Đặc trưng của văn hóa Phương Đông (xét trường hợp tiêu biểu: Trung Quốc)
kiến thức chung
Trung Quốc là một nền văn hóa, văn minh lớn của cả thế giới. Đây cũng là nền văn hóa đặc trưng của Phương Đông và nó có tầm ảnh hưởng rất lớn đến các nước khác thuộc phương Đông. Nền văn hóa của Trung Quốc mang những đặc trưng mà những đặc trưng ấy cũng tiêu biểu cho văn hóa Phương Đông. Có nhiều quan điểm khác nhau về các đặc trung này, tuy nhiên ta có thể nhắc đến một số đặc trưng cơ bản sau:
Đặc trưng đầu tiên là tính lâu đời và liên tục của văn hóa Trung Quốc. Trung Quốc được xem là một nền văn minh duy nhất còn tồn tại đến ngày nay mà không đứt quãng. Trong lịch sử Trung Quốc, mặc dù có sự xung đột trong văn hóa nông nghiệp của Phương Đông và văn hóa du mục của Phương Tây trong những cuộc chiến tranh xâm lược từ các nhước phương Tây. Mặc dù có những lúc hợp lưu, đổi dòng trong văn hóa nhưng cốt lõi vẫn không thay đổi.
Điều này được giải thích trong sự tĩnh và tính lục địa trong văn hóa Trung Quốc. Vào thời điểm 2000 năm TCN, ở Trung Quốc đã xuất hiện những vùng nông nghiệp định cư. Đến tận thời cận đại, hình thái quần xã này vẫn không có nhiều sự thay đổi. Như chúng ta đã biết, đời sống nông nghiệp tương đối tĩnh tại với nội dung hiếm khi thay đổi. Môi trường này rất dễ khiến con người hình thành ý thức vĩnh hằng. Thêm vào đó, từ thời Tần, Hán trở về sau, kỹ thuật nông nghiệp của Trung Quốc hầu như không được cải thiện. Điều này đã khiến hình thái quần xã trong xã hội Trung Quốc truyền thống mất đi động lực phát triển. Tất cả đã khiến con người luôn cảm thấy ổn định và lâu dài. Ảnh hưởng của đời sống nông nghiệp được thể hiện rõ nhất ở các câu ngạn ngữ trong văn hóa dân gian, chẳng hạn như: “ Chỉ có nông phu trăm năm, không có quan thần một đời”; “ Giàu nhờ quan chức như mây khói , giàu nhờ canh nông mãi muôn đời”; “ Dòng nước nhỏ chảy lâu, ăn dè không lo đói”. Những câu ngạn ngữ được lưu truyền rộng rãi trong dân gian này rõ ràng đã cho thấy ý thức về sự tồn tại lâu dài mà chính nó đã từng góp phần tạo nên tính lâu đời của văn hóa và xã hội Trung Quốc.
Ngoài ra văn hóa Trung Quốc cũng mang tính hệ thống. Việc Khổng Tử đề cao vai trò của người thầy còn Mạnh Tử khẳng định “sáng nghiệp thùy thống” (tạo dựng sự nghiệp, lưu truyền hậu thế) đã mở đầu cho sự coi trọng hệ thống trong quan niệm của người Trung Quốc. Mặc dù việc coi trọng tính hệ thống rõ ràng đã gây ra những ảnh hưởng không tốt đến văn hóa Trung Quốc, ví dụ như cản trở quá trình phát triển theo hướng chuyên biệt hóa của văn hóa Trung Quốc, song điều này cũng có giá trị nhất định khi giúp người Trung Quốc ngày xưa xóa nhòa khoảng cách về thời gian, khiến văn hóa Trung Quốc tuy có lịch sử lâu đời song vẫn giữ được sự mới mẻ. Văn hóa Trung Hoa từ học thuyết Nho, Thích, Đạo mà khởi nguồn, phát triển, hình thành các giá trị quan truyền thống như Thiên nhân hợp nhất, kính thiên tri mệnh cho đến "nhân, lễ, nghĩa, trí, tín", v.v. Những giá trị này liên tục được diễn nghĩa một cách sâu sắc trong suốt 5.000 năm lịch sử.
