luật đảm bảo rằng hai người cùng giới tính có thể đăng ký kết hôn từ ngày 24-5 và khẳng định Đài Loan là nơi đầu tiên tại châu Á hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới, mở ra thành công một trang mới trong lịch sử"
Việt Nam mình khi nào mới được cho phép? Các yếu tố ảnh hưởng đến việc này là gì?
hôn nhân đồng tính
,hôn nhân đồng giới
,giới tính
Trước hết, để nói về chính sách quốc gia thì không thể so sánh về mặt thời gian giữa các nước với nhau. Chuyện Đài Loan đã công nhận hôn nhân đồng giới và Việt Nam chưa công nhận hôn nhân đồng giới về bản chất là hai phạm trù hoàn toàn khác biệt dù rằng nó nói về cùng một vấn đề. Mỗi quốc gia có đặc thù kinh tế, chính trị, xã hội riêng vì thế nên không thể đem một chính sách đã được áp dụng ở quốc gia này để hỏi bao giờ một quốc gia khác áp dụng chính sách đó, câu trả lời cho câu hỏi này là vô cùng: có thể là 1 năm, 10 năm, 100 năm, thậm chí là không bao giờ.
Tiếp đó, với câu hỏi bao giờ mới được của bạn, thì câu trả lời chính xác nhất chỉ có là không ai biết được. Tuy nhiên, mình sẽ phân tích một số yếu tố ảnh hưởng đến chính sách công nhận hôn nhân đồng giới.
Vào khoảng năm 2013 - 2014, thời điểm mà các tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức xã hội dân sự, và các cá nhân đang tích cực vận động cho việc Quốc hội Việt Nam thông qua Luật cho phép kết hôn đồng giới, đã có vô số buổi hội thảo của các tổ chức, chính phủ cùng với rất nhiều thư vận động hành lang được gửi tới các cơ quan nhà nước, các đại biểu quốc hội. Thời điểm đó, có nhiều tổ chức quốc tế cũng ra sức tác động đến Việt Nam, cùng với tấm gương từ nhiều quốc gia công nhận hôn nhân đồng giới, nhưng Việt Nam vẫn bình chân như vại. Lý do được đưa ra tại thời điểm đó là việc công nhận hôn nhân đồng giới chưa phù hợp với tình hình kinh tế, chính trị, xã hội của Việt Nam. Tuy nhiên, việc vận động không phải là không đạt được kết quả khi mà:
- Hiến pháp 2013, Điều 36 đã quy định rằng Nam, nữ có quyền kết hôn, ly hôn - quy định mới so với các bản Hiến pháp trước đó. Như vậy, Hiến pháp 2013 đã không định nghĩa hôn nhân mà chỉ quy định rằng nam, nữ có quyền kết hôn. Quy định này mở ra cánh cửa cho các cặp đồng tính, bởi vì nhìn vào đây có thể hiểu rằng không có bất cứ quy định nào cấm quyền kết hôn giữa nam - nam và nữ - nữ. Cần nhớ rằng, Hiến pháp là văn bản quan trọng nhất trong hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật của quốc gia, nó đặt ra các nguyên tắc cơ bản, phổ quát và không có bất cứ một văn bản quy phạm pháp luật hay văn bản hành chính nào được trái nó. Như vậy, việc Hiến pháp đưa vào quy định nói trên đã trở thành tiền đề mở ra cho các văn bản pháp luật chuyên ngành quy định cụ thể hơn về quyền kết hôn đồng giới.
- Luật hôn nhân và gia đình 2014 bỏ quy định cấm kết hôn giữa những người cùng giới tính trong Luật hôn nhân và gia đình 2000. Đây cũng được coi là một bước tiến đáng chú ý, cho thấy các văn bản quy phạm pháp luật đã có động thái nới lỏng cho vấn đề này. Chỉ tiếc một điều là sự nới lỏng này chưa toàn diện khi Luật hôn nhân và gia đình 2014 vẫn quy định rằng Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính. Thời điểm đó, quy định này được giải thích rằng Hiến pháp 2013 chưa thừa nhận hôn nhân đồng giới nên nếu Luật Hôn nhân và gia đình 2014 công nhận hôn nhân đồng giới là vi hiến. Tuy nhiên, đây là giải thích của cơ quan ban hành văn bản, nhưng các nhà khoa học pháp lý, các nhà vận động chính sách sau đó đã chỉ ra rằng Hiến pháp 2013 không thực sự hạn chế hay ngăn cấm quyền kết hôn giữa những người đồng giới.
