Đặc sản Sá Sùng

  1. Nông nghiệp

Sá sùng đảo Minh Châu

https://cdn.noron.vn/2021/08/12/sasung-2b-1628748928.jpg

Người dân dùng Mai để đào Sá Sùng

Bạn đến Quảng Ninh mà chưa ra đảo Quan Lạn đã là tiếc. Nhưng ra đến đảo Quan Lạn mà chưa từng đi đào sá sùng và nếm những món ngon từ đặc sản “vàng ròng” này thì quả là một nỗi tiếc nuối khó mà bù đắp được. Con sá sùng còn được người xã đảo Quan Lạn, huyện Vân Đồn, Quảng Ninh gọi là con mồi, sái sùng hoặc sa trùng (con trùng trong cát).

Sá sùng có ở khắp các bãi triều ven biển từ thị xã Quảng Yên cho tới huyện Đầm Hà. Thế nhưng sá sùng ngon nhất phải kể đến 2 bãi triều Trước, Sau của Quan Lạn vì tại đây cát trắng, sạch, cho con sá sùng mình sáng màu. Đi đào sá sùng là một công việc khó khăn, gian khổ, đòi hỏi cả nhanh mắt và nhanh tay, là cả một nghệ thuật được những người phụ nữ (và một số ít đàn ông trong làng) tích lũy sau nhiều năm vác mai trên đầm bãi nắng chang chang.

10 lần đâm mai xuống đất, có khi 9 lần bỏ đi vì chỉ thu được bùn, cát hoặc một mẩu con sá sùng đã bị đứt đoạn. Những con này chỉ mang về nấu canh. Sá sùng con càng lớn, màu càng sáng và còn nguyên vẹn mới được lái buôn thu mua về sấy khô, phân phối.

Con sá sùng tươi dễ khiến người yếu bóng vía phát hoảng về hình thức bề ngoài. Thuộc loài thủy sinh, con sá sùng da trơn nhẫy, dài, thuôn, trông xa như con giun. Con lớn to bằng cỡ ngón tay cái người lớn. Người dân Quan Lạn kể có khi đào được sá sùng dài bằng cả gang tay. Đó là những ngày cực kỳ may mắn.

Ngư dân thường đào sá sùng khi nước biển xuống, đem về chế biến bằng cách phơi khô. Giá sá sùng thành phẩm rất đắt, vì kỹ thuật chế biến khá phức tạp, nếu làm không sạch sẽ có rất nhiều cát bên trong.

Sá sùng có thể dùng lúc còn tươi như: nấu canh, xào,… hay rang khô. Một số nơi bán phở truyền thống tại Hà Nội, thường dùng sá sùng để nấu chung với xương bò, để làm cho nước phở ngọt, thơm hơn.

https://cdn.noron.vn/2021/08/12/sa-sung-kho-1628749024.jpg

Sá sùng tươi: Sau khi bắt về, người ta đem rửa thật sạch đất cát, lộn ruột rồi đóng đá trong thùng xốp bảo quản, vận chuyển đi các nơi tiêu thụ (Thường gửi đi Hà Nội và Hải Phòng).

Sá sùng khô (Đây là cách làm phổ biến hiện nay): Sá sùng tươi đã lộn ruột được xếp đều lên các phản, sau đó đem phơi ở trời nắng to, thường phải phơi từ 4-5 nắng mới đạt yêu cầu.

Tỷ lệ hao hụt sau khi phơi là: 15-16kg tươi được 1kg khô. Chính vì vậy mà giá bán sá sùng khô hiện nay khá cao, thường giao động từ 3,5 triệu đến 4 triệu đồng/1kg khô.

https://cdn.noron.vn/2021/08/12/sasung-5b-1628748962.jpg
https://cdn.noron.vn/2021/08/12/xtwm7345-1628748781.JPG

Từ điển thành ngữ tục ngữ-ca dao Việt Nam” (Việt Chương) cho rằng, “cán mai”, hay “cán cuốc” đều giống nhau, bởi chúng có thể được làm bằng “gỗ”, hoặc “loại tre đặc ruột”. Ông phân tích: “Dốt đặc cán mai. (Thành ngữ) Mai: Dụng cụ gồm một lưỡi sắt nặng to và phẳng, tra vào cán dài, dùng để đào, xắn đất. Cũng như cán cuốc, cán mai xúc đất cũng phải dùng loại gỗ thật chắc, hoặc loại tre đặc ruột, như vậy mới đủ sức chịu đựng được vật nặng, và tránh được tai nạn cho người sử dụng vì cán gãy bất ngờ. Người dốt đặc cán mai là người hoàn toàn ngu dốt. Có thể nói là đần độn, ngu si”.

Từ khóa: 

nông nghiệp