Đặc trưng thứ hai mà ta có thể nhắc đến là tính coi trọng gia đình, gia tộc, huyết thống hay còn gọi là bản vị dòng họ. Đây là một đặc trưng của văn hóa Trung Quốc nhìn từ phương diện xã hội, tức là đề cao dòng họ, lấy dòng họ làm gốc, làm trung tâm. Quan điểm của Trung Quốc là gia đình, gia tộc, quốc gia đồng kết cấu. Nó thể hiện ở cách gọi: quân vương là “quân phụ” ( vua là cha), bề tôi là “thần tử” (bề tôi là con), quan đứng đầu đơn vị hành chính địa phương là “phụ mẫu quan” (quan là cha mẹ), quần chúng nhân dân thuộc tầng lớp bị trị là “ tử dân” (dân là con), thầy giáo là “sư phụ” (thầy là cha ). Các bậc thánh hiền xưa thì đề xướng dùng chữ hiếu để cai trị thiên hạ, dùng phương thức “cử hiếu liêm” tuyển chọn nhân sự cho bộ máy quan liêu. Người dân trong nước gọi nhau là đồng bào. Lý tưởng cao nhất của quan hệ xã hội là “bốn biển đều là anh em, thiên hạ một nhà”.
Trong xã hội lấy dòng họ làm trung tâm,ý kiến cá nhân thường không được tôn trọng, bị xem nhẹ,nhiều lúc có thể hi sinh cá nhân vì lợi ích của dòng họ.Nếu muốn dòng họ được vẻ vang thì con cháu phải dốc sức cống hiến tài chí,muốn có được tiếng thơm thì dù quan hệ hôn nhân có tồi tệ cũng không được ly hôn. Những căn bệnh như sống không lý tưởng,ích kỷ, chịu oan ức thiệt thòi,nhẫn nhin thái quá tồn tại phổ biến trong tổ chức dòng họ truyền thống. Trong dòng họ ,con người luôn sống trong các mỗi quan hệ: vua-tôi,cha-con, chồng-vợ.Và họ bị ràng buộc trong các mối quan hệ dày đặc đó,các quan hệ đó được xây dựng dựa trên sự lệ thuộc chứ không phải bình đẳng, bề tôi lệ thuộc vào vua,con cái lệ thuộc cha mẹ,vợ lệ thuộc chồng. Điều này cản trở sự phát triển của lý tưởng cá nhân,gây nên việc khó hình thành nhân cách độc lập tự tôn. Khiến cho con người ta bị ỷ lại,nhu nhược,không có tinh thần cầu tiến. Điều này thấy rất rõ ở thế hệ thanh niên Trung Quốc ngày nay. Mặt khác,họ coi trọng họ hang nên khi giải quyết bất cứ vấn đề gì cũng trọng tình chứ không trọng lý.
Nguồn gốc của nét văn hóa đề cao tình người của người Trung quốc. Giúp giảm bớt đi phần nào hành vi bạo ngược giữa người với người. Nhưng nó cũng có nhược điểm đó là làm tổn hại đến công lý xã hội,quan niệm đạo đức cộng đồng. Một xã hội chỉ chú trọng tình người thường là một xã hội bất công,bỏ qua đúng sai ,phải trái. Chỉ có xã hội có công lý mới phân rỗ thị phi mới dần hình thành nên quan niệm đạo đức xã hội.
Đặc trưng thứ ba là tính đa nguyên nhất thể. Sự đa nguyên trong văn hóa Trung Quốc xuất hiện từ thời kì đầu.
Về tính đa nguyên, văn hóa Trung Quốc được xây dựng bên các con sông lớn là Hoàng Hà và Trưòng Giang cùng một số các con sông lớn. Ở cạnh các con sông này là những nền văn hóa lớn như văn hóa Tây Vực, văn hóa Tứ Di ( Man , Di, Nhung, Địch). Trung Quốc đã cùng giao lưu văn hóa và sát nhập những nền văn hóa lớn này để khiến cho mình trở nên đa dạng. So với các nước trong khu vực thì Nhật Bản lại theo nhất nguyên- tất cả con người là con của nữ thần mặt trời. Ấn Độ cũng mang tính đa nguyên bởi nó tiếp xúc với nền văn hóa bản địa sông Hằng và từ nguồn di cư từ châu Âu. Điều này cho thấy trong văn hóa Trung Quốc trong sự thống nhất lại có sự đa dạng, trong sự đa dạng có tính thống nhất.