Bởi thế nên cuộc vận động công nhận quyền kết hôn giữa những người cùng giới tại Việt Nam vẫn đang tiếp diễn đến hôm nay.
Thứ nữa, nếu bạn quan tâm đến chính sách thì bạn rất nên tìm hiểu về các Nghị quyết Đại hội Đảng các khóa. Có thể các bạn không ưa chính trị, cảm thấy mỗi kỳ Đại hội Đảng không liên quan gì đến mình, nhưng có một điều các bạn cần nhớ là Nghị quyết Đại hội Đảng chính là văn bản mang tính chỉ đạo quan trọng sẽ có ảnh hưởng đến mọi quyết sách ban hành và thực thi chính sách của Việt Nam trong suốt khoảng thời gian sau khi Nghị quyết đó được ban hành cho đến kỳ Đại hội tiếp theo của Đảng. Những nội dung tưởng chừng như tổng quát và vô cùng trong Nghị quyết này trên thực tế chính là kim chỉ nam và định hướng phát triển của Việt Nam trong ít nhất 5 năm tiếp theo. Vì thế, nếu muốn biết một chính sách có đang trong quá trình xem xét để ban hành hay nhà nước có ý định ban hành chính sách, sửa đổi luật hay định hướng phát triển như thế nào thì toàn văn Nghị quyết Đại hội Đảng chính là văn bản tiên quyết phải đọc. Nghị quyết Đại hội 12, theo mình nhớ, quy định mục tiêu tổng quát như này Toàn cầu hoá, hội nhập quốc tế, cách mạng khoa học - công nghệ, kinh tế tri thức tiếp tục được đẩy mạnh. Châu Á - Thái Bình Dương, trong đó có khu vực Đông Nam Á đã trở thành một cộng đồng, tiếp tục là trung tâm phát triển năng động, có vị trí địa - kinh tế - chính trị chiến lược ngày càng quan trọng; đồng thời, đây cũng là khu vực cạnh tranh chiến lược giữa một số nước lớn, có nhiều nhân tố bất ổn; tranh chấp lãnh thổ, chủ quyền biển, đảo trong khu vực và trên Biển Đông còn diễn ra gay gắt. Chính thế nên các bạn có thể thấy phong trào khởi nghiệp, start-up và các hỗ trợ của nhà nước cho start-up những năm gần đây được đẩy mạnh, kiểu người người nhà nhà khởi nghiệp, nói về khởi nghiệp, tất cả đều từ cái câu Toàn cầu hoá, hội nhập quốc tế, cách mạng khoa học - công nghệ, kinh tế tri thức tiếp tục được đẩy mạnh này mà ra cả. Tương tự thế, nếu muốn hôn nhân đồng giới được công nhận ở Việt Nam, chắc chúng ta phải chờ đợi đến bao giờ Nghị quyết Đại hội có một câu kiểu như Thúc đẩy tình hình nhân quyền hoặc Thúc đẩy bình đẳng, đại đoàn kết dân tộc thì may ra.
Cuối cùng là một nhận định tương đối cá nhân của mình, đó là các đại biểu quốc hội thường từ U50 trở lên. Với các bác ở độ tuổi này phần lớn là họ có tư tưởng không được thoáng lắm về vấn đề hôn nhân đồng giới, do đó, để mà đi đến ngày hôn nhân đồng giới được công nhận thì thuyết phục được giới trung - cao niên trong xã hội là rất quan trọng.
