Đặc trưng cơ bản của đơn vị “tiếng” trong tiếng Việt là gì?

  1. Kiến thức chung

Từ khóa: 

kiến thức chung

Đơn vị tiếng trong tiếng Việt có 3 đặc trưng cơ bản: • Đặc trưng 1: Tiếng trùng âm tiết trùng hình vị - hình tiết:  Trong tiếng Việt, giữa hình vị và âm tiết có 1 mối tương quan rõ rệt, mà nói đúng hơn, có một sự tương ứng một đối một (tương ứng hoàn toàn) giữa hình vị và âm tiết.  Mỗi tiếng trong tiếng Việt, về mặt ngữ âm thì ứng với 1 âm tiết, về mặt ngữ pháp thì là 1 hình vị.  Tiếng trong tiếng Việt không phải hình vị bình thường, nó là 1 hình tiết. Trong ngôn ngữ khác, sự trùng lặp giữa đơn vị ngữ âm và ngữ pháp cũng có, nhưng chỉ dừng lại ở đơn vị từ. Với tiếng Việt, sự trùng lặp ấy lùi thêm 1 bậc nữa là đơn vị tiếng. Điều này là đặc trưng rất quan trọng của tiếng Việt. • Đặc trưng 2: Tiếng là đơn vị gốc có vị trí trung gian giữa hình vị và từ của các ngôn ngữ Ấn Âu  So sánh với ngôn ngữ Ấn Âu, tiếng không hoàn toàn giống từ mà cũng không hoàn toàn giống hình vị của các ngôn ngữ này. Tiếng là 1 loại đơn vị lưng chừng ở giữa.  Điều này khá rõ ràng trong trường hợp từ đơn của tiếng Việt: là đơn vị có 2 mặt: vừa có đặc trưng của đơn vị gốc – tiếng, vừa có đặc trưng của từ. Vd: ăn, học, ở, nhà , cửa…  Còn lại, những tiếng không tạo nên từ đơn thì vẫn có nét gần gũi với từ đơn tiết như trên chứ không tách biệt hoàn toàn với từ giống trong các ngôn ngữ Ấn Âu. Như vậy, tiếng là hình vị nhưng là 1 loại hình vị đặc biệt, chưa đối lập hẳn với từ: một số rất lớn thì còn là từ, số còn lại tuy không phải từ nhưng lại mang dáng dấp, phẩm chất, khả năng trở thành từ. • Đặc trưng 3: Tiếng là đơn vị tự nhiên, dễ nhận diện đối với người bản ngữ  Ở các ngôn ngữ Ấn Âu, từ là đơn vị tự nhiên, người bản ngữ nào cũng dễ nhận thức được. Hình vị trong các ngôn ngữ đó, ngược lại, là các đơn vị ẩn, khó nhận diện.  Trái lại, trong tiếng Việt, tiếng mới là đơn vị tự nhiên, dễ dàng nhận diện đối với người bản ngữ. Từ ghép phần lớn là đơn vị hậu kì, được sản sinh ra sau.  Chính vì 2 điều trên, dễ thấy, trong khi thuật ngữ “từ” trở nên rất thông dụng và thuật ngữ “hình vị” (morpheme) được ít người biết đến trong ngôn ngữ biến hình thì trong tiếng Việt, “tiếng”, “chữ” là đơn vị rất lâu đời và được dùng nhiều hơn cả.  Cũng từ đó, trong khi các nhà nghiên cứu ngôn ngữ Ấn Âu quan tâm nhiều đến hình vị thì các nhà nghiên cứu tiếng Việt lại băn khoăn đến đơn vị “từ”, biện pháp xác định từ, nhận diện từ… Từ các lý giải trên, có thể thấy, “tiếng” mới chính là đơn vị hiển nhiên hơn, cơ bản hơn tồn tại trong đầu óc người Việt.
Trả lời
Đơn vị tiếng trong tiếng Việt có 3 đặc trưng cơ bản: • Đặc trưng 1: Tiếng trùng âm tiết trùng hình vị - hình tiết:  Trong tiếng Việt, giữa hình vị và âm tiết có 1 mối tương quan rõ rệt, mà nói đúng hơn, có một sự tương ứng một đối một (tương ứng hoàn toàn) giữa hình vị và âm tiết.  Mỗi tiếng trong tiếng Việt, về mặt ngữ âm thì ứng với 1 âm tiết, về mặt ngữ pháp thì là 1 hình vị.  Tiếng trong tiếng Việt không phải hình vị bình thường, nó là 1 hình tiết. Trong ngôn ngữ khác, sự trùng lặp giữa đơn vị ngữ âm và ngữ pháp cũng có, nhưng chỉ dừng lại ở đơn vị từ. Với tiếng Việt, sự trùng lặp ấy lùi thêm 1 bậc nữa là đơn vị tiếng. Điều này là đặc trưng rất quan trọng của tiếng Việt. • Đặc trưng 2: Tiếng là đơn vị gốc có vị trí trung gian giữa hình vị và từ của các ngôn ngữ Ấn Âu  So sánh với ngôn ngữ Ấn Âu, tiếng không hoàn toàn giống từ mà cũng không hoàn toàn giống hình vị của các ngôn ngữ này. Tiếng là 1 loại đơn vị lưng chừng ở giữa.  Điều này khá rõ ràng trong trường hợp từ đơn của tiếng Việt: là đơn vị có 2 mặt: vừa có đặc trưng của đơn vị gốc – tiếng, vừa có đặc trưng của từ. Vd: ăn, học, ở, nhà , cửa…  Còn lại, những tiếng không tạo nên từ đơn thì vẫn có nét gần gũi với từ đơn tiết như trên chứ không tách biệt hoàn toàn với từ giống trong các ngôn ngữ Ấn Âu. Như vậy, tiếng là hình vị nhưng là 1 loại hình vị đặc biệt, chưa đối lập hẳn với từ: một số rất lớn thì còn là từ, số còn lại tuy không phải từ nhưng lại mang dáng dấp, phẩm chất, khả năng trở thành từ. • Đặc trưng 3: Tiếng là đơn vị tự nhiên, dễ nhận diện đối với người bản ngữ  Ở các ngôn ngữ Ấn Âu, từ là đơn vị tự nhiên, người bản ngữ nào cũng dễ nhận thức được. Hình vị trong các ngôn ngữ đó, ngược lại, là các đơn vị ẩn, khó nhận diện.  Trái lại, trong tiếng Việt, tiếng mới là đơn vị tự nhiên, dễ dàng nhận diện đối với người bản ngữ. Từ ghép phần lớn là đơn vị hậu kì, được sản sinh ra sau.  Chính vì 2 điều trên, dễ thấy, trong khi thuật ngữ “từ” trở nên rất thông dụng và thuật ngữ “hình vị” (morpheme) được ít người biết đến trong ngôn ngữ biến hình thì trong tiếng Việt, “tiếng”, “chữ” là đơn vị rất lâu đời và được dùng nhiều hơn cả.  Cũng từ đó, trong khi các nhà nghiên cứu ngôn ngữ Ấn Âu quan tâm nhiều đến hình vị thì các nhà nghiên cứu tiếng Việt lại băn khoăn đến đơn vị “từ”, biện pháp xác định từ, nhận diện từ… Từ các lý giải trên, có thể thấy, “tiếng” mới chính là đơn vị hiển nhiên hơn, cơ bản hơn tồn tại trong đầu óc người Việt.