Tính nhất thể được thể hiện ở việc dân Hán chiếm 93% dân số Trung Quốc và thống nhất trong chữ viết đều là chữ Hán. Thời Tần Trung Quốc đã có “ Xe có chung 1 kích cỡ trục, sách có chung một loại chữ viết, đức hạnh có chung một nền tảng luân lý”. Ngôn ngữ Trung Quốc rất phức tạp, ngữ âm giữa vùng phương Bắc và phương Nam khác nhau rất nhiều.=> Kỳ tích là đạt được sự thống nhất về mặt chữ viết.. Điều đó góp phần lớn vào quá trình thống nhất dân tộc, phát triển văn hóa và thống nhất nền chính trị. Lịch sử Trung quốc từng bị chia cắt lâu dài thời Nam Bắc triều, cũng như từng bị các dân tộc khác thống trị tuy nhiên chữ Hán không hề bị mất đi mà còn được các dân tộc khác đón nhân, từ đó cho thấy sự ưu việt của chữ viết Trung Quốc. Vì thế Trung Quốc đã củng cố được khối đoàn kết toàn dân tộc. Ngoài ra, tư tưởng thống nhất do các trường phái học thuật đương thời đề xướng là nguyên nhân quan trọng khiến cho ngũ bá thất hùng tranh giành cát cứ, dốc sức thôn tính đối phương để trở thành bá chủ thiên hạ. Các tư tưởng: “thượng đồng” của Mặc Tử, “đại đồng” của Nho gia đều kỳ vọng vào một cục diện chính trị thống nhất. Trong đó Nho gia giàu tính lý tưởng. Biểu hiện: Mạnh Tử nói “ Bình định thiên hạ nằm ở chỗ thống nhất nó.”hay Lễ ký đề xướng tư tưởng: “ Trời không có hai vầng thái dương, đất không có hai vị quân chủ”. Nó đã góp phần củng cố nền chính trị chuyên chế; tăng cường tinh thần đoàn kết của dân; hỗ trợ duy trì cục diện thống nhất quốc gia. tăng cường tinh thần đoàn kết của dân; hỗ trợ duy trì cục diện thống nhất quốc gia.
Đặc trưng thứ tư là tinh thần trọng luân lí, đạo đức thể hiện trong văn hóa Trung Quốc. Tinh thần coi trọng đạo đức là đặc trưng cơ bản nhất,có tính bao trùm nhất của văn hóa Trung Quốc.Tiểu biểu cho tinh thần này chính là Nho gia.Trong tư tưởng đạo đức của Nho gia, hai quan niệm cơ bản nhất là Nhân và Hiếu, trong đó,Hiếu là gốc rễ của Nhân, hay còn có thể hiểu rằng hiếu thuận là cái gốc của con người. Văn hóa Trung Quốc coi trọng mối quan hệ người- người, thiên nhân hợp nhất, con người hòa hợp với thiên nhiên. Trong khi đó văn hóa phương Tây lại coi trọng con người và cố gắng chinh phục tự nhiên, chinh phục vũ trụ. Nguồn gốc của sự khác biệt này một phần là do sản xuất nông nghiệp mà thành. Trong quan hệ giữa con người với con người, Trung Quốc nói riêng và Phương Đông nói chung đều thiên về tính cộng đồng, ứng xử với nhau một cách mềm dẻo. Vì sản xuất nông nghiệp thì cần cộng đồng, sống trong xóm trong làng tạo ra nét văn hóa cộng đồng. Trong quan hệ với thiên nhiên thì thường hòa đồng và phụ thuộc tự nhiên.
Đặc trưng này được thể hiện rõ trong Nho giáo, bởi vậy vấn đề thiện ác trở thành một trong những tiêu điểm tranh luận quan trọng nhất của triết học cổ đại. Người Trung quốc cổ xưa liên hệ việc nhận thức thế giới khách quan với việc tu thân dưỡng tính cá nhân, thậm chí cho rằng việc tu thân dưỡng tính là cơ sở của nhận thức thế giới khách quan. Tư tưởng Nho gia xem đạo đức như là cái “Trời phú”, bởi thế họ xem thực hành đạo đức như là hoạt động thực tiến như căn bản nhất của một đời người, đặt lên vị trí thứ nhất của sinh hoạt văn hóa. Tinh thần coi trọng đạo đức giúp cho con người chế ngự được dục vọng, bản năng thú vật (tham, sân, si , kiêu ngạo). Giúp cho con người có chí hướng vượt lên mọi khó khăn để hướng tới những giá trị chung (chân, thiện, mĩ). Điều này khiến cho văn hóa Trung Quốc lưu truyền ngàn năm, có uy tín bốn phương.
Thế nên, lý tưởng của chính trị Trung Quốc là “đức trị”, lý tưởng của văn học Trung Quốc là “văn dĩ tải đạo”, lý tưởng của kinh tế Trung Quốc là “không lo ít, chỉ lo không đều”. Bên cạnh đó, các lĩnh vực giáo dục, luật pháp cũng đều coi đạo đức là nền tảng. Xét từ khía cạnh này, văn hóa Trung Quốc quả thực vì coi trọng đạo đức mà trở nên ngập tràn đạo đức. Đây là môt hiện tượng ít thấy trong các nền văn hóa truyền thống khác trên thế giới.
Trên đây là những đặc trưng cơ bản tiêu biểu cho văn hóa Trung Quốc- một nền văn hóa lớn của cả thế giới. Với những đặc trưng này đã khiến văn hóa Trung Quốc khác biệt với các nền văn hóa Phương Tây và là nguồn gốc của những nền
Nội dung liên quan
Trang Phi