Lena Et Films
Trước hết, để nói về chính sách quốc gia thì không thể so sánh về mặt thời gian giữa các nước với nhau. Chuyện Đài Loan đã công nhận hôn nhân đồng giới và Việt Nam chưa công nhận hôn nhân đồng giới về bản chất là hai phạm trù hoàn toàn khác biệt dù rằng nó nói về cùng một vấn đề. Mỗi quốc gia có đặc thù kinh tế, chính trị, xã hội riêng vì thế nên không thể đem một chính sách đã được áp dụng ở quốc gia này để hỏi bao giờ một quốc gia khác áp dụng chính sách đó, câu trả lời cho câu hỏi này là vô cùng: có thể là 1 năm, 10 năm, 100 năm, thậm chí là không bao giờ.
Tiếp đó, với câu hỏi bao giờ mới được của bạn, thì câu trả lời chính xác nhất chỉ có là không ai biết được. Tuy nhiên, mình sẽ phân tích một số yếu tố ảnh hưởng đến chính sách công nhận hôn nhân đồng giới.
Vào khoảng năm 2013 - 2014, thời điểm mà các tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức xã hội dân sự, và các cá nhân đang tích cực vận động cho việc Quốc hội Việt Nam thông qua Luật cho phép kết hôn đồng giới, đã có vô số buổi hội thảo của các tổ chức, chính phủ cùng với rất nhiều thư vận động hành lang được gửi tới các cơ quan nhà nước, các đại biểu quốc hội. Thời điểm đó, có nhiều tổ chức quốc tế cũng ra sức tác động đến Việt Nam, cùng với tấm gương từ nhiều quốc gia công nhận hôn nhân đồng giới, nhưng Việt Nam vẫn bình chân như vại. Lý do được đưa ra tại thời điểm đó là việc công nhận hôn nhân đồng giới chưa phù hợp với tình hình kinh tế, chính trị, xã hội của Việt Nam. Tuy nhiên, việc vận động không phải là không đạt được kết quả khi mà:
- Hiến pháp 2013, Điều 36 đã quy định rằng Nam, nữ có quyền kết hôn, ly hôn - quy định mới so với các bản Hiến pháp trước đó. Như vậy, Hiến pháp 2013 đã không định nghĩa hôn nhân mà chỉ quy định rằng nam, nữ có quyền kết hôn. Quy định này mở ra cánh cửa cho các cặp đồng tính, bởi vì nhìn vào đây có thể hiểu rằng không có bất cứ quy định nào cấm quyền kết hôn giữa nam - nam và nữ - nữ. Cần nhớ rằng, Hiến pháp là văn bản quan trọng nhất trong hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật của quốc gia, nó đặt ra các nguyên tắc cơ bản, phổ quát và không có bất cứ một văn bản quy phạm pháp luật hay văn bản hành chính nào được trái nó. Như vậy, việc Hiến pháp đưa vào quy định nói trên đã trở thành tiền đề mở ra cho các văn bản pháp luật chuyên ngành quy định cụ thể hơn về quyền kết hôn đồng giới.
- Luật hôn nhân và gia đình 2014 bỏ quy định cấm kết hôn giữa những người cùng giới tính trong Luật hôn nhân và gia đình 2000. Đây cũng được coi là một bước tiến đáng chú ý, cho thấy các văn bản quy phạm pháp luật đã có động thái nới lỏng cho vấn đề này. Chỉ tiếc một điều là sự nới lỏng này chưa toàn diện khi Luật hôn nhân và gia đình 2014 vẫn quy định rằng Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính. Thời điểm đó, quy định này được giải thích rằng Hiến pháp 2013 chưa thừa nhận hôn nhân đồng giới nên nếu Luật Hôn nhân và gia đình 2014 công nhận hôn nhân đồng giới là vi hiến. Tuy nhiên, đây là giải thích của cơ quan ban hành văn bản, nhưng các nhà khoa học pháp lý, các nhà vận động chính sách sau đó đã chỉ ra rằng Hiến pháp 2013 không thực sự hạn chế hay ngăn cấm quyền kết hôn giữa những người đồng giới.
Bởi thế nên cuộc vận động công nhận quyền kết hôn giữa những người cùng giới tại Việt Nam vẫn đang tiếp diễn đến hôm nay.
Thứ nữa, nếu bạn quan tâm đến chính sách thì bạn rất nên tìm hiểu về các Nghị quyết Đại hội Đảng các khóa. Có thể các bạn không ưa chính trị, cảm thấy mỗi kỳ Đại hội Đảng không liên quan gì đến mình, nhưng có một điều các bạn cần nhớ là Nghị quyết Đại hội Đảng chính là văn bản mang tính chỉ đạo quan trọng sẽ có ảnh hưởng đến mọi quyết sách ban hành và thực thi chính sách của Việt Nam trong suốt khoảng thời gian sau khi Nghị quyết đó được ban hành cho đến kỳ Đại hội tiếp theo của Đảng. Những nội dung tưởng chừng như tổng quát và vô cùng trong Nghị quyết này trên thực tế chính là kim chỉ nam và định hướng phát triển của Việt Nam trong ít nhất 5 năm tiếp theo. Vì thế, nếu muốn biết một chính sách có đang trong quá trình xem xét để ban hành hay nhà nước có ý định ban hành chính sách, sửa đổi luật hay định hướng phát triển như thế nào thì toàn văn Nghị quyết Đại hội Đảng chính là văn bản tiên quyết phải đọc. Nghị quyết Đại hội 12, theo mình nhớ, quy định mục tiêu tổng quát như này Toàn cầu hoá, hội nhập quốc tế, cách mạng khoa học - công nghệ, kinh tế tri thức tiếp tục được đẩy mạnh. Châu Á - Thái Bình Dương, trong đó có khu vực Đông Nam Á đã trở thành một cộng đồng, tiếp tục là trung tâm phát triển năng động, có vị trí địa - kinh tế - chính trị chiến lược ngày càng quan trọng; đồng thời, đây cũng là khu vực cạnh tranh chiến lược giữa một số nước lớn, có nhiều nhân tố bất ổn; tranh chấp lãnh thổ, chủ quyền biển, đảo trong khu vực và trên Biển Đông còn diễn ra gay gắt. Chính thế nên các bạn có thể thấy phong trào khởi nghiệp, start-up và các hỗ trợ của nhà nước cho start-up những năm gần đây được đẩy mạnh, kiểu người người nhà nhà khởi nghiệp, nói về khởi nghiệp, tất cả đều từ cái câu Toàn cầu hoá, hội nhập quốc tế, cách mạng khoa học - công nghệ, kinh tế tri thức tiếp tục được đẩy mạnh này mà ra cả. Tương tự thế, nếu muốn hôn nhân đồng giới được công nhận ở Việt Nam, chắc chúng ta phải chờ đợi đến bao giờ Nghị quyết Đại hội có một câu kiểu như Thúc đẩy tình hình nhân quyền hoặc Thúc đẩy bình đẳng, đại đoàn kết dân tộc thì may ra.
Cuối cùng là một nhận định tương đối cá nhân của mình, đó là các đại biểu quốc hội thường từ U50 trở lên. Với các bác ở độ tuổi này phần lớn là họ có tư tưởng không được thoáng lắm về vấn đề hôn nhân đồng giới, do đó, để mà đi đến ngày hôn nhân đồng giới được công nhận thì thuyết phục được giới trung - cao niên trong xã hội là rất quan trọng.
Nguyễn Tú Trinh
Bây giờ Việt Nam cũng đã thoáng hơn rất nhiều về LGBT, các chương trình, các hội thảo, các group, các cộng đồng đầy ra và các đám cưới của người thuộc LGBT cũng đã xuất hiện, chỉ có điều chưa được hợp thức hóa, nhưng đối với họ thì chỉ cần ở bên nhau là hạnh phúc đong đầy; không phải là cho phép hay không mà là suy nghĩ của đa số người Việt về LGBT có thật thoáng hay không
Thanh mai